Bổn Sư

02 Tháng Năm 201716:17(Xem: 5085)

blank

Thơ mùa Phật Đản: BỔN SƯ
Đỗ Hồng Ngọc

“Bổn sư”

Có người hỏi Bổn sư của tôi là ai?
Xin thưa, Phật Thích-ca Mâu-ni
Mà không phải ngài là bổn sư của riêng tôi
Bổn sư của tất cả mọi người
Ai chẳng niệm “Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật”
Nhưng tôi, ngoài bổn sư còn có vô số các vị thầy
Ai cũng là thầy tôi
Ai tôi cũng học hỏi được điều gì quí báu…
Thầy tôi là Thiện Hoa, Minh Châu, Nhất Hạnh, Thanh Từ,
Thầy tôi là Trí Tịnh, Trí Quang, Chơn Thiện
Thầy tôi là Trí Hải, Viên Minh…
Thầy tôi cả anh em bạn bè nơi này nơi khác
Bởi ai cũng là Phật sẽ thành
Bởi ai cũng là Bồ-tát
Và tôi nữa cũng là thầy của tôi
Tôi dạy dỗ chính mình bằng lời Phật dạy
Tôi học vô thường qua mái tóc làn da
Học vô ngã trong nhịp tim hơi thở
Học đời là bể khổ
con đường an lạc kề bên
Tôi học Văn-thù hỏi Duy-ma-cật cách quán chúng sanh
Duy-ma cười ấy là ảo vật của nhà ảo thuật
Tôi bắt chước lời Phật hỏi Duy-ma quán Như Lai cách nào
Duy-ma cười, có gì đâu
Cũng như quán pháp thân của Phật, của tôi, của chúng sanh các loại…

Bổn sư của tôi là nhà khoa học
Kêu đừng vội tin mình, đừng vội tin ai
Cứ đến thử đi rồi biết…

Bổn sư tôi là nhà giáo dục
Dạy những điều hạnh phúc đơn sơ
Từng bước làm người
Chớ vội chi làm Phật…

Bổn sư tôi là một nhà y học
Quán tưởng tự thân mà thấy vũ trụ mênh mông
Mỗi hạt cát sông Hằng
Cũng biết sinh bịnh lão tử
Biết từng phút giây trong cơ thể
ngũ uẩn đùa vui…

Cho nên bổn sư tôi
Vị Phật ra đời đã bước đi bảy bước
Thất tình lục dục
Đâu dễ lìa xa
Tham sân si cũng là hạt giống nở hoa

Thôi cứ học từ từ
“Bổn sư” còn vẫn dạy…

Đỗ Hồng Ngọc

Bên sông Hàn Đà Nẵng, 22.4.2017

Bon-su-1Ghi chú: Trần Tuấn Mẫn, phone nhắc gởi bài gấp cho Văn hóa Phật giáo số đặc biệt Phật Đản. Tôi đang ở Đà Nẵng, bận bịu với các buổi trò chuyện giao lưu, quýnh quá, cũng ừ ừ. Sáng sớm 22.4, ngày có buổi giao lưu chính thức ở Hội sách bên bờ sông Hàn, dậy sớm, nhìn sông Hàn gợn sóng lăn tăn, bỗng nhớ lại những lần đi đây đi đó nói chuyện ở các Chùa thường bị hỏi “bổn sư” của tôi là ai, bèn viết nhanh bài… thơ kỳ cục này, vốn là câu trả lời đã sẵn trong bụng từ lâu. Không có giấy má đem theo nên lấy phong bì khách sạn mà viết… Lúng túng, chưa biết làm sao gởi về Tòa soạn báo VHPG thì may sao Nguyễn Quang Chơn bảo cứ đọc, Chơn gõ vào điện thoại, rồi gởi cái vèo, ngay trong lúc hai anh em chờ ăn sáng. Cảm ơn Internet. Cảm ơn Nguyễn Quang Chơn, Thôi chèn thêm mấy cái hình này để kỷ niệm một chuyến Về… Miền Trung vậy!

(ĐHN)

(Đỗ Hồng Ngọc)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 2015(Xem: 10479)
Pháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật Giáo. Đôi khi người tu Phật hay nhắc đến trần cảnh hay sắc pháp, thì ý nghĩa nội dung cũng tương tự như thế. Theo chư Tổ định nghĩa, pháp trần là tất cả những bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu lại trong tâm thức.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 7358)
Kính mừng ngày đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh Phật lịch 2559, dương lịch 2015, năm Ất Mùi, Tôi kính gửi tới Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng Phật đản đại hoan hỷ, an lạc, thành tựu trên bước đường phụng sự đạo Pháp và dân tộc,
08 Tháng Năm 2015(Xem: 5392)
06 Tháng Năm 2015(Xem: 7294)
Vì sự an lạc của pháp giới chúng sinh, giáo pháp từ bi và trí tuệ của đức Phật cần được bảo tồn và phát huy sâu rộng hơn nữa trên thế gian này. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng mà mỗi người con Phật nên luôn luôn tâm niệm và thực hành để đền đáp thâm ân hóa dục của đức Phật và lịch đại tổ sư.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 6387)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 61826)
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9063)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132431)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.