Chương 3: Gia Thế Và Thời Thơ Ấu Của Hòa Thượng Đôn Hậu

10 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10992)

NHƯ ÁNG MÂY BAY
Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng
THÍCH ĐÔN HẬU

Đệ tử Tâm Đức phụng sọan
Thất chúng môn đồ ấn hành 2010 USA

QUYỂN HAI:
HÒA THƯỢNG ĐÔN HẬU (1905-1992)
VÀ PHONG TRÀO PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO


Chương 3: Gia Thế Và Thời Thơ Ấu Của Hòa Thượng Đôn Hậu

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu pháp danh Trừng Nguyên, pháp tự Giác Thanh, hiệu Đôn Hậu, thuộc đời thứ 8, thiền phái Liễu Quán, thế danh là Diệp Trương Thuần. Hòa thượng sinh ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tý (16-2-1905) tại làng Xuân An, tổng An Đôn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Tỉnh Quảng Trị phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông là biển Đông Hải, phía tây là dãy Trường Sơn và nước Lào, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên. Thị xã Quảng Trị cách Hà Nội 570 km, cách Huế khoảng 62km, cách Sài Gòn hơn 1000km. Theo thống kê và phân bố hành chánh, tỉnh Quảng Trị hiện nay gồm 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị, 7 huyện (quận), 67 thôn xã, diện tích 4,692 km vuông, dân số 557,121 người.

Thị xã Đông Hà diện tích 76.26 km2, dân số 66,470 người.

Thị xã Quảng Trị diện tích 5.28 km2, dân số 15,487 người.

Huyện Vĩnh Linh diện tích 626.23 km2, dân số 90,142 người.

Huyện Gio Linh diện tích 481.67 km2, dân số 70,142 người.

Huyện Cam Lộ diện tích 351.99 km2, dân số 41,580 người.

Huyện Triệu Phong diện tích 350.90 km2, dân số 102,710 người.

Huyện Hải Lăng diện tích 498.72 km2, dân số 96,059 người.

Huyện Hương Hóa diện tích 1,179.97 km2, dân số 48,608 người.

Huyện Đa Krong diện tích 1,020.95 km2, dân số 15,917 người.

(Xem Lê Quang Tiềm: Quảng Trị Địa Lý đăng trong Kỷ Yếu Quảng Trị, 2000 tr. 94-97)

Huyện Hải Lăng, theo Phủ Biên Tạp Lục (1760) của Lê Quí Đôn gồm có 5 Tổng: Hoa La, An Thư, An Dã, Câu Hoan, An Khương.

Tổng Hoa La gồm các xã Hồng Khê (nay là Bích Khê), Nãi Diễn, Tả Hữu, Hậu Lễ, Cổ Bưu, Phù Lưu, Dư Triều, Hậu Lễ, Long Hưng, Vệ Nghĩa, Xuân An, Vạn Long, Nà Nẫm.

Tổng An Thư gồm xã Mỹ Chánh, Hội Kỳ.

Tổng An Dã gồm các xã An Trung, Đại Hòa, Quảng Điền, Vũ Thuận, An Lệ, Nhị Giáp, Duy Hòa, Giáo Liêm, Phụ Tài, Thanh Liêm, Quảng Lượng, Hiền Lương, Hàn Xá, Trúc Đang.

Tổng Câu Hoan gồm các xã Trường Sinh, An Phúc, Hà Lộc, Lương Phúc, Miên Trạch, Đỗ Phùng.

Tổng An Khương gồm các xã: An Khang, Đại Nại, Trà Lộc, La Duy, Hương Vân, Anh Hoa, Tam Hữu, Duân Kinh, Thi Ông, Thượng Xá, Trâm Lý, Xuân Lâm, Mai Lộc, Phú Xuân, Mai Hoa, Mai Đàn, Thượng Thôn.

Huyện Đăng Xương (Triệu Phong) gồm có 5 Tổng: An Phúc, An Lưu, An Cư, An Đôn, An Lạc.

Tổng An Phúc gồm các xã: An Phúc, Hòa Viên, Diên Phúc, Kim Giáo, Kim Lung, Đan Quế, Hội Yên, Đà Nghị, Ba Đu, Phúc Kinh, Thượng An, Đôn Điềm, Thâm Khê, Mỹ Thủy, Tân An.

