Vu Lan Thực Hành Đạo Hiếu

15 Tháng Tám 201300:00(Xem: 11707)
tuyentapvulan-03

VU LAN THỰC HÀNH ĐẠO HIẾU
Hoàng Phước Đại

longme_0Lễ Vu Lan hay còn gọi lễ báo hiếu, được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được vãng sanh cực lạc. Vu Lan còn là dịp để những người may mắn còn cha còn mẹ, thực hành sống thương yêu cha mẹ mình hơn nữa. Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích vị Bồ tát đại hiếu Mục Kiền Liên, cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Bởi mẹ của Ngài, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, phải nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương và công đức tu tập của ngài để giải cứu.

Mùa Vu Lan, nhắc nhở mỗi chúng ta, noi gương ngài Mục Kiền Liên thực hành đạo hiếu với bậc sinh thành, người đã nuôi dưỡng ta lớn khôn. Thực hành đạo hiếu tức là học cách sống để đem lại hạnh phúc cho chính mình và hạnh phúc cho người khác.

Đạo Phật dạy để có cuộc sống hạnh phúc, chúng ta hãy thực hành năm điều sau:

Điều thứ nhất, bạn không được giết hại hoặc làm tổn thương mọi sinh vật sống.

Chúng ta hãy yêu thương bảo vệ mạng sống cho mọi loài sinh vật. Sự sống ở đây không phải là chỉ là sự sống của con người mà là sự sống của mọi loài.

Con người ai cũng muốn có cuộc sống an toàn, không ai muốn mình bị giết hại, không ai muốn mình bị thương vong. Vì vậy, thực tập đức tính yêu thương, không sát sinh, bạn đã đem lại hạnh phúc cho mọi người cũng như hạnh phúc cho bản thân bạn.

Sự sống không có tính cách cục bộ. Sự sống của mỗi chúng ta không chỉ có liên quan tới sự sống của người khác, mà có liên quan tới sự sống của loài khác ; sự sống của mọi loài động vật, thực vật và khoáng vật. Chúng ta đã biết rằng bảo vệ thiên nhiên, cũng là bảo vệ con người. Muốn bảo vệ sự sống của con người, ta phải bảo vệ cả đất, nước, không khí, rừng núi, sông hồ và biển cả. Ta phải bảo vệ môi sinh, ta phải bảo vệ cả trái đất. Vì vậy thực hành không sát sinh, hủy diệt mọi sinh vật sống thì trái đất và muôn loài mới có được một tương lai, và an lạc của mọi loài mới có thể trở thành một sự thật.

Điều thứ hai, bạn nên thực hành bố thí và không lấy cắp tài sản của người khác.

Bố thí là cho đi những món quà mà người nhận đang thực sự thiếu thốn bao gồm thuốc men, thực phẩm, tiền bạc, kiến thức….Bố thí giúp con người giảm lòng tham, chia sẻ những may mắn mình đang có, cho những người bất hạnh hơn mình đang phải chịu đựng.

Một người sống hạnh phúc cho mình và cho người khác khi ý thức được, ăn cắp, cướp bóc, dùng vũ lực để trấn lột tài sản của người khác là điều xấu hổ. Ý thức được rằng một xã hội tốt đẹp, một thành phố đáng sống, khi không có trộm cắp, nạn cướp giựt lộng hành.

Điều thứ ba, bạn không được quan hệ tình dục bất chính.

Phật dạy chúng ta muốn sống hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội thì chúng ta không được quan hệ tình dục bất chính và bảo vệ mọi người khỏi đe dọa của xâm phạm tình dục. Thực hành lời dạy này nhằm bảo vệ tiết hạnh của cá nhân, đời sống lứa đôi và nền tảng gia đình.

Điều thứ tư, bạn không được nói dối, hãy học cách nói ái ngữ và biết lắng nghe người khác.

Chúng ta hãy nói tiếng nói sự thật. Hãy ý thức sự thật luôn là chân lý. Lời nói có thể đem lại hạnh phúc và niềm tin cho kẻ khác mà cũng có thể gây khổ đau và đổ vỡ chung quanh. Thực hành lời nói ái ngữ có thể tránh được sự gây khổ đau và đổ vỡ và đồng thời có thể tạo dựng niềm tin, ban phát rất nhiều hạnh phúc cho nhiều người. Người đem lại hạnh phúc không chỉ, biết nói lời xây dựng mà còn phải biết lắng nghe. Lắng nghe để làm vơi bớt nỗi khổ của người.

Điều thứ năm, bạn không được sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy.

Rượu và các chất ma túy đã làm hủy hoại sức khỏe, làm tan vỡ gia đình và tạo ra nhiều hỗn độn trong xã hội. Không sử dụng các chất kích thích gây hại, là bảo vệ cho mình, cho gia đình mình và giúp những kẻ khác vượt khỏi vòng nghiện ngập.

Khi con người sống không lý tưởng; cảm thấy bị ruồng bỏ bởi gia đình, bởi xã hội, con người thường đi tìm những lãng quên trong các chất ma túy. Vì vậy chặn đứng sự lưu hành ma túy không phải là giải pháp căn bản để bài trừ nạn ma túy. Giải pháp căn bản là tạo lại niềm tin, xây dựng lại cơ sở gia đình, giúp con người tìm lại được mối quan hệ của con người với gia đình và xã hội. Cuộc sống có lý tưởng, có hoài bão, hướng con người dấn thân đóng góp tích cực cho xã hội, chứ không đi tìm những lãng quên trong các chất ma túy.

 Đạo Phật là một tôn giáo, nhưng đạo Phật không quá huyền bí. Đạo Phật dạy cho chúng ta, những người bình thường một cách sống. Cách sống đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho người khác.

Mùa báo hiếu, chúng ta hãy thực hành những lời dạy từ ngàn xưa của Đức Phật, để thấy sự nhiệm mầu, khi thực hành đạo Hiếu. Chữ Hiếu ngay trong tầm tay của các bạn.

Chúc các bạn mùa Vu lan trọn vẹn!

TUYỂN TẬP VU LAN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5838)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5789)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6818)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6452)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5474)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4504)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10053)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.