Hạnh phúc được làm con Phật

29 Tháng Tư 201503:34(Xem: 6416)

HẠNH PHÚC ĐƯỢC LÀM CON PHẬT

Vĩnh Hảo

(viết tặng tất cả những người con Phật nhân mùa Phật Đản PL. 2559, tháng 5.2015)

 

con PhatĐược làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu.

Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin  Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.

Điều hy hữu ấy có thể áp dụng cho bất cứ ai thuộc các tôn giáo và tín ngưỡng khác: hầu như tín đồ tôn giáo nào cũng cho rằng mình may mắn được thần linh tuyển chọn và ban thưởng nên mới sinh vào gia đình ấy, xã hội nọ, quốc gia kia để rồi tin và làm theo những điều răn dạy đã được mặc khải.

Người con Phật không tin mình được Phật tuyển chọn, mà tin vào nhân duyên. Người con Phật cũng không xem Pháp Phật là những tín lý, giáo điều, học thuyết bắt buộc phải tin theo, mà tin nơi sự tác động của nhân quả và vận hành của nhân duyên; đặc biệt, tin vào sự chứng thực của mình đối với thực tại sau khi suy nghiệm, quán sát và nhận thức được nó, dựa trên chính nguyên lý nhân duyên và nguyên tắc nhân quả ấy.

Đức Phật cho phép và khích lệ môn đồ tự do dùng trí tuệ để phán xét và tri nhận sự thực; cũng hàm nghĩa rằng họ được quyền tìm hiểu, phán xét, thảo luận, phát biểu về Đức Phật và giáo lý của ngài trước khi tin theo và thực hành. Đây là điều hạnh phúc nhất mà người con Phật được hưởng từ hơn 25 thế kỷ trước: tự do tư tưởng và ngôn luận. Trong khi đó, nhân loại phải chờ 23 thế kỷ sau—từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, mới chính thức đón nhận ý niệm tự do này qua Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ 1776, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp 1789, và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948; nhưng quyền tự do trên các văn bản này cũng chỉ áp dụng cho mục tiêu bình đẳng xã hội; còn mỗi cá nhân, đứng trước các thần linh mà họ tôn thờ, vẫn chưa được hưởng cái quyền thiêng liêng ấy.

Chỉ có người con Phật mới thực sự là những con người tự do; bởi vì tự do là nhân của giải thoát, cũng là nhân của trí tuệ giác ngộ. Con người tự do là con người trí tuệ; con người trí tuệ thì phải tư tưởng tự do. Điều mà người con Phật từ ngàn xưa mặc nhiên thừa hưởng và công nhận thì mãi đến năm 1722, Benjamin Franklin (một trong những “cha già” thành lập Mỹ quốc) mới nói “Without freedom of thought there can be no such thing as wisdom…” Không có tự do tư tưởng thì chẳng có gì gọi là trí tuệ cả.

Đức Phật và Phật Pháp không cần được vinh danh, ca tụng. Đức Phật chỉ cần chúng ta quán sát, lắng nghe, tư duy và thực hành những gì đã được trí tuệ sàng lọc, tri nhận; vì chỉ có sự thực hành chánh pháp mới đưa chúng ta đến giải thoát, giác ngộ.

Nhưng khởi nguyên của con đường dẫn đến giải thoát giác ngộ ấy, chính là tự do tư tưởng. Không phải chỉ là thoát khỏi sự lệ thuộc tư tưởng nơi Đức Phật, mà còn phải vượt thoát các tri kiến, kiến giải mà chúng ta nghĩ là đã đạt được qua tư duy và thiền định. Nghĩa là phải bước đi bằng những bước chân tự do, vượt qua tất cả các chướng ngại kiên cố hay mềm dẻo, thô sơ hay vi tế, hữu hình hay vô hình, của con người, xã hội, thế giới bên ngoài và của tâm thức.

 

Làm con Phật, là điều đơn giản hay hy hữu cũng không quan trọng gì. Quan trọng là được làm người tự do; và hạnh phúc thay, được làm con Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5022)
Bắt đầu tới mùa lễ Phật Đản... Đây chính là giây phút để lòng người dịu xuống, lắng lòng nhìn lại để giữ cho thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý...
02 Tháng Tư 2016(Xem: 5203)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9449)
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 11827)
Có người nói rằng trong mỗi tâm hồn cùa người Nhật đều có những cánh hoa anh đào. Vâng. Trong mỗi con người Nhật đều có bóng dáng hoa anh đào và Zen. Hoa anh đào và Zen bàng bạc trong truyện, trong phim, trong võ đạo, kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, thi đạo…
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 4149)
31 Tháng Năm 2015(Xem: 5727)
Có một khoảng cách tìm đến- Có một khoảng trống tìm về- Nỗi đau trái tim đan bện- Chập chùng ảo ảnh hôn mê.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 13608)
Mỗi năm gần đến ngày Phật Đản, trên mạng lại xuất hiện một số bài viết về đề tài này, nhằm giới thiệu Đức Phật và nhân đó quảng bá Phật Pháp, tùy cái “thấy” khác nhau của người viết. Tựu trung tất cả đều dựa trên những chuyện tích cũ của Đức Phật là ngài mới sinh ra đã trỗi dạy, đứng và đi trên bẩy hoa sen hiện ra trước mặt, dừng ở hoa sen thứ bẩy, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và tuyên bố lời dị thường.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 5569)
Lúc Phật còn chín tuổi,- Ngài nghe kể lại rằng- Một hôm mẹ nằm mơ- Thấy voi trắng sáu ngà
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6732)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.