Tổng An Lưu gồm các xã: An Lưu, Hương Liệu, Thượng Trạch, An Phủ, An Trụ, Đồng Bào, Tài Lương, Thanh Lê, Mỹ Khê, Xuân Dương, Trung An, Phú Hải, Phú Toàn, Ba Lăng, Văn Phong, Gia Đẳng, Thuận Đầu, An Bôi, Tân An, Ngô Xá Đông, Ngô Xá Tây.

Tổng An Cư gồm các xã: An Cư, Bồ Bản, Hà Bá, Linh An, Đang Long, Lai Phú, Lễ Truyền, An Trạch, Nho Lý, Lưỡng Toàn,, Hạo Ly, Như Liễu, Mỹ Lộc, Tân Định, An Việt, Phúc Lê, Tường Vân, Văn Tường, An Tục, Phụ Lũy, Khang Vĩnh, An Toàn, Tân An.

Tổng An Đôn gồm các xã: An Đôn, Thượng Phúc, Phúc Toàn, Phù Áng, Trà Lễ, Lại Phúc, Vân An, Hà Xá, Đại Áng, Lập Thạch,, Phương Lương, Phú An, Lăng Phúc, Điếu Ngao, Đông

Hà, Đông Vu, Y Bích, Bạch Câu, Cây Khế, Giang Hiếu, Hà Xá, Thiết Trường, Tử Chính, Thiết Tường, Hà Phường, Sơn Trạch, Đơn Hàng, An Trang, Ngũ Giáp.

Tổng An Lạc gồm các xã: An Lạc, Phả Lại, An Bình, Phú Ngạn, Trúc Khê, Nhật Lệ, Thuận Đức, Lâm Lang, Phi Hưu, An Thịnh, Bào Đá, Trung Bác, Phả Lại, An Xuân, Phúc An, Khang Mỹ, An Bình, Khang Thái, Tân An, Ba Xuân, Cây Lúa, Bái Sơn, Thiết Trường, Cam Lộ, Thiên Xuân, Bố Chính, Quật Xá, An Sát.

namb-quangtriQuảng Trị có những địa danh quan trọng: Động Cồn Tiên nằm trên ngọn đồi cao thuộc quận Gio Linh. Chiến khu Tân Sở thuộc vùng Cùa, huyện Cam Lộ được Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết xây dựng chuẩn bị chống Pháp. Ái Tử thuộc quận Triệu Phong, căn cứ đầu tiên của chúa Nguyễn Hoàng trên đường Nam Tiến, trên quốc lộ 1 cách thị xã Quảng Trị chừng 4 km. Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang gần chân núi Trường Sơn, thuộc làng Ái Tử, Quận Triệu Phong, được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa Thiền Tâm ở xã Đầu Kênh, huyện Triệu Phong do vua Thái Tông xây dựng, vua Minh Mệnh trùng tu. Chùa Long Phúc ở phường An Định, huyện Gio Linh trước làm miếu thờ Thái Tổ, vua Minh Mạng đổi làm chùa, cấp 10 mẫu ruộng và 3 người từ phu lo săn sóc. Chùa Cổ Trai ở xã Cổ Trai, huyện Vĩnh Linh, quê hương của Hiếu Khang hoàng hậu. Sau khi hoàng hậu qua đời dân trong làng lập miễu thờ, vua Minh Mạng đổi làm chùa. Đền Thờ Đức Mẹ La Vang cuối thế kỷ 18, cách thị xã Quảng Trị 4km, cách Huế 58km.

Về hình thể, Quảng Trị phía đông đồng bằng hẹp, phía tây là núi rừng Trường Sơn chiếm hơn hai phần ba diện tích đất đai. Từ bắc xuống nam có những ngọn núi Đông Châu cao 1,254m, Động Voi Mệp 1,701m, Động Tou Troen 928m, Động Ca Lư 710m, Phou Nhoi 690m, Giang Gro 771m, Ta Laou 821m, Cây Tre 485m, Động Bà Lê 1,102m. Những sông chính của tỉnh Quảng Trị là sông Bến Hải, sông Cam Lộ và sông Thạch Hãn. Sông Bến Hải dài 75km phát xuất từ dãy Trường Sơn chảy ra biển ở Cửa Tùng. Sông Thạch Hãn hay sông Hàn, sông Quảng Trị phát xuất từ dãy Trường Sơn chảy qua quận Triệu Phong, đến quận Hương Hóa và Cam Lộ rồi đổ ra Cửa Việt. Phía tả ngạn có sông Hiếu Giang, Vĩnh Phước, Ái Tử. Hữu ngạn có sông Vĩnh Định. Sông Cam Lộ còn gọi là sông Bồ Điền, là con sông đào, nối sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Ngoài ra tỉnh Quảng Trị cón có những con sông nhỏ như Rào Quán, D Krong, Rào Vịnh, Mỹ Chánh, Nhung Giang, Trịnh Hin.

