Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật Sơ Sinh

31 Tháng Năm 201807:37(Xem: 6184)
blank
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ 

Thị Hiện Đản Sinh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT SƠ SINH
blank

- Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị 
Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh
 và một vị phun dòng nước nóng.
 
- Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của 
cuộc đời, hai mặt vui buồn, sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh 
ra trên thế gian này phải chịu đựng.  Những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi 
là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm 
hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộcsuy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và 
chỉ trích, khốn khổ và lạc thú. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh
 và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.
 
- Bàng bạc trong nhừng lời Kinh đức Phật dạy rằng người nào chịu dựng được những
 cảnh thuận nghịch của cuộc đời mà tâm vẫn trầm tĩnh bình thường, an nhiên tự tại thì 
người đó sẽ là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu
 của đạo Phật..
 
Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý 
sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được
 an lạchạnh phúc hơn. 
 
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh 
nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận 
cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên 
vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý,
 gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn an nhiên, bình thản.
 
Điều đặc biệt, vì nhớ ân đức của Đức Phật đã khai sáng đạo mầu, giúp chúng sanh thoát
 khỏi vòng sanh tử luân hồi. Chính vì thế hàng đệ tử, những người con Phật lấy ngày
 "Đản Sanh" mùng 8 tháng 4 (âm lịch) hằng năm làm ngày tưởng nhớ đến "người 
cha thiêng liêng" , để sống với tinh thần "Ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước
 nhớ nguồn" 
- Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật 
và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
Namo Buddhaya
 
 
Tắm Bụt Từng Ngày

Đâu phải mùa Đản Sinh
Ta mới về tắm Phật
Người khéo tu mỗi ngày
Thân Tâm đều tươm tất.
 
- Dội gáo nước đầu tiên
Tẩy sạch lòng THAM ái
- Dội gáo nước thứ nhì
Trôi SÂN tâm não hại.
 
- Gáo thứ ba còn lại
Cuốn sạch nghìn SI mê
Mời Chánh Niệm trở về
Với ta từng giây phút.
 
- Đâu phải mùa Phật Đản
Mới bố thí, cúng dường
Mở tâm từ vô lượng
Sống chan hòa, yêu thương..
 
Phải đâu ngày Phật đản
Mới tắm Phật bên ngoài
Bát Chánh dòng tịnh thủy
Tắm tâm này không lơi!
 
Như Nhiên - 
TTT 
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5682)
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6161)
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6645)
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6905)
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12057)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5431)
Hương Tháng Tư- Con vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế- nghe phôi thai mầu nhiệm đẫm trang đời- Ước vọng lên khơi- xanh trong vời vợi sông Ngân- mùa an lạc!
23 Tháng Năm 2015(Xem: 5915)
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 5990)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 6016)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.