Đóa Sen Việt Giữa Thiên Trời Vạn Hạnh - Kinh Tâm Thích Pháp Bảo

10 Tháng Chín 201200:00(Xem: 10585)


ĐÓA SEN VIỆT GIỮA THIÊN TRỜI VẠN HẠNH
Kinh Tâm Thích Pháp Bảo

Sau đại tạng phim của Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Châu do hãng phim Phật giáo Sen Việt thực hiện đầu năm 2009. Chúng tôi lại càng thắm thiết chân tình với đòan phim nhiều hơn. Họ chỉ biết chắp tay và lặng lẽ theo mọi thắng duyên để đến và đi trong mọi công tác duyên sự đạo nhiệm mầu.

doi_sen-contentTừng con người của Sen Việt là những hạt sen non giữa màu trời Vạn Hạnh. Hơn hai triệu đĩa phim DVD hôm nay, quý vị có được một cách hoan hỷ vậy là chỉ bằng “Nụ cười” của Sen Việt. Vì chỉ có nụ cười từ bi, nụ cười hoan hỷ, nụ cười cảm thông, nụ cười kết nối đạo tâm mới có thể sản xuất ra những thước phim vô giá, để lại dấu ấn của ‘Người’ trong vạn trái tim.

Sen Việt là hãng phim có may mắn gặp được Ân sư trong khoảng thời gian Ngài lặng im, như vô trụ như vô hành như vô lượng đạo nghiệp. Đức nghiệp là con đường kim chỉ nam mà bậc Thầy khai sáng cho bao thế hệ trưởng dưỡng và lớn lên trong vòng nôi của Gia đình Đức Dục, Phật Hóa Phổ, An Nam Phật Học Hội. Sen Việt cũng là một nhân tố bước qua vận mệnh mới là đem pháp âm của Ân sư đem ban phát khắp muôn Châu.

Họ làm việc như những tổ kiến, họ quay phim như những đàn chim đang bay, họ nói cười như những cánh sen tươi mát giữa đất Vạn Hạnh thiêng liêng. Chúng tôi đồng sự ở họ là như đàn hợp xướng dương cầm du dương, trầm thinh nhưng đầy nhuệ khí. Mỗi con người bước đến với Sen Việt trước tiên là hạnh cống hiến, hạnh học hỏi, hạnh cung kính.
Bằng việc làm cụ thể qua tuần làm công tác thu phát, biên tập, dàn dựng trong mùa Tang lễ của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu từ ngày 01/09 đến cuối ngày mai 08/09/2012 tại Thiền Viện Vạn Hạnh. Chúng tôi xin gởi gắm, chúc tụng : Sen non cuộn vào gốc mai già Tâm linh hồn việt sáng ngời nguồn chân

Hãy thốt lên, hãy ngậm ngùi để nhìn thấu chín bản tâm thực tại. Bắt đầu ngày Hòa thượng Viện chủ xả báo thân. Là ôi! Giọt lệ "ngấm ngầm" trong hơi thở của MC Lâm Ánh Ngọc, Nụ cười "tẻ nhạt" của Đạo diễn Điệp Văn và Bước chân "dửng dưng" của kỹ thuật An Khương, chan hòa lấy nhau và luôn làm tròn bổn phận từ tâm của mình, mới có thể hoàn thiện bản nguyện, hoài bão ngôi nhà Sen Việt vững chải mãi xứng là hương thơm của các loài hoa. Và sau đó Sen Việt lại tiếp nhận một căn phòng nhỏ hẹp để lên những thước phim Tang lễ, phóng sự công chiếu vươn ra tầm “thế giới động tâm” của mười phương cõi. Như họ đã lên đường cùng hướng với Vẻ Đẹp Phật Pháp, Đạo Phật Ngày Nay, Phật Tử Việt Nam để chiêm tinh và hậu sự cho Người Thầy có một rồi hai trong bản hùng ca các triều đại lịch sử.

“Sen Vàng Ngát Hương” được nhà làm phim ấn hành lần thứ nhì sau dịp mừng thọ tuế của Đức Đại lão. Cũng do các cận sự nam nữ của Sen Việt đã đến với nhau như một cánh tay biết làm, biết hỗ trợ, biết gọi mời lại gần bên nhau để thực hiện con đường đạo tâm vô biên của những người con Phật. Như Tăng Khải, Kim Đại, Quốc Công, Thu Thủy, Trường Nhân, Đặng Phong và song song ở cuối tận chân trời Phật tâm có Hòa thượng Thích Đạt Đạo, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thượng tọa Tâm Chơn, Thầy Thạch Thiện, Thầy Pháp Bảo cũng ít nhiều hiểu về sự nghiệp gieo trồng thiện căn lành của từng bước đi của Sen Việt.

Một tuần qua đi trong sự vội vàn của dòng người nô lệ thời gian nhưng đối với Sen Việt đã hoằng pháp hết lòng, am tường mọi việc của Đại viện Tang lễ. Họ đã chính thức dựng toàn tập Cuộc đời và đạo nghiệp Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, hơn 10 bản tin phóng sự đặc biệt dành cho những ánh mắt ở trời phương ngoại đang ở tận xa xôi mọi miền đất nước và toàn cầu.

Đang dốc lòng hướng niệm, tùy duyên đảnh lễ Ngài đệ nhị Pháp Chủ tâm linh của đàn hậu học cận đại xuyên suốt mọi thời gian và không gian. Chúng tôi đến với Sen Việt không phải để cầu vui, cầu thụ, cầu danh mà đến với Sen Việt là xem mặt mũi, bóng hình mình đã thân thương hay chưa? Vì ở nơi Sen Việt cũng chỉ là chiếc túi vải pháp lạc. Mong rằng sau khi được chắp cánh với đoàn phim trong mọi gian khó, lao nhọc vì thức hôm, thức trong hoa nở, chim hót, ngủ trong mưa pháp, hồi chuông thoáng ru. Nhưng không mỏi cánh, nhưng chưa bao giờ hối hả, như chưa từng bỏ cuộc. Mỗi lời nói là mỗi điệp khúc tâm giao trao cho nhau như hơi ấm truyền trao của mười phương chánh pháp “Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại” vậy.

Đêm Vạn Hạnh 08/09/2012( 23.07. Nhâm Thìn)
Bút tích: Kinh Tâm Thích Pháp Bảo

Nguồn từ: http://www.vedepphatphap.com


senviet-1-content
Ban truyền thông Sen Việt đang dàng dựng phóng sự

senviet-2-content
Chư Tôn đức đang động viên cho Sen Việt


senvietmedia-logo
ĐC: 75/6 Mai Thị Lựu, P. Đakao, Q. 1,
TP. HCM Tel: 08 38 204 248 - Fax: 08 38 204 659
E: info@senvietmedia.vn - W: senvietmedia.vn Hotline: 0909211599


lamanhngoc

Biên tập viên và Dẫn chương trình: Lâm Ánh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5003)
Thông thường thì trải qua bao nhiêu thời gian để được gọi là Một thời? Có thể là một tháng, vài ba tháng, nửa năm, một năm hay nhiều hơn nữa? Hầu như tất cả những thời lượng vừa nêu đều đúng, nhưng chủ yếu là trong những quãng thời gian ấy phải có, đã có một điều gì đấy rất nổi bật: hoặc là một sự việc, hoặc là một hình ảnh, hoặc là một chuyển đổi, một bước ngoặt, một cuộc gặp gỡ… đã tác động đến đời sống khiến tâm tư của chúng ta luôn nhớ đến, nhớ mãi, trở thành một gắn liền với hành trang tri thức của cả đời mình mới được gọi là Một thời.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13662)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 6085)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 5912)
Tưởng niệm giác linh Người,/ Hỡi ôi! / Kính quý thay! / Bi xót thay! / Sinh diệt tợ đốm hoa / Sắc không như ánh chớp / Đám mây trắng ngàn năm ly hợp / Cõi bụi hồng muôn kiếp tụ tan / Hậu học sa-môn thương tiếc, bàng hoàng / Tứ chúng đoanh vây, trái tim lệ chảy / Lẽ vô thường xót đau ba cõi / Luật hữu vi băng giá một trời
12 Tháng Tám 2014(Xem: 9881)
Nhưng Thầy ơi, như Thầy đã biết, con thích nhất cây chuối khi nó luôn mọc thẳng , và khá vững vàng nên người đời cứ cưởng chuối có thân cây thật, trong khi "thân" chuối là một "thân giả". Thân giả này là bài học cho con quý giá vô cùng về tính không, nhất là mỗi khi con tụng kinh Bát nhã. Ôi chuối vi diệu quá Thầy nhỉ.
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9062)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8052)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.