Bờ biển Quảng Trị dài khoảng 60km, bãi biển bằng phẳng, ngoại trừ vùng Cửa Tùng lởm chởm đá. Khí hậu Quảng Trị khá khắc nghiệt, với hai mùa mưa nắng. Mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7, có gió Lào thổi về rất oi bức. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2, chịu ảnh hưởng gió bắc đổ xuống ào ạt gây lụt lội. Từ tháng giêng đến tháng 2 mưa phùn, gió lạnh.

Quốc lộ 1 và 9 là đường giao thông với các tỉnh khác. Quốc lộ 9 chạy từ Savannakhet qua Lao Bảo, Quảng Trị đến biển Đông Hải. (Xem Tiến sĩ Lê Đình Cai: “Đi Tìm Hình Ảnh Quảng Trị qua Ô Châu Cận Lục và Đại Nam Thống Nhất Chí” đăng trong Kỷ Yếu Quảng Trị, 2000, tr. 9-18)

Khi Nhà Đường cai trị Trung Quốc (618-907), đất Giao Châu trở thành đô hộ phủ, giáp giới Diễn Châu (Nghệ An ngày nay). Đất Quảng Bình Quảng Trị thuộc Lâm Ấp. Năm 931 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dành lại độc lập sau hơn 1000 năm bị đô hộ, thiết lập triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.

Năm 1069 vua Lê Thánh Tôn dẫn binh đánh Lâm Ấp bắt được Chế Củ. Chế Củ dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chánh (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Năm 1301 vua Trần Nhân Tông muốn thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước Chiêm Thành (Lâm Ấp) và Đại Việt đã gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Vua Chiêm dâng hai châu Ô, Rý (Lý) để làm sính lễ. Châu Ô về sau đổi thành Thuận Châu gồm quận Triệu Phong, Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, quận Phú Lộc và Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Châu Rý sau đổi thành Hóa Châu gồm quận Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.

Dưới thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, mùa đông năm Bính Ngọ (1558) Thái Úy Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng cùng gia tộc và một số binh lính gốc Thanh Hóa, Nghệ An và một số sĩ phu xuống thuyền xuôi Nam trấn đất Thuận Hóa. Sau ba ngày đến cảng Cửa Việt, ngược dòng sông Thạch Hãn, dừng chân tại sông Ái Tử, nay thuộc xã Triệu Ái, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, được quan quân và dân chúng các làng xã lân cận nghênh tiếp. Thôn Ái Tử gắn liền sự nghiệp vĩ đại của Nhà Nguyễn trong suốt hơn 300 năm.

Quảng Trị là cái nôi của phong trào Cần Vương chống Pháp của Việt Nam Quốc Dân Đảng, của Đại Việt Cách Mạng Đảng, của Đông Dương Cọng Sản Đảng. Dân Quảng Trị từng chịu đựng nhiều cảnh thương hải tang điền. Cầu Bến Hải ở Hiền Lương phủ Vĩnh Linh, là ranh giới giữa hai miền Bắc Nam sau Hiệp Định Genève. Hàng nghìn dân chúng Vĩnh Linh phải bỏ nơi chôn nhau cất rốn di cư vào thị xã Quảng Trị năm 1954. Năm 1965 hàng rào điện tử McNamara trải dài từ Cửa Việt dọc theo sông Hiền Lương đến tận biên giới Lào Việt, vùng oanh kích tự do. Dân chúng Trung Lương phải di tản vào thị xã Cam Lộ. Năm 1972, những trận đánh tàn khốc dữ dội xảy ra dọc theo quốc lộ 9, trên 300,000 người nối đuôi nhau trên quốc lộ 1 từ Đông Hà đến Mỹ Chánh được mệnh danh là Đại Lộ Kinh Hoàng trong những ngày 25, 26, 27 tháng 4 năm 1972 làm mồi cho bom đạn.(Xem Lê Hữu Thăng: Quảng Trị Trong Tiến Trình Phát Triển và Xây Dựng Đất Nước, đăng trong Kỷ Yếu Quảng Trị, 2000 tr. 54-61)

