Vu Lan Chợt Nghiệm Tỳ Kheo Nguyên Các

22 Tháng Tám 201200:00(Xem: 15196)

tuyentapvulan-03

VU LAN CHỢT NGHIỆM

Tỳ kheo Nguyên Các

longmeChiều.

Đi giữa cái mưa như đùa như giận của đất Sài gòn, nhờ những cơn mưa chợt đến chợt đi ấy, mà nhịp sống như chậm lại, bước chân ta trong khoảng khắc như bớt hối hả giữa dòng đời, bao nỗi niềm tháng bảy mưa ngâu lại ùa về… Để lòng người có khoảng lặng, khi bên đường bỗng vọng lại câu ca: “…nhớ ơn chín chữ cù lao, ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình…” .

 Phải rồi. Những lời ru từ thuở nằm nôi, tôi vẫn thường nghe mẹ hát, với trọn tình thương, mẹ gửi vào câu ca. Thế mà, đã lâu lắm rồi, dẫu vô tình do bộn bề cuộc sống, tôi đem tất cả cất vào ngăn ký ức, mà chẳng một lần có ý mở ra xem.

Chợt.

Bao dòng suy tưởng, bao ý nghĩ nhớ thương, lòng biết ơn, hối tiếc, lẫn cả sự ăn năng của đứa con chưa trọn đạo trổi dậy trong tâm. Tay cầm điện thoại mà lòng nức nở, nói với mẹ, vài hôm nữa con sẽ về thăm ba mẹ trong tiếng nghẹn ngào. Nức nở nghẹo ngào - tâm trạng của người con biết lỗi. Vì, trong giây phút tôi chợt nhận ra rằng, bao lý do mình đưa ra cho việc ít quan tâm đến đấng sanh thành chỉ là biệt bạch. Người giúp cho chút việc, tặng ít quà, ta còn tỏ lòng cám ơn; đằng này, công cha nghĩa mẹ bể sâu không ví, trời cao không bì, mà mình đặng quên sao?!. Đúng. Trong hành trình của kiếp nhân sanh, có đôi lúc chúng ta đã từng quên…

Dịp sinh nhật chúng ta cùng bạn bè vui chơi, với bao lời chúc tụng một đời sướng vui; những lúc vậy sao mình không nghĩ, cũng ngày này năm ấy sanh ta, thân mẹ đau đớn, khí huyết tổn hao biết dường nào. Mình thích thú cùng chúng bạn nâng ly, ăn uống, có biết rằng, chín tháng trường mang ta trong bụng, miếng ăn giấc ngủ mẹ nào ngon, nằm ngồi đi đứng mọi điều kiêng. Cha vì xót mẹ thương con, sanh nhai làm đủ mọi điều, mong cho đến lúc mẹ tròn con vuông.

Rồi những lúc ta ngồi thưởng thức cà phê nơi quán vắng, hồn thả theo những điệu nhạc du dương, hay dạo phố mua sắm, Cine…Sao không tưởng nhớ công mẹ cha ba năm bú mớm ẵm bồng, tay nâng tay đỡ thuở còn thơ. Khi có chút công danh sự nhiệp, được người đời ghi nhận tán dương; sống nơi thành thị, nhà đẹp xe sang, xin đừng vội “chê” cha mẹ già quê mùa ít học, mà hãy nhớ “vì đâu, anh nên người tài ba”. Chúng ta có được ngày nay, bao năm vất vả cha mẹ nếm đủ đầy. Khi ta nhỏ, gia cảnh còn thiếu thốn khó khăn, lo cho chúng ta có miếng ăn no, có manh áo mặc, mẹ nắng mưa tần tảo thân gầy, bao gian khó gió sương cha phải đương đầu.

Việc bạn bè chúng ta lăn xả, nhiệt tình giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần, thế nhưng, lại chẳng mấy khi để ý, lúc trưa nắng khi chiều mưa, cha mẹ già nơi căn nhà xưa, áo phơi ngoài dậu có kịp thu vào. Mỗi lúc chuyển mùa thân già khó ở, lưng đau ngối mỏi, cơm canh nhà cửa ai thời trông nom. Với người ta tỏ lòng thương, sanh thành dưỡng dục một đời hy sinh, vậy mà ta nỡ nhẹ tình, chữ Kính chữ Hiếu, ai thời chớ quên.

Xã hội không ngừng thay đổi, ý thức cũng như cách nhìn nhận các giá trị đạo đức, văn hóa của chúng ta cũng khác. Chúng ta chỉ chú trọng các phương tiện sống, mà ít quan tâm giáo dục, phát huy “lề lối” của cha ông. Dẫn đến hậu quả là, ngày nay, khi đánh giá mọi mặt của cuộc sống, chúng ta đều lấy giá trị vật chất làm thước đo. Nhìn đời qua lăng kính vật chất. Chúng ta tạo ra nó, đồng thời chúng ta cũng là nạn nhân của điều đó.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghĩ (hoặc đã đang và sẽ làm cái việc), thỉnh thoảng gửi cha mẹ một món tiền, hay vài phần quà, hoặc sắm sửa cho cha mẹ những tiện ghi vật chất trong cuộc sống, với ý nghĩ rằng, vậy là ta có hiếu lắm rồi. Thật đã đủ hiếu chưa?

Các bạn à, nếu ai đã từng trông chờ, ngóng đợi người ta yêu quý mến thương rồi, thì các bạn đã phần nào hiểu được tấm lòng của mẹ cha. Khi chúng ta nhớ mong một ai đó, thì các món đồ vật chất giá trị của người đó tặng, có làm mình quên đi nỗi nhớ không? Hay giọng nói, nụ cười và sự quan tâm ân cần, sự hiện diện của người ấy hơn tất cả những món đồ đắt tiền mà vô tri kia? Với cha mẹ, chúng ta là khúc ruột, là một phần thân thể, là cả tình thương, là lẽ sống của người. Thế thì, chúng ta đền đáp đấng sanh thành chỉ bằng vật chất như thế sao đủ được. Tất nhiên, cuộc sống không thể thiếu chúng, nhưng không là tất cả bạn ạ. Hơn nữa, cha mẹ chúng ta có thật sự cần những thứ vật chất chúng ta gửi biếu không? Hay chúng chỉ là những món đồ thừa, nơi căn nhà mẹ cha đang ở.

Rồi một hôm, tôi vội vã về nhà sau khi tiễn đưa mẹ người bạn, đoạn đường cuối của kiếp nhân sinh; ôm chầm lấy mẹ cha, siết thật chặt, lời cảm ơn thành kính thốt ra, trong sự ngạc nhiên của hai đấng sanh thành. Vì lúc ấy, tôi đã ý thức được mẹ cha già chẳng thể sống đời với ta. Họ có thể rời bỏ tôi mà ra đi bất cứ lúc nào. Tôi chợt ngộ ý câu ca dao “mỗi đêm mỗi thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con”. Tôi về thăm mẹ cha thường hơn, không mang những thứ máy móc mà tôi cho là tiện ghi sống nữa, vì tôi đã biết dù có mua về ba mẹ cũng chẳng dùng đến; thay vào đó lúc đãi ông bà món đặc sản quê hương, hoặc những thứ rất dân dã bình thường. Những việc vặt bao năm rồi tôi không động đến, nay mọi việc tôi đều giành phần làm, dẫu chỉ là thay cái bóng điện hư, hay nhổ cỏ cho đám hoa cha trồng trước ngõ, hoặc bóp tay chân cho ông bà một chút lúc chiều tà… Ấy vậy mà mẹ cha vui ra mặt, hàng xóm láng giềng nói ông bà có phúc, con trai ngoan giúp cả việc nhà. Lúc trước làm việc bất kể thời gian, để có điều kiện mua sắp các thiết bị tiện nghi, nghĩ là cha mẹ vui thích, vậy mà mỗi lần về chỉ nhận được câu “công việc bận lắm hả con?”.

Đấy các bạn ạ!

Chúng ta hiếu kính cha mẹ bằng những việc tưởng như nhỏ bé giản đơn, nhưng đó mới là điều mẹ cha ta mong muốn. Tất nhiên, thế gian cha mẹ chẳng như nhau, cũng không thể phủ nhận, có bậc cha mẹ coi trọng vật chất thái quá, nhưng cũng chính điều đó sẽ là nỗi bất hạnh khi phải sống cô đơn, thậm chí thân ốm đau con cháu chẳng ngó nhòm, vì còn đang bận cùng nhau phân chia gia sản. Những người như thế không nhiều. Đa phần các bậc mẹ cha, dẫu đời chịu lắm phong ba, là cha là mẹ mọi điều vì con. Thế nên, phận con chữ hiếu cho tròn, sớm thăm tối viếng, mẹ cha già đặng vui.

Bạn cũng thế, hãy làm đi bạn nhé, khi cha mẹ còn để vỗ về để yêu thương chăm sóc, để lòng vui sướng hơn. Kẻo mai cha mẹ mất rồi, chỉ còn di ảnh, khói tan, lệ nhòa…Thì lúc đó, còn lại chỉ là ký ức, là nỗi xót thương, là sự hối tiếc khôn cùng!. Lời bài hát "Bông Hồng Cài Áo" chợt hiện trong đầu, mà lòng man mác bao nỗi niềm:

Nếu mai này Mẹ hiền có mất đi 
Như đóa hoa không mặt trời 
Như trẻ thơ không nụ cười 
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm 
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm.

Mùa Vu lan lại về. Với người con Phật, là dịp để nhìn sâu hơn ân đức đấng sanh thành, để mỗi người chiêm nghiệm phận đạo làm con. Các bạn mến, ngay bây giờ, hãy bằng tất cả lòng thành, ân cần phụng dưỡng song đường, mới mong đền đáp phần nào công ơn; chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bao nhiêu năm nuôi nấng dỗ dành. Đồng thời tạo mọi phước duyên, đặng cầu nguyện cha mẹ già mạnh khỏe, thọ trường; nếu thác rồi sanh về lạc cảnh an vui…

 

Vĩnh Nghiêm

Mùa Vu Lan, 2012

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6409)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6248)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6502)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7824)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9587)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6372)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8201)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4418)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4854)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.