Ngày Cuối Cho Mẹ

20 Tháng Tám 201300:00(Xem: 17533)
tuyentapvulan-03

NGÀY CUỐI CHO MẸ
Hạnh Chiếu

sariputtaThánh sử đi qua cuộc đời của những bậc Thánh tăng để lại những bài kinh bất diệt trong lòng thế gian sanh diệt. Đạo Phật vì thế đã trở thành lẽ sống, thành suối nguồn vi diệu, tái tạo và nuôi dưỡng những mảnh đời, tưởng chừng như không gì có thể cứu rỗi.

Có những câu chuyện ta cứ ngỡ đã đi qua mất rồi nhưng thật ra nó vẫn còn đọng lại trong trái tim con người, nấc lên những rúng động ngàn năm. Đó là câu chuyện của vô lượng vô lượng Đức Phật, của Mục-kiền-liên, của Xá-lợi-phất, của tất cả những ai có mẹ có cha, có trái tim biết rụng về nguồn cội thiêng liêng.

 Ráng chiều không dám lướt nhanh trên bầu trời Nàlakà, bởi vì ở đây, tất cả như đang dừng lại chờ đợi một bóng hình rất thân. Người trở về. Sẽ ở lại nơi này vĩnh viễn hay tiếp tục ra đi? Không ai dám nghĩ tới. Đoàn Sa-môn cứ lẳng lặng bước theo sau Tôn giả, mặc dù Ngài đã nhiều lần khẩn khoản khước từ. Chẳng ai muốn quay về, chẳng ai không dán mắt vào từng bước chân già cỗi của Tôn giả trên con đường quê. Sanh lão bệnh tử đổ xuống đời người bất dung tình, cho dù đó là bậc Thánh tăng. Vận hết thần lực, Tôn giả cố gắng duy trì mạng căn, về cho kịp tới nhà. Bởi vì ở đó có mẹ già.

 Mẹ ngài là một tín đồ Bà-la-môn giáo, rất không thích Đức Phật và Tăng đoàn. Bà tức giận khi Ngài xuất gia theo Phật biết bao nhiêu. Sau đó, cứ mỗi lần nhớ con bà thiết trai cúng dường. Gặp con bà uất ức nguyền rủa. Xa con bà nhớ mong trông đợi. Đó là chuỗi nhân duyên lạ lùng của hai mẹ con Ngài. Cho nên Tôn giả biết rất rõ, ngoài Ngài ra không ai có thể độ mẹ thoát khỏi khổ hình. Nghe tin con trai về, bà ngạc nhiên “Ông con này, sao nay lại về?”. Rồi vẫn như mọi khi, bà vừa càm ràm, vừa tất bật đón Tôn giả và các bậc Thánh tăng.

 Tuy nhiên, lần này Xá-lợi-phất đòi mẹ phải dọn phòng cũ, nơi ngày xưa Tôn giả chào đời. Bà cũng thuận theo, trong lòng chẳng nghĩ ngợi chi. Thế là Ngài tĩnh tọa suốt đêm trong phòng, chư thiên lần lượt kéo đến đảnh lễ, ánh sáng chói tỏa, Kàlakà tràn ngập trong biển hào quang, khiến cho mẹ ngài hoảng kinh. Bà tìm đến và chiêm ngưỡng, thấy Tôn giả Xá-lợi-phất an định trong từng hơi thở. Thật khẽ, thật nhẹ, thật khinh an. Bà nhìn mãi không thôi, tâm mắt chẳng rời.

Từ trong chánh định, Tôn giả dùng tuệ nhãn xem thấy căn cơ của mẹ đã thuần thục. Thế là Ngài xuất định, vì mẹ thuyết pháp. Nghe xong, bà phát khởi lòng tin chân chánh, quy hướng Thế Tôn, quy hướng Tam bảo, tà kiến chóng dứt, thân an tâm lạc, vào được Sơ quả Tu-đà-hoàn. Ngay khi lão mẫu vừa sanh vào dòng thánh, Tôn giả Xá-lợi-phất lặng lẽ thu thần nhập diệt. Hoành tráng. Diễm lệ.

 Tròn đầy. Một sự viên tịch hiếu đạo lưỡng toàn. Thì ra, nơi bậc đại trí tuệ không chỉ có tình mẹ, mà còn hơn cả tình mẹ - tình thương vô nhiễm, vô ưu.

 Cả một đời theo Phật thuyết pháp độ sanh, Tôn giả đã vâng lệnh Thế Tôn rống tiếng sư tử, độ vô lượng chúng sanh. Cho tới giây phút cuối cùng, trước khi giã từ cõi mộng, Ngài đã rống lên tiếng rống vang dội nhất, chấn động nhất. Bởi vì ở đó động đến trái tim của mẹ, đang từng phút từng giây, chờ đợi nhịp đập quả tim con, dẫn máu chảy về nguồn. Đại địa chấn động, mây mù ảm đạm, muông thú kêu vang, buồn thương bậc Đại trí tuệ đã rời xa thế gian. Nhưng đó lại là giây phút Tôn giả vui mừng nhất vì đã làm được công việc sau cùng, độ mẹ thoát khỏi trầm luân.

 Toàn bộ cuộc đời của Ngài không bỏ sót một hạnh nguyện nào. Vị đệ nhất thượng thủ Thánh đệ tử của Đức Phật, xứng đáng cho đời đời thế hệ Tăng lữ noi theo, độ tận chúng sanh mới vào Niết-bàn, trong đó nhất định có cha và mẹ. Nếu đem cuộc đời của Tôn giả Xá-lợi-phất lồng vào cuộc đời của tôn giả Mục-kiền-liên thì thật là vừa vặn làm sao. Mỗi ngài một sự thị hiện, bổ sung kiện toàn cho nhau một cách khít khao. Một bà mẹ còn tại thế, một bà mẹ đã qua đời, cả hai đều nhờ lòng đại hiếu của con mà vượt qua ách nạn.

 Có phải chúng ta cũng là người con Phật? Trong trái tim mình hẳn có đấng song thân? Cho nên bằng mọi cách hãy quay về chăm sóc cha mẹ. Trong tinh thần đạo pháp và hiếu hạnh của người xuất gia. Đừng để quá muộn màng. Có một điều chúng ta cũng chớ quên, đó là muốn kịp quay về với cha mẹ, trước nhất hãy quay về với chính mình. Có những bước chân quên mất đường về. Có những bước chân đã biết đường về mà không chịu về. Cung đường nào chắn ngang? Ma mị nào dẫn lối? Rồi ra, cũng sáu nẻo luân hồi mà thôi.

 Hãy như Tôn giả Xá-lợi-phất quay về lo cho mẹ trước khi người qua đời. Hay như Tôn giả Mục-kiền-liên lặn tận đáy sâu của tâm thức tìm mẹ, khi người đã qua đời. Nên nhớ là hai ngài đã chứng Thánh, chúng ta thì chưa. Khác nhau rất xa. Cho nên phải ráng tu trước cái đã. Người tu cần lắm đạo lực. Cha mẹ nhất định sẽ cộng hưởng theo. Ngày cuối cho mẹ, xin chờ tất cả chúng con.

Hạnh Chiếu
Thiền Viện Thường Chiếu

TUYỂN TẬP VU LAN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6427)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6287)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6545)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7869)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9615)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6407)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8238)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4451)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4891)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.