Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

28 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 8685)
dailetuongniem

KHÔNG AI CÓ THỂ TẨY XÓA ĐƯỢC 
SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ
Trần Quang Diệu

Kính thưa công luận,

Hoàng Nguyên Nhuận là bút hiệu của ông Hoàng Văn Giàu, chủ tịch đoàn Sinh viên Phật tử Thừa Thiên - Huế năm 1963 chống lại chính sách đàn áp Phật giáo của anh em nhà họ Ngô. Ông đã sát cánh bên cạnh các nhà sư Phật giáo từ đầu tới cuối về Pháp nạn năm 1963.

Sau khi vượt biên ra hải ngoại, một trong những vị sư mà ông Hoàng Nguyên Nhuận thường liên lạc mật thiết, thì đó là H.T Thích Mãn Giác, Phó viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài gòn trước năm 1975.

Ông Hoàng Nhuận đã viết:

“Năm 2003, trên bàn thờ trong lễ kỷ niệm 40 năm [1963-2003] PG nhập cuộc (tại chùa Phật Giáo Việt Nam, Los Angeles), người ta thấy có di ảnh của ông bà Trần Văn Chương, nhưng ít ai biết là đầu năm 1980, Bà Ngô Đình Nhu đã sai trưởng nam Ngô Đình Trác qua Mỹ tìm cách tiếp xúc với Thầy, xin Thầy hỷ xả cho cái tội gia đình Bà đã làm khổ mấy Thầy, và xin Thầy nhân lễ Vu Lan gia tâm cầu siêu cho thân sinh và cầu an cho gia đình Bà. (HNN)”. (*)

Chúng ta biết rằng, bất cứ lúc nào, ở đâu, chùa nào cũng vậy, một khi di ảnh những người quá cố được trang trí để thờ tại một ngôi chùa nào thì nhất định nó phải do thân nhân đang còn sống mang đến thưa gởi vào chùa, và xin các vị sư trụ trì, giám viện ở đó cầu nguyện giùm cho. Đó là một nguyên tắc vô cùng thông thường.

Cho nên, di ảnh của hai ông bà Trần Văn Chương, song thân của bà Trần Lệ Xuân mà có thờ tại chùa là phải do thân nhân, con cháu mang đến nhờ thầy, để rồi “đêm đó thầy đã khai chuông…” là điều cực kỳ dễ hiểu.

Quần chúng có quyền dựa trên yếu tố, một khi bà Ngô Đình Nhu đã chính thức lên tiếng với dư luận truyền thông về nghĩa cử khi đã về tuổi xế chiều: “xin lỗi linh hồn thầy Thích Quảng Đức…”. Vậy, chắc chắn sẽ không ai lấy làm ngạc nhiên về việc bà đã sai con là Ngô Đình Trác mang di ảnh của ông bà Ngoại (Cụ ông và Cụ bà Trần Văn Chương) đến nhờ Thầy… cầu nguyện và xin thờ tại đó (Chùa).

Kính thưa quý vị,

Chúng ta có thể hình dung, Ngô Đình Trác một khi bồi hồi (?) mang di ảnh của ông bà Ngoại, do mẹ dạy bảo lúc đến gặp nhà sư Thích Mãn Giác thì Trưởng Nam của bà Trần Lệ Xuân nầy đương nhiên không thể là một tượng đá vô hồn vô cảm. Ấy thế, với đoạn: “xin Thầy hỷ xả cho cái tội gia đình Bà đã làm khổ mấy Thầy, và xin Thầy nhân lễ Vu Lan gia tâm cầu siêu cho thân sinh và cầu an cho gia đình Bà.” là cung cách, là nghi biểu đã làm cho thầy không thể không “khai chuông”. Vì vậy, những ông bà hoài Ngô nào cảm thấy không ưng ý, không tin thì kệ các vị. Kỳ dư, năm 1963 chế độ Ngô Đình Diệm đã ra tay đàn áp khốc liệt vào Phật giáo Việt Nam, “làm khổ quý thầy”; làm cho gần chục vị tu sĩ PG lúc bấy giờ đã phải tự thiêu, trong đó có Hòa Thượng Thích Quảng Đức là những thực tế đã diễn ra trước hàng triệu chứng nhân (đồng bào ở Nam Việt Nam) từ 50 năm trước, và, cho đến một ngày mà quả địa cầu này đến hồi tan vỡ?

-Sự thật như thế sẽ không bao giờ, và không ai có thể làm được chuyện tẩy rửa để nhằm phủi tay đối với lịch sử được cả.

(*) http://www.sachhiem.net/HOANGNN/Hoang36_nhothay.php

Trần Quang Diệu

(Người gửi bài: TS. Huỳnh Tấn Lê, DPA, Trường ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn)






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2018(Xem: 5373)
15 Tháng Năm 2017(Xem: 5881)
10 Tháng Chín 2015(Xem: 7599)
Sự kiện Phật đản là tên gọi khác phổ biến của Biến cố Phật giáo năm 1963, là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội có liên quan mật thiết đến Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ độc tài - gia đình trị Ngô Đình Diệm(1), mà cộng đồng quốc tế hay đề cập bằng cái tên Buddhist crisis(2) of South Vietnam.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 7305)
Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ Ngọ ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…
27 Tháng Mười 2014(Xem: 10676)
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 9987)