Thế tôn ra đời đem an ổn đến cho chúng sanh

09 Tháng Năm 201708:49(Xem: 6702)
blank
THẾ TÔN RA ĐỜI
ĐEM AN ỔN ĐẾN CHO CHÚNG SANH
Quảng Tánh


7 đóa sen hồng
7 đóa sen hồng trên hồ Xuân Hương Đà Lạt

Phật tử chúng ta đang vui mừng kỷ niệm ngày Thế Tôn xuất thế đồng thời với tình hình thế giới nóng lên từng ngày, nguy cơ xung đột ở vùng Đông Bắc Á và Trung Đông tăng cao hơn bao giờ hết. Nếu xảy ra chiến tranh, hàng vạn sinh mạng người dân vô tội sẽ mất đi một cách oan uổng và có thể dẫn đến khủng hoảng toàn diện trên thế giới.

Trước bờ vực chiến tranh, nhân loại càng thấm thía lời dạy của Đức Phật, rằng chỉ có lòng từ bi mới có thể hóa giải được hận thù. Sống và thực hành theo giáo pháp của Thế Tôn để từng bước chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê; thấy rõ với tuệ giác mình có liên hệ mật thiết với người hay mình chính là người để sao cho hài hòa, đôi bên cùng an ổn và có lợi may ra mới tránh được xung đột, thiết lập được hòa bình.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có một người xuất hiện ở đời, sẽ làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót những người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức. Thế nào là một người? Nghĩa là Đức Phật, Như Lai, bậc A-la-hán Tam-miệu tam-bồ-đề. Đó là một người xuất hiện ở đời, làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức.

Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 8.Atula,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.86)

Thế Tôn đã xác quyết, Ngài ra đời “Sẽ làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót những người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức”. Quả đúng như vậy, mọi xung đột khổ đau đều bắt nguồn từ vô minh, si mê, ngu tối của con người mà ra. Ai cũng muốn sống trong hòa bình, an ổnthịnh vượng nhưng đều suy nghĩ và hành động ngược lại. Điều đáng nói là, tất cả những việc gây đau thương tang tóc đó đều nhân danh tự do, công lý và hòa bình.

Cội nguồn của mọi tranh chấp, xung độtchấp thủ tự ngã, không thấy được thực tính duyên khởi, vô ngã tính của chính mình cùng vạn pháp. Cái tôi của cá nhân, dân tộc, quốc gia hằng ngự trị tâm thức nhân loại cần được tuệ giác duyên khởivô ngã soi sáng. Tất cả đều thua, đều là kẻ chiến bại, không có người chiến thắng thật sự trong bất cứ cuộc xung đột hay chiến tranh nào là điều mà Thế Tôn đã nhiều lần cảnh tỉnh.

Những người văn minhtiến bộ trên thế giới đang chủ trương hướng đến mối quan hệ hai bên đều thắng (win-win), đều lợi ích trong tất cả các phương diện. Muốn hòa bình, thịnh vượng, an vui lâu dài thì không tiêu diệt, loại trừ nhau mà phải nương tựa vào nhau, giúp đỡ và nhường nhịn lẫn nhau. Điều này hoàn toàn tương hợp với lời dạy của Đức Phật. Vì mình và người tuy không là một nhưng vốn chẳng phải hai. Mọi người, mọi vật, mọi việc đều tương tức, chính là nhau, có mặt trong nhau, nói theo lời Thế Tônvạn pháp duyên sanh, vô ngã. Tuệ giác này chính là cơ sở quan trọng cho nhân loại thức tỉnh, hóa giải các xung đột đã, đang và sẽ xảy ra với hậu quả khó lường.

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5683)
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6161)
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6646)
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6905)
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12061)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5431)
Hương Tháng Tư- Con vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế- nghe phôi thai mầu nhiệm đẫm trang đời- Ước vọng lên khơi- xanh trong vời vợi sông Ngân- mùa an lạc!
23 Tháng Năm 2015(Xem: 5917)
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 5990)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 6017)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.