Chữ Hiếu Trong Đạo Phật

27 Tháng Giêng 201515:55(Xem: 10073)

 blankCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT


blankSở dĩ ngày nay người Việt Nam ta nói riêng và Á châu vẫn còn tôn trọng và đặt lên hàng đầu về chữ HIẾU đối với Mẹ Cha. Nói chung hầu hết người Châu Á còn giữ đựơc nề nếp, đạo đức và văn hóa gia đình, đứng đầu là Trung Hoa, Việt Nam. Mặc dù hiện nay các con đang sống tại các nước Tây phương, nhất là Mỹ xem nhẹ chữ HIẾU do ảnh hưởng đời sống vì lo chạy đua theo vật chất, nhu cầu xã hội, không còn thời gian để họ có dịp sống nhiều về gia đình cũng như nội tâm . Từ đó họ cần đòi hỏi sự phóng túng, thỏai mái mà họ cho là TỰ DO, nhưng đằng sau cái tự do là một sự hủy họai tâm linh, đạo đức đưa dần con người đi vào sa đọa, suy thóai tâm linh là chìa khóa của tội phạm, giết chóc và khủng bố. Ngày nay nước Mỹ đứng đầu Thế giới về tội phạm, nhiều nhà tù lớn nhất và chế độ tử hình vẫn còn duy trì trong khi rất nhiều nước đã từ bỏ luật này.

Trở lại chữ HIẾU! Đọc văn hóa, văn chương Việt Nam hầu hết ca tụng rất nhiều về chữ hiếu bằng ca dao, thi văn, âm nhạc ca ngợi , trong đó đựơc đề cao tình Mẹ thiêng liêng:" Công cha như núi thái sơn , nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Trong các kinh điển Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông đều đề cao công ơn cha mẹ . Kinh tăng Chi Phật dạy :"Có hai hạng người , này các Tỳ kheo , ta nói không thể trả ơn được đó là mẹ và cha". Đối với bất thứ tình cảm nào rồi cũng nhạt phai với thời gian , chỉ có tình Mẹ thương con là ngàn năm bất tận. Trái tim Mẹ là một kỳ quan của vũ trụ , nước mắt của Mẹ nhiều hơn biển Thái Bình Dương . Mẹ thương con vô bờ bến và không bao giờ đặt điều kiện. Mẹ thương con dù con bao nhiêu tuổi già thậm chí hư đốn hay thất bại ê chề ngoài xã hội , Mẹ vẫn thương con cho đến giây phút cuối cùng của đời Mẹ. Đối với Cha tình thương cũng không kém gì Mẹ , nhưng Cha cứng rắn , thương con bằng lời răn dạy , bao gồm cả roi vọt , lo cho con tiền bạc để ăn học , hướng dẫn đạo đức và lối sống thế nào cho con trưởng thành ra đời một cách vững vàng khi thành người ngoài xã hội .Bởi vì người con có làm gì đi nữa , lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái , đúng như ca dao nước ta có câu :" Mẹ thương con biển hồ lai láng , con thương mẹ tính tháng tính ngày". Vì vậy, khi đề cập đến công ơn cha mẹ , các kinh đều cho rằng khó đền đáp nổi , là dựa vào tâm thức của người con đối với cha mẹ có giới hạn . Trong khi Cha đủ can đảm chỉ cho con thấy sự sai lầm để xa lánh , trái lại với Mẹ lại ôm ấp , che chở những lỗi lầm mà không hề trách mắng , đó cũng là sự tai hại cho con . Câu tục ngữ :

"Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi "

Không phải vì Mẹ cho ngọt khi con phạm lỗi mà gọi là ghét , đó chẳng qua tình yêu quá lớn mà không nở chỉ trích cái lỗi của con . Trong khi Cha cứng rắn và đôi khi sẵn sàng cho roi vọt để dạy con , đó cũng là vì thương con không muốn cho con bị hư hỏng . Cho nên con cái nhìn vào đó mà nghĩ rằng Mẹ không đánh đập mình nên thương hơn , điều đó không đúng và sau này khi có gia đình , con cái thì người con mới biết giá trị của tình thương người Mẹ , người Cha khác nhau và giá trị đều bằng nhau .