Thân phụ của Hòa Thượng Đôn Hậu là cụ Diệp Văn Kỷ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Cựu, mất sớm khi Hòa Thượng vừa lên 9 tuổi. Cụ Diệp Văn Kỷ là một thầy thuốc bắc nổi tiếng trong vùng. Cụ còn là Phổ Trưởng Phổ Liên Trì. Tuy nhà thanh bạch nhưng đạo đức, có lòng giúp người nghèo khó. Người trong vùng khi đau yếu đến nhờ cụ chữa trị, không có tiền mua thuốc, cụ vẫn vui lòng bốc thuốc cho họ mà không lấy tiền. Nhà của cụ ở gần bờ sông, nơi bà con trong vùng thường đắp mộ hai bên bờ. Khi nước lụt, nhiều ngôi mộ bị lở, xương người chết lộ ra mà không ai thâu lượm. Cụ thường đi nhặt những xương cốt ấy bỏ vào hũ đem chôn ở nơi cao hơn. Dân chúng trong vùng mến mộ cụ qua những hành động phước đức này. Cụ Diệp Văn Kỷ về sau xuất gia học Phật với tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với tổ Tâm Truyền, được ban pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An, Quảng Trị và kế thế trú trì chùa sắc tứ Tịnh Quang, Quảng Trị. Cụ rất giỏi nghi lễ. Trong giới đàn tại Đà Nẵng, khi Hòa thượng Trí Thủ thọ đại giới, cụ được mời làm tôn chứng A xà lê.

Cụ Diệp Văn Kỷ trước khi xuất gia, có hai đời vợ: Vợ thứ nhất sinh được người con trai tên là Diệp Văn Hùng. Diệp văn Hùng lập gia đình có 4 con: 3 trai, 1 gái. Con trai đầu là Diệp Tâm Hoa, con trai thứ hai là Diệp Tâm Khai, về sau là Hòa thượng Trí Ấn, hiệu Nhật Liên, thành viên của Hội Đồng Trưởng Lão thuộc Viện Tăng Thống, Giáo Hội PGVNTN, con trai út là Diệp văn Thuận. Con gái thứ ba là Diệp thị Chương lập gia đình với Mai Tôn Nghiêm, người có công xây cất khu chợ Nha Trang và bến tàu Nha Trang.

Người vợ thứ hai tên là Nguyễn thị Cựu sinh được 4 người con, 1 gái 3 trai. Con gái đầu tên là Diệp Thị Tý, lấy chồng sinh được 1 người con gái tên là Từ Thị Thí. Chồng mất sớm. Bà Từ Thị Thí hiện ở Đông Hà lấy chồng sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái. Chồng mất sớm, bà Từ Thị Thí đi kháng chiến, không được kết nạp vào đảng cọng sản vì là con cháu của Hòa Thượng Đôn Hậu. Người con trai thứ nhất tên là Diệp Trương Thuần, sau xuất gia pháp danh Trừng Nguyên, hiệu Đôn Hậu. Người con trai thứ hai tên là Diệp Trương Cẩn, thường gọi là ông Thọ, qui y, pháp danh Trừng Hộ. Lập gia đình, có hai đời vợ:

Vợ cả có 3 gái, 1 trai. Con gái đầu tên là Diệp thị Thoại năm 1956 thành hôn với ông Trần Tường Châu, đệ tử của Hòa

Thượng Đôn Hậu. Gia đình định cư tại Mỹ. Người con gái thứ hai tên là Diệp Bích Thủy lấy chồng làm bác sĩ. Người con gái thứ 3 tên là Diệp Thúy Nga, hiện ở Denver, Hoa Kỳ. Người con trai út tên là Diệp Thanh Trúc, đi tu theo thầy Nhất Hạnh, hoạt động cho trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, đã cùng 5 huynh đệ thọ nạn trong vụ trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội bị tấn công năm 1966.

Vợ kế có 2 người con, 1 trai, 1 gái. Con trai tên là Diệp Văn Trúc hiện ở Long Khánh, con gái tên là Diệp thị Chanh mới qua đời.

