Cảm Niệm Mùa Phật Đản 2017

26 Tháng Tư 201710:02(Xem: 5183)

blank
CẢM NIỆM MÙA PHẬT ĐẢN 2017
Từ Trung

 

duc phat dan sanhMột lần nữa mùa Phật đản lại trở về với nhân loại, và với những người con Phật trên khắp năm châu. Trải qua hơn 26 thế kỷ tại thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn cổ xưa đã ra đời một thái tử Sĩ Đạt Đa với dung mạo tuấn tú, khôi ngô, và văn võ song tòan khi chàng trưởng thành. Thái tử Sĩ Đạt Đa cũng như bao chàng thanh niên hào kiệt khác đang hiện hữu, nhưng sự khác biệt đó chính là chàng đã nhận diện được cuộc sống của nhân sinh đang xảy ra có quá nhiều sự bất cập của xã hội đương đại, như tranh đọat quyền lực hơn thua lẫn nhau. Chính vì thế mà cuối cùng Thái tử đã từ bỏ hết tất cả cuộc sống Vương giả với nhiều cám dỗ của sự đời, như danh vọngquyền lực... để ẩn mình nơi thâm sơn mà truy tầm chân lý. Trải qua hơn sáu năm khổ hạnh tầm sư học đạo, với nhiều bậc thầy, và biết bao sự trải nghiệm để rồi cuối cùng thái tử Sĩ Đạt Đa tự ngồi lại để suy tư thiền định và khám phá ra giá trị chân thật, giác ngộ được các sự vật hiện tượng đã và đang xảy ra, nhận diện được nguồn cội của sự trầm luân trong bể khổ luân hồi mà chính tự thân ngài đã trải qua trong vô lượng kiếp. Và từ đó nhân loại tôn xưng Ngài là bậc chí tôn, là đấng đại giác ngộ đã khai mở ra cho nhân lọai một trang sử mới, với sự nhận chân được bản chất thực thụ của cuộc đời.

Hôm nay đây nơi đất nước xứ sở Cờ Hoa này, nhất là tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, sau thời gian dài ngủ đông thì trăm hoa đã bắt đầu đâm chồi nảy lộc, như thể đang đón chào sự xuất hiện của một bậc vĩ nhân tại thế gian này vậy. Có những tàng cây đại thụ lâu năm cũng đã tranh nhau đua nỡ những nụ hoa tựa như cánh sen để cùng khoe sắc và đón chào sự xuất hiện của một bậc chí tôn.

Cỏ cây thì như thế trải qua bốn mùa thay đổi, thời gian của đất trời thì dài vô tận, hết triều đại này đến đế chế khác, hết giai tầng này đến tầng lớp nọ, đã đang và sẽ không bao giờ chấm dứt. Nhưng với chúng ta trong kiếp sống con người trên dưới trăm năm nào có là bao, ấy thế mà chúng ta phải gánh chịu với biết bao khổ lụy, phiền muộn, hơn thua đố kỵ ganh ghét, hận thù... do con người mang lại cho nhau. Vì thế mà những hạt giống của tình thương, những hạt giống của sự từ hòa, dung dị dường như nó ẩn mình như những cỏ cây đang ngủ đông mà không chịu thức giấc

Sự ra đời của thái tử Sĩ Đạt Đa cũng như bao con người khác, nhưng với một đức Phật ra đời thì Như Lai Thế Tôn đã giải quyết được tất cả nguồn gốc của sự trầm luân trong sinh tử luân hồi do 'bản ngã' cố chấp hằng hữu mang lại, và cuối cùng đến bước chân thứ bảy Ngài đã tuyên bố chấm dứt sinh tử luân hồi.

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
Vô lượng sinh tử, ư kim tận hỷ

Sự hiện hữu của chúng ta tại thế gian này cũng vậy,  cũng từ nơi 'bản ngã' này mà chúng ta phải chịu lên xuống trong sáu nẻo luân hồi. Chính vì thế mà trong kiếp sống hiện tại sự hiện hữucuộc đời này, chúng ta cũng đừng nên quá sợ hãi, và lo lắng vì biết rằng chúng ta cũng đã từng vô số lần thọ và xả bỏ nhiều báo thân khác nhau. Do vậy, điều quan trọng hơn hết là chúng ta nên từng bước thực tập, nhận diện bản chất thực thụ của cuộc đời để từ đó ánh sáng tuệ giác sẽ được khai mở và đẩy lùi đi bóng tối của đêm dài vô minh.

Mùa Phật Đản lại về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắngnhân loại đã xưng tụng.  Nguyện ánh sáng tuệ giác của Ngài sẽ chiếu soi khắp cho nhân lọai tại thế gian này, để  cho mọi người có thể nhận diện nhau, thương yêu nhau hơn, thì lòng  cố chấphận thù sẽ tan đi, cuộc sống của mọi người sẽ  an vui và hạnh phúc.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Từ Trung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5683)
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6162)
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6646)
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6906)
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12061)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5432)
Hương Tháng Tư- Con vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế- nghe phôi thai mầu nhiệm đẫm trang đời- Ước vọng lên khơi- xanh trong vời vợi sông Ngân- mùa an lạc!
23 Tháng Năm 2015(Xem: 5917)
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 5990)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 6017)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.