Vì thế , Chữ HIẾU trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo HIẾU , hằng năm vào dịp Rằm Tháng 7 Âm Lịch hầu hết các chùa Việt Nam đều tổ chức Lễ Vu Lan để Phật tử có dịp cầu nguyện cho hương linh Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sinh tịnh độ và Cha Mẹ hiện tiền có được đời sống trường thọ , an lành, hưởng nhiều phước lộc. 

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ chuyện Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử của Đức Phật Thích Ca, có mẹ là Bà Mục Liên Thanh Đề đã gây nhiều tội ác thuở sinh thời, nên khi chết bị đọa vào địa ngục, làm ngạ quỷ đói khổ. Trong Kinh Vu Lan kể chuyện : 

Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo, chứng quả A La Hán đã vận dụng thiên nhãn để tìm mẹ, ngày rất xót thương thấy mẹ bị đọa trong địa ngục. Ngài về bạch Phật và xin chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy, ngày rằm Tháng Bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng, sau ba tháng an cư kiết hạ, quý Chư Tăng có tâm rất thanh tịnh, nhờ vậy lời chú nguyện có nhiều năng lực giải trừ tội lỗi, ách nạn. Vào ngày Rằm Tháng Bảy nên đem lễ vật cúng dường và xin Chư Tăng, hiền thánh cầu nguyện cho mẹ, thì cha mẹ quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều phước đức. 

Ngài Mục Kiền Liên làm như lời Phật dạy. Ngay sau đó mẹ Ngài, Bà Mục Liên Thanh Đề được thoát kiếp ngạ quỷ và sinh lên cõi Trời. Lời chú nguyện của các chư tăng coi như một bài kinh giảng, nếu vong linh nghe theo, xả bỏ sân hận, phát tâm từ bi hỹ xã thì ngay sau đó sẽ thoát cảnh địa ngục. Từ đó Phật Tử theo gương Ngài Mục Kiền Liên tổ chức Đại Lễ Vu Lan vào ngày Rằm Tháng Bảy để cầu nguyện cho cha mẹ. 

Ở Nhật , trong ngày nhớ ơn mẹ có phong tục cài hoa Hồng lên áo. Người nào còn mẹ thì được cài hoa Hồng đỏ, ngưòi nào không còn mẹ thì cài hoa Hồng trắng. Thiề sư Nhất Hạnh đi Nhật thấy phong tục này có ý nghĩa nên đã du phập vào VN. Phong trào “Bông Hồng Cài Áo” trong ngày Lễ Vu Lan được Phật Tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó. Bản nhạc “Bông Hồng Cài Áo” được hát rất nhiều trong dịp Lễ Vu Lan. 

Trong ba tháng an cư kiết hạ , ngày rằm tháng bảy thì giải chế phải làm lễ Tự Tứ . Chữ " Tự Tứ" tiếng Pali gọi là PAVARANA nghĩa là tuỳ ý , tức là xin chư tăng tuỳ ý chỉ trích những lỗi lầm của mình do chư tăng thấy , nghe hay nghi để mình biết mà sám hối , nhờ sám hối nên thân khẩu ý được thanh tịnh thì công đức rất lớn . Đây là cách thức hạ mình cầu xin chỉ lỗi , tương tự như câu nói của Nho là KHIÊM SINH ĐỨC , có lẽ vì vậy mà phải nương nhờ ý lực chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ chứ không phải những ngày khác .