Cụ Diệp Văn Kỷ có lập một ngôi chùa ở làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cách chùa Long An chừng 5 km ở hướng nam. Hòa Thượng Đôn Hậu về sau có mua một ngôi chùa tên là chùa Đông An, thôn Xuân An, xã Dương Biều, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày nay đổi là thôn Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa Đông An sau được đổi tên thành Long An (ghép từ chữ Long Hưng với Xuân An). Hòa thượng chỉ mua chùa chứ chưa được mua đất, vì vậy hàng năm phải đóng tiền thuê đất cho làng Dương Biều, cho mãi đến năm 1943 (năm Quí Mùi) mới mua được đất.

Chùa Long An có thời do ni sư Diệu Lý đến bảo quản. Chùa hiện nay thầy Hải Tạng làm trú trì, được trùng tu đại qui mô, trở thành một ngôi chùa trang nghiêm, một di tích lịch sử có phong cảnh đẹp tại Quảng Trị.

Năm 1985, đại đức Thích Hải Tạng, đệ tử của Hòa Thượng Đôn Hậu, vâng lệnh thầy về Quảng Trị bảo quản chùa Long An. Ngày 14 tháng 4 năm 2007 đại đức khởi công đại trùng tu chùa được sự chứng minh của Hòa Thượng Thích Nhật Liên, thành viên Hội Đồng Trưởng Lão, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cháu ruột gọi Hòa Thượng Đôn Hậu bằng chú ruột. Công việc trùng tu chùa Long An được trình bày trong Cẩn Bạch Thư:


Chùa Long An Xã Triệu Thượng,

Huyện Triệu Phong
Tỉnh Quảng Trị
ĐT: 0988.853560 * 0533.828257




Phật lịch 2550
Quảng Trị Ngày 14 tháng 4 năm 2007


CẨN BẠCH THƯ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch: Chư Tôn Đức Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni

Kính thưa: Quý liệt vị Phật Tử, Thiện hữu tri thức xa gần:

Chùa Long An là một di tích lịch sử, kỷ niệm nơi sinh trưởng của đức đại lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, đệ tam Tăng Thống GHPGVNTN.

Chùa nằm trên bờ phía bắc dòng sông Thạch Hãn, địa danh nổi tiếng của một thời lửa đạn kinh hoàng trên quê hương Quảng Trị trong chiến trận 1972.

Năm 1985, khâm thừa tôn ý của Hòa Thượng Bổn Sư, chúng con về đảm nhận chùa Long An, khi ấy chỉ là một khu vườn còn đượm vẻ tiêu điều với ngổn ngang hố hầm bom đạn. Mái chùa xưa chỉ còn là một căn nhà nhỏ được che lợp tạm để thờ trí tôn tượng đức Bổn Sư và chư Tổ cùng các hương linh tiền bối.

Năm 1986, chúng con mua lại một liếp nhà cũ đưa về dựng tạm lên làm chùa để có nơi lễ bái, tu học cho tăng chúng trong chùa và các Phật tử tại địa phương. Từ đó đến nay, chúng con vẫn luôn luôn mong mỏi làm sao có đủ duyên lành, để dựng lại một ngôi chùa tương đối khang trang, tương xứng với tầm cỡ của một ngôi Chùa Tổ đã có lịch sử hàng trăm năm, dù chỉ là khiêm tốn. Nhưng mãi đến nay, ngôi chùa được làm tạm đã bị dột nát, gãy đổ nhiều nơi. Trong khi đó chùa Long An lại nằm ở vị trí ven sông, thuộc vùng trũng thấp, thường trực tiếp hứng chịu thiên tai bão lũ, nên chúng con đã phải thường xuyên lo lắng vào mỗi lần nghe tin bão đến, lũ về.

Kính bạch chư Tôn Đức,

Kính thưa liệt quý vị:

Giờ đây, nhìn lại 20 năm về bám trụ tại một làng quê nơi tỉnh lẻ, nhiều khi chúng con không khỏi ngậm ngùi, buồn tủi vì quá đỗi gian truân! Trừ những tấm lòng thương yêu, quí mến của những người dân quê, tuy nghèo khó về nhiều mặt, nhưng lại rất giàu niềm tin Tam Bảo, luôn luôn gắn bó với chùa; còn lại, chúng con đã phải đối mặt với không biết bao nhiêu chướng duyên, nghịch cảnh mà nhiều lúc gần như nghiệt ngã, đến phải than thầm:

Gió sớm hắt hiu cùng đất mẹ

Mưa chiều tê tái với non thiêng.

Nghiệp vận đạo đời, âu đành phận,

Sinh tử buồn vui, một lời nguyền!

Thế nhưng, với thời gian, cái gì rồi cũng qua đi. Duy chỉ có một tấm lòng với đạo pháp, với quê hương và nhất là đối với Hòa Thượng Bổn Sư thì vẫn còn đó, vẫn luôn luôn canh cánh, trở trăn... Và, cứ mỗi lần nghĩ lại sự kỳ vọng của Tôn Sư, khi đưa chúng con về làm Phật sự trên quê hương của Ngài, thì bao nỗi ước mong lại càng thêm ray rứt!

May thay, ngày nay có lẽ cơ duyên đã đến, thể theo nguyện vọng trong Đơn Trình của chúng con ngày 14-11-2006, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn thư phúc đáp, đồng ý cho chùa Long An được nâng cấp, trùng tu. Thế là một ước nguyện mà đã suốt 22 năm trời chúng con đã từng hoài bão, kể từ khi đặt chân đến vùng đất Quảng Trị khó nghèo đã có cơ may thực hiện! Sau khi thỉnh ý và được sự tùy hỷ của chư Tôn Đức cùng quí huynh đệ trong tông môn, lễ động thổ khởi công trùng tu tôn tạo chùa Long An đã được tổ chức vào ngày Kỷ Hợi - ngày 18 tháng tháng Giêng năm Đinh Hợi tức là ngày 6 tháng 3 năm 2007.

Trong niềm vui mừng quyện lẫn với bao nỗi lo âu, chúng con mạo muội viết bức thư này cẩn bạch cùng chư Tôn Đức, pháp hữu gần xa... để mong được tỏ lòng tùy hỷ, nâng đỡ cho chúng con trong Phật sự lớn lao này. Chúng tôi cũng rất trông mong sẽ được đón nhận những nghĩa cử cao đẹp của quí liệt vị Phật tử và chư vị thiện hữu tri thức, đồng bào giàu truyền thống tâm linh Đất Việt đang âm thầm phát bồ đề tâm, hành bồ tát hạnh để hộ trì cho quê hương và đạo pháp.

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo chứng minh và gia bị chư Tôn Đức cùng quí liệt vị thân tâm thường an lạc, hội đủ thắng duyên để thành tựu quả vị bồ đề.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát

58

HT. Thích Nhật Liên Tỳ kheo Thích Hải tạng



 namb-cualongan-1
Chùa Long An ngày nay, nhìn thẳng
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3 năm 2009)
namb-chualongan-2
Chùa Long An, nhìn xéo
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3 năm 2009)

 13
Ngôi tháp thờ HT Thanh Truyền và những ngôi mộ gia đình
nằm bên phía tay trái của chùa
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3 năm 2009)
12
Ngôi Nhà Tổ
Di ảnh Hòa Thượng Đôn Hậu, đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3 năm 2009)
15
Tam quan chùa Long An với Thầy Trú Trì Thích Hải Tạng
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3 năm 2009)
14
Tháp chuông trước sân chùa Long An
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3, năm 2009)
 16
Sông Thạch Hãn trước chùa Long An
(Ảnh chụp ngày 20 tháng 3 năm 2009)
17
Chùa Linh Quang hiện nay không có thầy Trú Trì
tại thôn Trung Kiên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Nếu đi dọc theo bờ sông phía tay trái cách chùa Long An độ chừng 500m sẽ đến thôn Trung Kiên, sinh quán của Hòa Thượng Trí Thủ, cố Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội PGVNTN, của đại lão Hòa Thượng Hải Đức, Hòa Thượng Diệu Hoằng, Hòa Thượng Kim Tiên, Hòa Thượng Giác Lâm, nơi có từ đường dòng họ Nguyễn của Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Hải Đức, từ đường dòng họ Hồ của Hòa Thượng Tâm Tịnh, nơi có chùa Linh Quang với bài thơ Nhớ Làng của Hòa Thượng Trí Thủ. Trước chùa có hồ sen. Chùa bây giờ là trụ sở của Khuôn Hội, không có người cư trú, không có thầy trú trì mặc dầu thôn Trung Kiên nổi tiếng là cái nôi của hàng tăng ni. Đây là tình trạng chung hiện nay ở Việt Nam. Tăng ni nhiều nhưng không ai muốn sống ở thôn quê. Thôn quê Việt Nam, vùng Cao Nguyên bỏ ngỏ cho các phái bộ truyền giáo Thiên Chúa và Tin Lành.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn