Hạnh Hiếu Của Đức Phật Quảng Tánh

20 Tháng Tám 201000:00(Xem: 84651)

tuyentapvulan-03


HẠNH HIẾU CỦA ĐỨC PHẬT

Quảng Tánh

hanhhieucuaducphat-1Đạo Phật là đạo giải thoát, giác ngộ. Ở phương diện hiếu thảo, đạo Phật còn được gọi là đạo hiếu, và chính Đức Phật là biểu trưng nhất cho tinh thần chí hiếu. Tuy nhiên, cuộc đời Phật Thích Ca lại hy sinh gần như trọn vẹn cho chúng sanh, Ngài chỉ dành một phần thời gian rất nhỏ cho cha mẹ và những người thân trong gia đình, dòng tộc. Và, với sự quan tâm hướng về gia đình thế tục vô cùng nhỏ nhoi ấy, Đức Phật đã làm được điều rất kỳ diệu là trợ duyên cho thân tộc tu học giải thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi.

Khi hay tin thái tử Siddhartha vượt thành xuất gia, cả kinh thành Kapilavatthu bấy giờ ai nấy đều bàng hoàng, nhưng đau khổ nhất là vua Suddhodana, di mẫu Mahà Pajàpati Gotami và công chúa Yasodhara. Không đau khổ sao được khi thái tử là niềm hy vọng của hoàng gia và cả quốc dân xứ Kapilavatthu. Ngài vượt thành ra đi và không hẹn ngày về đã để lại một khoảng trống to lớn cho tất cả mọi người trong vương quốc mà không điều gì có thể bù đắp. Hẳn nhiên, thái tử Siddhartha biết rõ sự đau buồn và thất vọng của người thân nhưng vì sự nghiệp giải thoát, giác ngộ cho tự thân và nhất là cho hết thảy chúng sanh nên Ngài quyết chí ra đi tìm đạo.

Đến khi Ngài chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác dưới cội Bồ đề, thành Phật, một bậc đạo sư tiếng tăm lừng lẫy, hóa độ các Bà la môn, vua chúa và muôn dân quay về chánh đạo nhưng lối về cố quận Kapilavatthu của Phật vẫn còn xa. Trong suốt 45 năm du phương hoằng hóa, hữu duyên mấy lần Thế Tôn trở về Kapilavatthu cùng với Tăng đoàn. Nhưng trọng tâm của những lần trở về cố hương ấy là để hoằng pháp chứ không phải chỉ đơn thuần là thăm viếng thông thường.

Trong lần đầu tiên trở về Kapilavatthu, sau khi mãn mùa an cư kiết hạ thứ hai tại Veluvana, ngoài sự thăm viếng những người thân, Đức Phật đã thuyết giảng cho vua cha Suddhodana cùng triều thần hiểu được nền tảng cơ bản của giáo pháp Như Lai và giúp vua cha thể nhập dòng Thánh, chứng đắc Sơ quả Tu đà hoàn. Di mẫu Mahà Pajàpati Gotami, công chúa Yasodhara cũng đều được ân hưởng giáo pháp giải thoát. Trong lần trở về đầu tiên này, các hoàng thân như Nanda, vương tử Rahula đã phát tâm xuất gia.

hanhhieucuaducphat-2Khi nghe tin vua cha Suddhodana đã già yếu và bệnh nặng, Thế Tôn cùng với Tăng đoàn lại một lần nữa thân hành trở về Kapilavatthu sau mùa an cư thứ năm tại Vesali. Bấy giờ, vua Suddhodana đã 81 tuổi, biết mình sắp thuận thế vô thường nên đã sai đại thần Mahanama, con hoàng thân Sukkodana (Bạch Phạn vương) đi thỉnh Phật về Kapilavatthu để vua được thấy mặt lần cuối. Trong tình huống khẩn cấp, Thế Tôn đã phương tiện ngồi xe ngựa (hầu hết các hành trình hoằng hóa của Đức Phật trên khắp xứ Ấn Độ đều đi bộ) cấp tốc trở về Kapilavatthu. Trước khi vua cha Suddhodana băng hà đã kịp nghe pháp thoại nhiệm mầu về vô thường và vô ngã, chứng đắc Thánh quả A la hán, giải thoát hoàn toàn sanh tử luân hồi.

Sau khi an táng vua cha Suddhodana xong, Đức Phật đã cùng hoàng tộc bàn bạc, nghị sự đưa Mahanama, con trưởng của hoàng thân Sukkodana lên ngôi kế vị vua Suddhodana. Thời điểm này, di mẫu Mahà Pajàpati Gotami và công chúa Yasodhara cùng 500 Thích nữ sau nhiều lần xin xuất gia mà không được Phật chấp nhận đã tự xuống tóc, đắp y thô, đi bộ theo Phật đến Vesali. Sau nhiều thử thách, cuối cùng thì Đức Phật đã chấp thuận, Ni đoàn hình thành và luôn sát cánh với chư Tăng để hoằng dương Chánh pháp.

Trong mùa an cư thứ bảy tại làng Samkassa, thuộc thượng lưu sông Ganga, Thế Tôn đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thân mẫu, hoàng hậu Maya. Bấy giờ, hoàng hậu Maya đã tái sanh làm vị tiên trên cõi trời Đao Lợi. Thiên nữ Maya cùng với thiên chúng được nghe Vi Diệu pháp (Abhidhamma) và kinh Địa Tạng từ kim khẩu Thế Tôn mà thành tựu giải thoát.

Như vậy, những người trong thân tộc của Đức Phật đều được Ngài giáo hóa tu tập và thành tựu giải thoát. Dù rằng, Thế Tôn không chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ cùng thân quyến như thế thường nhưng Ngài đã tận tình chăm dưỡng đời sống tinh thần, khiến cho họ thăng hoa tâm linh, chứng đắc Thánh quả, giải thoát an vui. Đây mới chính là đỉnh cao của sự hiếu đạo. Kinh Tăng Chi Bộ I, Phật dạy: Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha”.

Chư vị đệ tử xuất gia của Đức Phật, nhận mười phương chúng sanh làm cha mẹ, suốt một đời tận hiến cho chúng sanh cũng báo hiếu ân đức sanh dưỡng của ông bà cha mẹ của mình theo tinh thần này.

 

Chú thích ảnh :

Ảnh 1: Đức Phật thuyết pháp lần cuối cho vua cha Suddhodana chứng đắc Thánh quả

Ảnh 2: Đức Phật giáo huấn di mẫu Mahà Pajàpati Gotami

 

(CÙNG TÁC GỈA)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5838)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5789)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6818)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6452)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5474)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4504)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10053)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.