Trầm tư về tính nhân bản nhân ngày đại lễ Vesak

12 Tháng Năm 201708:38(Xem: 7061)

blank
TRẦM TƯ VỀ TÍNH NHÂN BẢN

NHÂN NGÀY ĐẠI LỄ VESAK

Thích Thiện Nhân


phat-dansinh-001Vào ngày Rằm trăng tròn tháng 4 âm lịch (Lễ Vesak - Tam hợp: Đức Phật đản sanh, Thành đạo, nhập Niết-bàn), cách đây hơn 26 thế kỷ, có một bậc vĩ nhân xuất hiện ở đời, tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini) nay là Rumindai gần Bhairawha vùng Terrai Népal (Ấn Độ cổ). Ngài sinh vào Hoàng cung vua Tịnh Phạn (Sudhodana) và hoàng hậu Ma-gia (Maya), năm 624 trước Tây lịch, đó là Thái tử Tấtđát-đà (Sidhatta), hậu thân của Bồ-tát Hộ Minh, về sau tu hành thành Phật dưới cây Tất-bát-la (Pipala) cội Bồđề, hiệu là Thích-ca Mâu-ni hay là Gotama. Cuộc đời của Ngài từ lúc Đản sanh cho đến khi Nhập diệt, là một cuộc đời tuyệt đẹpnhân bản kỳ diệu, có một ý nghĩa toàn diệntuyệt vời. Ngài đã đi vào quá khứ, nhưng ân đứctrí tuệ của Ngài vẫn còn sống mãi với con ngườicuộc đời hôm nay và mãi về sau. Qua đó, ý nghĩa ra đời của Đức Phật là một biểu thị nhân bản tuyệt đối bằng sự nỗ lực tự tu, tự ngộ, tự giải thoát, như chính bản thân

Ngài đã hành động từ vô lượng kiếp cho đến khi giác ngộ thành Phật và nhập Niết-bàn. Tính nhân bản ấy đã được thể hiện như sau:

1. Tính hướng thượng Sự ra đời của Đức Phật, hay nói khác hơn là sự hiện thân của một con người hoàn thiện tuyệt đối về nhân cách, đạo đức, điều này không phải tự nhiên có hoặc ai ban cho, mà chính tự thân Ngài đã nỗ lực thăng hoa, từ phạm vi con người bình thường, tiến lên thanh tịnh hóa tâm hồn, đạt đến mức độ cứu cánh viên mãn thành Phật, thì đối với tất cả chúng sanh cũng thế. Cho nên, Đức  Phật đã ví dụ: “Cũng như  ở trong ao bùn, có ba loại hoa sen, loại một còn nhũi dưới bùn, loại hai đã ra khỏi bùn và vươn lên trong nước, loại ba đã ra khỏi nước, không thấm nước và nở hoa tươi thắm. Loại một dụ cho chúng sinh còn bị sanh tử luân hồi, loại hai dụ cho chúng sinh đã biết tránh ác làm lành, biết tu tập  thiện pháp, biết qui y Tam bảo…, loại ba dụ cho những chúng sanh đã đoạn trừ hết phiền não, chấm dứt sanh tử luân hồi, giác ngộ giải thoát (Trường 1, Tăng 19). Tóm lại, ba loại hoa sen là dụ cho ba hạng chúng sanh dù ở trong sinh tử, phiền não, trần lao, nhưng không bị phiền não trần lao, sinh tử làm đắm nhiễm, mà tất cả đều cố vươn lên để được giác ngộ, giải thoát. Như khế kinh nói: Từ vũng bùn ô uế, vất bỏ bên lề đường, một đóa sen xuất hiện, làm đẹp ý mọi người. Từ vũng bùn sanh tử, phiền não của thế gian, xuất hiện một bậc Thánh, với trí tuệ siêu phàm, làm lợi lạc quần sanh (PC 58-59). Mặt khác, kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền nhấn mạnh: “Bồ tát gieo trồng hạt giống Bồ-đề, không thể gieo ở hư không. Trái lại phải gieo trên đất chúng sanh. Lấy nước Từ bi để tưới, cây Bồ-đề sẽ đơm hoa kết trái, hoa là hoa trí tuệ, trái là quả Bồ-đề, tức Phật quả. Cũng vậy, từ sa mạc hoang vắng, sinh tử trần lao, Bồ-tát hóa độ chúng sanh, khuyên chúng sanh nỗ lực tu tập, chứng quả Bồ-đề trong sanh tử phiền não của thế gian, không thể ngoài cảnh giới ấy mà có quả Bồ-đề, Niết-bàn riêng”.

2. Tính tự tu tự độ Trong suốt 49 năm nói pháp, làm Phật sự giáo hóa chúng sanh…, Đức Phật chỉ tóm tắt một lời: “Tất cả những gì Như Lai làm chỉ là vị Đạodẫn đường. Còn sự nỗ lực tu tập, đi hay không là do ở các người”. Điều đó cần thấy rõ hơn, khi Đức Phật hỏi Ngài A-nan: “Nầy A-nan, Tôn giả Xá-lợi-phất nhập diệtmang theo Giới thân, Định thân, Huệ thân, Giải thoát thânGiải thoát tri kiến thân không?”. A-nan đáp: “Thưa Thế Tôn, không”. Đức Phật dạy: “Vậy, Pháp hãy còn đó, sao không nỗ lực tập, mà còn đợi ai nữa?”. Pháp đó là gì? Chính là Ngũ phần Pháp thân - Giới pháp thân, Định pháp thân, Huệ pháp thân, Giải thoát pháp thân, Giải thoát tư kiến pháp thân. Và pháp ấy ở đâu? Dĩ nhiên không phải ở trên trời hay dưới đất, mà nó ở ngay nơi mỗi người và trong từng con người một, chúng sanh một (Tăng 26).

Qua đó, không làm các điều ác, thực hành các điều thiện, chế ngự sáu căn, nhiếp tâm, đoạn trừ lục dụcGiới thân thanh tịnh; giữ tâm thanh tịnh, không tham, sân, si, không chạy theo ngũ dục, lục trần, ấy chính là Định pháp thân. Bằng trí huệ thanh tịnh vô nhiễm, thấy rõ các pháp Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, bất tịnh nỗ lực tu tập Giới định huệ, tu tập bốn Chân lý, thành tựu ba sự sáng suốt, bốn thứ trí huệ, sáu năng lực tự tại, ấy chính là Huệ pháp thân. Tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô nhiễm, không còn phiền não, không còn cấu uế, ví như tấm vải đã giặt sạch, Tâm là giải thoát. Như cổ đức nói: “Lửa lòng đã tắt từ lâu. Tự tâm thanh tịnh một bầu thanh lương. Mưa Từ, nước pháp cành dương. Chúng sinh lợi lạc bốn phương đượm nhuần”. Đó chính là Giải thoát pháp thân. Biết rõ không có năm uẩn, năm uẩnVô ngã, do đó không có ta, của ta. Không còn chấp NgãNgã sở. Như khế kinh nói: “Con ta tài sản ta. Người ngu cứ nghĩ sai ngoa. Ta còn không có, huống tài sản ta?” (PC 62). Đó là Giải thoát tri kiến Pháp thân. Đồng quan điểm, kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Tự tánh thanh tịnhGiới thân, Tự tánh vắng lặngĐịnh thân, Tự tánh chiếu soi vạn phápHuệ thân, Tự tánh không phiền não tham sân siGiải thoát thân. Tự tánh không chấp thủGiải thoát tri kiến thân, hãy y cứ theo đấy mà tu tập, sẽ chứng ngũ phần pháp thân sẵn có của các người”.

3. Tự tính hóa giải Phiền não, Bồ-đề là hai khái niệm tâm lý, thực chất không tách rời nhau và không ngoài tâm mà có, cho nên Vĩnh Gia Đại sư nói: “Thật tánh vô minhPhật tánh, thân huyễn hóa này là chỗ y cứ của Pháp thân” (Chứng đạo ca). Nói rõ hơn, như vua Ba-tư-nặc hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, đệ tử Như Lai tu pháp môn gì mà có uy đức, được an lạc giải thoát cao thượng như thế?”. Đáp: “Không có chi lạ, chỉ là chuyển hóa năm triền cái tham lam, sân hận, trạo hối, thùy miên và nghi ngờ, thành tựu Pháp thân thanh tịnh. Do chuyển hóa tham lam thành tựu Giới thân thanh tịnh. Do chuyển hóa sân hận thành tựu Định thân thanh tịnh. Do chuyển hóa ngũ mê mà thành tựu Huệ thân thanh tịnh. Do chuyển hóa trạo hốithành tựu Giải thoát thân thanh tịnh. Do chuyển hóa nghi ngờ, mà thành tựu Giải thoát tri kiến thân thanh tịnh” (Tạp 1145, Trung 3). Nói thế có nghĩa là chuyển phiền não, năm triền cái thành tựu Bồ-đề và Pháp thân giải thoát. Tại sao? Vì thật tánh phiền nãothật tánh Bồ-đề. Do đó, kinh Hoa Nghiêm nói: “Mê thì Bồ-đề là vọng tưởng. Ngộ thì vọng tưởng là Bồ-đề”. Hay như Vĩnh Gia đại sư nói: “Khi mê thì có sáu nẻo luân hồi, khi ngộ thì đất trời không có” (Mê lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không khôngđại thiên) (Chứng đạo ca) và kinh Chiên-sát cũng nhấn mạnh: “Niệm trước nghĩ ác như mây mù che mặt trời, niệm sau nghĩ thiện như gió thổi xua tan mây mù mặt trời xuất hiện”. Có nghĩa là Giác ngộ, Giải thoát.

4. Tính trách nhiệm Bằng tâm chủ động, do đó, con người phải chịu trách nhiệm về hành vi tạo tác của mình. Vì thế, mình tạo cũng do mình chuyển hóa, không thể ai chuyển hóa thế cho mình. Và cũng không ai có quyền ban phước giáng họa cho mình. Vì tất cả do mình quyết định. Như Đức Phật dạy: “Tự mình làm cho mình nhiễm ô; Tự mình làm cho mình thanh tịnh; Thanh tịnh hay nhiễm ô là do ở chính mình, không do ai khác” (Tăng 13 (5), PC 165, Trung 13). Nói khác đi, như cổ đức nói: “Việc làm giả thật tự mình hay; họa phúc do mình chớ hỏi ai. Thiện ác cuối cùng quả phải đến. Chẳng qua đến sớm hay đến chầy” (Long Tế hòa thượng). Như vua A-xà-thế phạm tội giết cha, do ăn năn, sám hối trước Đức Phật, nên không còn tội Vô gián địa ngục, mà chứng được Vô căn Tín, tức trước bậc Kiến đạo Sơ quả Tư-đà-hoàn. Nàng kỹ nữ Liên Hoa Sắc, do sám hối xuất gia, chứng quả A-la-hán. Ương-quậtma-la giết người khủng khiếp, nhưng sau khi xuất gia tu hành chứng quả A-la-hán, hiệu là Kiến Đế Tỳ-kheo. Đề bà-đạt-đa phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật chảy máu, đọa Vô gián địa ngục, về sau tu hành chứng quả Bích chi Phật; theo kinh Pháp Hoa thì thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai. Nàng công chúa Mâu-ni do cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai một chung dầu đốt mà được thụ ký thành Phật… Quả thật, như khế kinh nói: “Ai dùng các hạnh lành, xóa mờ các nghiệp ác. Chiếu sáng rực đời nầy, như trăng thoát mây che” (Tạp 1077, PC 173).

5. Tính thiết lập Theo lời Phật dạy: Ba cõi do chúng sinh tạo, do chấp các dục nên có chúng sinh cõi Dục, do chấp có sắc nên có chúng sanh cõi Sắc. Do chấp Thức tưởng không, nên có chúng sinh khái niệm về không là Vô sắc. Do chúng sinh tạo nghiệp nên có sáu loài chúng sinh hay 25 loài chúng sinh. Do tạo nghiệp nên có địa ngục, khổ đau, nhưng cũng do tu thiện, mà có thiên đường. Như một triết gia nói: “Con người có thể tạo thiên đường cũng như tạo ra địa ngục”. Qua đó, Đức Phật dạy: Do tu thiện pháp, thiện nghiệp, bốn Tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả; Mười nghiệp thiện: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời ly gián, không nói thêu dệt, không nói lời hung ác, không tham, không sân, không si mà thành tựu thế giới thanh tịnh, trang nghiêm, một thế giới hoàng kim như là Tịnh độ, có ao sen, cây báu, lầu đài cung điện nguy nga, thanh bình an vui tuyệt đối, con người thuần thiện, đồng thờiĐức Phật Di-lặc ra đời (Trường 6,30; Trung 66, Tăng 48). Và Đức Phật Di-lặc giáng sanh ở đâu? Ở Ấn Độ. Như vậy, Tịnh độ không chỉ giới hạnẤn Độ, mà cả thế giới Ta-bà, vì Đức Phật Di-lặc sẽ là Giáo chủ cõi Ta-bà thay thế cho Đức Phật Thích-ca trong tương lai. Như kinh Duy-ma-cật nói: Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh (Tùy theo tâm chúng sinh thanh tịnh thì thế giới Phật cũng thanh tịnh). Tóm lại, qua những trầm tư về tính Nhân bản nhân ngày Đản sinh Đức Phật, bằng hình ảnh tự nỗ lực thăng hoa, tiến tới giác ngộ, giải thoát của Ngài cho phép khẳng định rằng: Hơn bao giờ hết, tính nhân bản trong ý nghĩa giáo dục của đạo Phật mang tính độc đáo và cụ thể không thể đảo ngược, để từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho con người, từ phàm phu đến thánh nhân, hiền triết, từ phạm vi người thường trở thành người hữu ích cho chúng sanhxã hội. Một nền đạo đức nhân bảngiáo dục trực quan hướng nội và xã hội ngày càng tiến xa hơn, thanh thoát hơn trong ý nghĩa và hành động, trong sự hiện hữugiá trị của sự hiện hữu, mà con người là nhân tố cho mọi tác nhân thành tựu kết quả tối thượng tại thế gian này. Như Đức Phật nói: “Khi Tỳ-kheo không còn chấp thủ, không còn chấp xả, thì chứng vô thủ trước Niết bàn, không đi Đông, đi Tây, đi Nam, đi Bắc, đi lên đi xuống, mà giải thoát tại thế gian và giữa chúng sinh” (Trung 6, 75).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5609)
Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6323)
I. TIN VUI CHO THẾ GIAN Theo lịch sử, đức Phật Thích Ca Mâu hiện thân thành Phật nơi cõi đời này, là một con người lịch sử thật sự. Ngài đản sinh nơi vườn Lâm-tì-ni (hiện ở xứ Né pal) cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-da. Điểm nổi bật trong buối sáng hôm ấy là, Ngài đi bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói to lên như tuyên bố với thế gian : Thiên thượng thiện hạ Trên trời dưới đất Duy ngã độc tôn Chỉ ta tôn nhất
13 Tháng Năm 2016(Xem: 6377)
Vào thời điểm này của các phong trào quần chúng, các cuộc xung đột bạo lực, các vi phạm nhân quyền tàn bạo và những tranh luận đầy hận thù nhằm chia rẽ cộng đồng, ngày lễ Phật Đản cung ứng một cơ hội vô giá để tất cả chúng ta suy nghiệm lại lời dạy của Phật Giáo trong việc giúp cộng đồng thế giới giải quyết những thách thức khẩn cấp.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 4739)
WHĐ (10.05.2016) – Nhân dịp Đại lễ Vesak 2016 (Phật lịch 2560) của Phật giáo, nhằm ngày 21-05-2016*, Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn đã gửi một sứ điệp chúc mừng đến các Phật tử trên toàn thế giới.
03 Tháng Năm 2016(Xem: 5352)
WESTMINSTER (NV) - Đại lễ Phật Đản năm nay tại Little Saigon được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ tổ chức trọng thể trong suốt hai ngày cuối tuần vừa qua tại công viên Mile Square Park, thành phố Fountain Valley.
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5512)
Bắt đầu tới mùa lễ Phật Đản... Đây chính là giây phút để lòng người dịu xuống, lắng lòng nhìn lại để giữ cho thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý...