Cúng Vu Lan: Giảm Lãng Phí Từ Đồ Mã - Hà Dương

28 Tháng Tám 201200:00(Xem: 60116)

CÚNG VU LAN
GIẢM LÃNG PHÍ TỪ ĐỒ Mà
Hà Dương

Mặc dù còn 1 tuần nữa mới đến Rằm tháng Bảy nhưng theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH, thị trường hàng mã đã vô cùng sôi động. Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên đã mua cả đống vàng mã với đầy đủ nhà cửa, xe cộ, người giúp việc… để dâng người cõi âm.

Nhiều loại mã “thời trang hightech”

dotvangma2

Một cửa hàng bán đồ mã tại Hà Nội (Ảnh: Dân Trí)

Phố Hàng Mã (Hà Nội) mùa "xá tội vong nhân" rực rỡ, thiên hình vạn trạng. Thời điểm này cũng là mùa vàng mã cao điểm nhất trong năm của dân làng mã ở Làng Cót (Hà Nội), xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đường vào làng bày la liệt đủ loại giấy màu, treo pheo, xe cộ tấp nập vào ra chở mã. Các làng này nghề vàng mã đã lên "chuyên", mỗi nhà chỉ làm một vài thứ hàng, hoặc vài bộ phận của mã. Giá mã tại đây chênh lệch khá nhiều so với thị trường: Một ngôi nhà mã giá 7.000đ, thị trường là 35.000 – 50.000đ; nhà hiện đại đủ vật dụng 80.000đ, bán lẻ 150.000 – 400.000đ; quần áo 6.000đ/bộ ra thị trường là 20.000 - 35.000đ/bộ...

Kinh Phật không dạy Phật tử đốt nhiều vàng mã. Tuy nhiên, đốt vàng mã là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên giáo lý Phật giáo chỉ hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ bản chất mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hoá ngày Rằm tháng Bảy.

(Đại đức Thích Đức Thiện, Trụ trì chùa Phật Tích ở Bắc Ninh).

Đồ mã từ nhà lầu, xe hơi, quần áo, đồ sinh hoạt... tới hình nhân giờ phải "mốt", giống y hàng thật, màu sắc tinh tế, ít lòe loẹt và hợp thời. “Thời trang cõi âm" năm nay ngoài mã cổ truyền (mã cho ông già bà cả với khăn xếp, áo the, váy áo tứ thân, cơi trầu, nón lá, hài, xe ngựa) giá trọn bộ từ 50.000 - 100.000đ… còn có những bộ thời trang cho bộ cô, bộ cậu, ún đỏ rất đẹp với những mũ mềm, váy áo, hàng hiệu áo phông body, quần bò ống côn, váy đầm ống, ví tiền "đồ hiệu", điện thoại "sành điệu", thẻ tín dụng ngân hàng Địa phủ. Còn có xe SH, Dylan, ôtô BMW, Lexus, laptop, netbook, iPhone 3GS, iPhone 4, iPad... rất thời trang. Trọn bộ mã cao cấp (biệt thự, xe xịn, tivi, tủ lạnh, máy giặt, laptop, iPhone 4) giá từ 2 triệu đồng, nhưng phải đặt trước.

Giá đồ mã giải trí bán lẻ như máy chơi điện tử là 20.000đ, một bộ game Võ lâm truyền kỳ hay Thiên long bát bộ giá từ 60.000 - 80.000đ… được nhiều bố mẹ mất con mua để "hóa vàng" cho vong trẻ. Cõi âm năm nay vẫn “phát hành” phiếu quà tặng "Amphu Mart", hoặc khuyến mại thêm 2 gia nhân mã khi mua trọn bộ mã hiện đại. Tuy đã cấm buôn bán tiền polymer âm phủ, nhưng loại tiền này vẫn được bày bán cùng với USD, tiền Euro.

Không cần thiết đốt nhiều

dotvangma3Năm nay, dịch vụ giao hàng tại nhà với những đồ mã cồng kềnh như: Nhà, xe, tủ lạnh, máy giặt…đang nở rộ và rất hút khách bởi rất nhiều người không có thời gian đi sắm mã. Khi sử dụng dịch vụ này, người mua chỉ cần gọi điện, báo mã cần mua, địa chỉ, điện thoại là được tư vấn sản phẩm, giá bán và hẹn giờ là có người chở đến nhà. Dịch vụ này cũng khuyến mại vàng hương, hình nhân khi mua trọn bộ "mã sành điệu”. Thị trường hàng mã cũng cạnh tranh nhau quyết liệt về giá cả và sản phẩm, vì thế các cửa hàng mã luôn phải cập nhật mặt hàng mã mới. Các hàng rong trước kia chỉ mang tiền giấy, mã truyền thống bán thì nay có cả ngựa, nhà tầng, đồ hiện đại tới tận các ngóc ngách với giá rẻ.

Nếu mua tại chợ, các cửa hàng mã có người bán kiêm “nhân viên tư vấn”, chỉ cần biết người mất là nam hay nữ, trẻ hay già, khi sống thích gì là người bán sẽ tư vấn rất “khuyến khích” mua hàng.

Tuy nhiên, theo sư thầy ở các chùa, Rằm tháng Bảy không nên đốt quá nhiều vàng mã cho người cõi âm. Một số chùa dịp này cũng không khuyến khích đốt vàng mã. Thậm chí, có chùa đã dỡ cả lò hóa vàng như chùa Liên Hoa (Q. 11, TP Hồ Chí Minh). Thượng tọa Thích Duy Trấn, Phó Ban Hoằng Pháp TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Liên Hoa đã treo bảng thông báo: Các phật tử đến chùa cúng vong linh, xin miễn đốt giấy tiền vàng mã. Hãy dùng số tiền tính mua vàng mã cứu giúp bà con nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa. Năm 2011, số tiền tiết kiệm "không đốt vàng mã" của chùa Liên Hoa quyên góp được trên 7 tỉ đồng làm từ thiện.

Thượng tọa Thích Duy Trấn cũng đã đến nhiều nơi để giảng đạo, thuyết pháp và luôn nhấn mạnh sự không cần thiết, vô nghĩa của việc sử dụng, đốt vàng mã, đồ mã.

Nguồn: Gia Đình.net.vn

 

thichbaonghiem-thumbnailThượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội khẳng định: "Trong giáo lý nhà Phật không hề nhắc đến việc đốt vàng mã".

(Nguồn: Báo Dân Trí)

 

...Trong khi chúng ta cầu nguyện cho người thân quá vãng được tái sanh vào cõi an lành, như sanh cõi trời hay cõi người hay về cảnh giới Tây phương cực lạc hay một cảnh giới thanh tịnh nào đó mà lại đi đốt giấy tiền vàng mã và đồ dùng bằng giấy xuống âm phủ cho người thân tiêu dùng trong các lễ tang, lễ giỗ, lễ Vu Lan thì như vậy có phải chúng ta cầu cho người thân ở mãi cảnh giới âm u tối tăm đó để xài tiền ma, đồ dùng ma hay sao. Thậm chí có người, khi đốt xong còn lo lắng không biết người thân có nhận được không? …Xem thêm: ● ĐỐT VÀNG MÃ MỘT THÓI TỤC MÊ TÍN CẦN HUỶ BỎ - Hoàng Liên Tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5424)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6689)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7813)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5838)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5222)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10075)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6862)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7667)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.