Nay các con lớn lên và sống tại đất nước tự do như Mỹ nhưng đừng quên chữ HIẾU đối với Mẹ Cha . Dù công việc , đời sống bận rộn thế nào cũng phải thường xuyên ghé thăm Mẹ Cha , hay ít nhất gọi phone thăm hỏi khi có thời gian rổi rảnh . Các con đến chùa lạy Phật là một điều tốt , nhưng đừng quên các con đang có những ông Phật tại nhà là MẸ và CHA . Con chỉ biết đến chùa , nhà thờ Kito mà không màng thăm viếng , chăm sóc cha mẹ ( nhất là các cô dâu , chú rễ) chứ đừng nói gì đến con ruột là điều thiếu sót lớn . Đức Phật dạy :
" Hiếu với Mẹ Cha tức là kính Phật ."
blankTại sao các con không lạy ông Phật trong nhà là Mẹ Cha có công sanh thành , nuôi dưỡng , đó là KINH BÁO ÂN CHA MẸ .

I. NỘI DUNG KINH  (Gồm có 6 phần)

1. Phần duyên khởi :Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô , Ngài liền đảnh lễ sát đất . Đệ tử của Phật là ngài Anan ngạc nhiên hỏi Phật vì lý do gì mà lễ bái đống xương khô ấy . Đức Phật dạy rằng , đống xương khô này hoặc tổ tông kiếp trước , hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chí thành kính lễ .

2. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :

a . ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng . 
b . ân sinh sản khổ sở 
c . ân sinh rồi quên lo 
d . ân nuốt đắng nhổ ngọt 
e . ân nhường khô nằm ướt 
g . ân bú mớm nuôi nấng 
h . ân tắm rửa chăm sóc 
i . ân xa cách thương nhớ 
k. ân vì con làm ác 
l. ân thương mến trọn đời . 

3. Đức Phật dạy về sự bất hiếu của con cái :

Ăn nói hỗn hào với cha mẹ , xấc xược với anh em chú bác bà con ..v.v. 
Không tuân theo lời dạy của cha mẹ , thầy bạn và các bậc trưởng thượng trong gia tộc . 
Theo bạn bè xấu ác , từ bỏ gia đình đi hoang , gây tạo tội lỗi làm cho cha mẹ , bà con buồn khổ . 
Không lo học tập , xao lãng nghề nghiệp , không tạo dựng được một đời sống vững chắc , làm cha mẹ lo lắng . 
Không phụng sự cha mẹ về vật chất , không an ủi về mặt tinh thần , coi thường cha mẹ , coi trọng vợ con . 

4. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù con cái báo hiếu bằng các cách như :

Vai trái cõng cha , vai phải cõng mẹ , cắt da đến xương , nghiền xương thấu tuỷ , máu đổ thịt rơi cũng không đáp được công ơn cha mẹ 
Giả như có ai gặp lúc đói khát , phá hoại thân thể , cung phụng cha mẹ cũng không đáp được công ơn cha mẹ . 
Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời , đâm tròng con mắt , cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thâncũng không trả nỗi công ơn cha mẹ . 
Dù vì cha mẹ , đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ . 

5. Đức Phật dạy về phương pháp báo hiếu :

Ngoài việc cung phụng cha mẹ về mặt vật chất và an ủi tinh thần mà ai cũng biết , chúng ta phải : 

Khuyến hoá cha mẹ thực hành thiện pháp . 
Phải vì cha mẹ mà thực hành tịnh giới , bố thí , làm các việc lợi ích cho mọi người . 
Phải truyền bá tư tưởng hiếu đạo này cho nhiều người được lợi ích . 

6. Phần kết thúc và lưu thông: 

Đức Phật khích lệ tinh thần báo hiếu . 
Đại chúng phát nguyện vâng lời phật dạy . 
Đặt tên kinh là Kinh Báo Ân Cha Mẹ . 

Trong 10 điều ân đức của cha mẹ đã cho thấy rõ tình thương bao la đó . Những lời kinh hết sức cảm động và chinh phục lòng người như :

- " Nhổ ngọt không tiếc nuối , nuốt đắng không phiền hà…Miễn sao con no ấm , đói khát mẹ nào từ" ( điều 4 )

-"Mẹ nằm chổ ướt át ,nâng con chổ ấm khô , đôi vú lo đói khát , hai tay che gió sương , yêu thương quên ngủ nghỉ , sủng ái hết giá lạnh , chỉ mong con yên ổn , mẹ hiền không cầu an" ( điều 5 )

-"Mẹ hiền ân hơn đất , cha nghiêm đức quá trời , che chở ân cao dày , cha mẹ nào tính toán , không hiềm không mắt mũi , không ghét què chân tay ,sinh con từ bụng mẹ , con đổi dạ thương ai" ( điều 6 )

-" Con đi đường xa cách , lòng mẹ bóng theo hình , ngày đêm không hả dạ , tối sớm nào tạm quên , khóc như vượn nhớ con , thương nhớ nát can trường … ( điều 8 )

-" Mẹ già hơn trăm tuổi , còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng" ( điều 10 )

Ngoài ra chưa nói Cha phải bị 9 năm tù tội trong lao tù Cọng Sản để ngày nay các con mới đựơc đi Mỹ , sống cuộc đời tương đối đầy đủ , an nhàn và sung sướng . Thế mà các con lại quên đi Mẹ Cha và chỉ biết đến vợ chồng , con cái mình . Luật nhân quả sẽ trả lại cho các con sau này . Trước mắt hành động của các con sẽ ảnh hưởng và làm cho các cháu nhìn theo , bắt chước và sẽ đối xử tồi tệ , bất hiếu lại với các con .

Cha Mẹ tuy đã già và suy yếu , nhưng với kinh nghiệm do sự thành công , thất bại trong cuộc đời 60 năm qua đã tạo nên một gia tài quý báu . Vì vậy khi các con mua nhà , lập Business ....... phải thưa trình , hỏi ý kiến Mẹ Cha trước khi làm . Đó vừa là chứng tỏ ra con nhà có giáo dục , đạo đức vừa là học thêm những kinh nghiệm làm ăn ngoài đời do Cha Mẹ chỉ dạy . 

Không có gì hạnh phúc , sung sướng khi còn có Mẹ , có Cha . Các con phải biết trân quý và kính dường Mẹ Cha khi họ đang còn sống , đừng để đến lúc Mẹ Cha qua đời mới bày lễ lược , cúng kiến cho thật lớn , khóc cho thật nhiều . Đây là những lời Cha Mẹ dạy dỗ các con để duy trì nếp sống lễ giáo , đạo đức của Gia đình và truyền thống Dân tộc mà chính Đức Phật vẫn quan tâm và luôn luôn nhắc nhở các con . Không nên hiểu nhầm chữ tự do đầy sa đọa , tội ác tại Mỹ mà quên đi nguồn gốc và giá trị vô cùng to lớn của chữ HIẾU trong đạo Phật đã dạy các con và phải biết trân quý , giữ gìn nó như những bảo vật giá trị nhất trong cuộc đời .Mặt khác , theo đạo Phật quan niệm tất cả chúng sinh là cha mẹ của mình ngoài việc báo đáp thâm ân cha mẹ của mình hiện nay , người Phật tử còn có nhiệm vụ báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời của mình bằng phương thức gián tiếp . Tất cả mọi người ai cũng có trách nhiệm truyền bá tư tưởng đạo hiếu để cho những người con học tập và thực hành phương pháp báo hiếu đúng chánh pháp , đem đến lợi ích cho tất cả những người cha mẹ khác trong xã hội sẽ trở thành một nền tảng đạo đức cơ bản cho con người , tâm hiếu là một tâm lý có tính cách văn minh , văn hoá . Truyền bá đạo hiếu sẽ tạo nên một truyền thống tốt đẹp , từ đó xã hội có điều kiện xây dựng hạnh phúc cho con người ngày càng tiến bộ và tốt đẹp hơn.Người người hạnh phúc tốt đẹp , nước nước an lạc vui tươi , Thế giới hòa bình thịnh trị , đúng là thiên đường đẹp nhất tại trần gian không nhỉ ?

PCCom Nguyen



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6409)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6248)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6502)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7824)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9587)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6372)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8201)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4418)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4853)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.