Lời Phát Biểu Của Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính

27 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 7758)

LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013)
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN

LỜI PHÁT BIỂU
CỦA CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH

tuongniembotatquangduc-santaana_36_0-content

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ VỊ PHÁP THIÊU THÂN QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT

 

Kính bạch Giác linh Bồ Tát,

Kính bạch Chư tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa và Chư đại đức Tăng

Kính bạch Quý Ni Trưởng, Quý Ni sư và Chư Đại đức Ni,

Kính thưa Quý Đồng Hương và Quý Phật Tử,

Kính thưa Chư Liệt vị,

Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách MạngTháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.

Cách đây nửa thế kỷ, giữa Thủ Đô Sài Gòn của Miền Nam Việt Nam, bằng tinh thần bất bạo động, đại hùng, đại lực, đại từ bi và vô úy của Đạo Phật, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự nguyện thiêu thân hy sinh vì quê hương, vì dân tộc, vì sự tồn vong của Đạo pháp và tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các Tôn giáo trước chính sách phân biệt, kỳ thị và đàn áp các tôn giáo dân tộc của chế độ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các anh em của ông độc tài lãnh đạo.

Ngọn lửa thiêng hùng tráng, từ bi cùng Trái Tim Bồ Tát bất diệt của Ngài đã đưa hình ảnh Ngài vào bất tử. Cùng hình ảnh của biết bao vị Tăng Ni, Phật tử, chư Thánh tử vì Đạo, noi gương Bồ Tát Quảng Đức đã thắp lên những ngọn lửa thiêu thân cúng dường Tam bảo, từ bi hy sinh nguyện xóa tan vô minh, mong chấm dứt cảnh tôn giáo nghìn đời của dân tộc bị đàn áp, bị đối xử bất công, kỳ thị; cho Đạo pháp được trường tồn và song hành cùng dân tộc. Những hình ảnh ấy muôn đời đã và sẽ khắc ghi sâu sắc trong ký ức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam; của những người dân Việt Nam sống có lý trí, có ý thức cội nguồn dân tộc và của cả nhân loại trên thế giới.

Cuối cùng, sự hy sinh của các Ngài chính là những ngọn đuốc hòa bình để thức tỉnh nhân tâm, soi sáng chính nghĩa tình tự dân tộc, để từ đó, như một hệ quả tất yếu sau khi chế độ gia tăng chuỗi đàn áp, tấn công ồ ạt vào đại khối quần chúng suốt mùa Pháp Nạn 1963, quân và dân miền Nam – khi niềm tin và sự ủng hộ chính quyền đã bị chính chính quyền phản bội – đã đứng lên trong cuộc Cách Mạng tháng 11 năm 1963 xóa tan chế độ đã phản bội dân tộc, tự mình đã gây thù chuốc oán, đánh mất lòng dân.

Nửa thế kỷ đã đi qua, nguyện cầu ngọn lửa thiêng hùng tráng, từ bi của Bồ Tát Thích Quảng Đức cùng các hy sinh cao cả của chư Thánh tử Đạo Phật Giáo Việt Nam sẽ mãi soi đường dẫn lối cho Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tiếp đi trên con đường bảo vệ và hoằng dương chánh pháp, phụng sự chúng sanh; vì tiền đồ của Đạo Pháp,vì tương lai của Dân Tộc và Quê Hương.

Kính mong Pháp thân Bồ Tát và Giác linh chư Thánh tử Đạo thùy từ chứng giám!

NAM MÔ VỊ PHÁP THIÊU THÂN QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT

MA HA TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2018(Xem: 5345)
15 Tháng Năm 2017(Xem: 5845)
10 Tháng Chín 2015(Xem: 7545)
Sự kiện Phật đản là tên gọi khác phổ biến của Biến cố Phật giáo năm 1963, là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội có liên quan mật thiết đến Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ độc tài - gia đình trị Ngô Đình Diệm(1), mà cộng đồng quốc tế hay đề cập bằng cái tên Buddhist crisis(2) of South Vietnam.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 7264)
Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ Ngọ ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…
27 Tháng Mười 2014(Xem: 10638)
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 9960)