Huyết âm mẹ

16 Tháng Tám 201618:12(Xem: 5852)
blank

HUYẾT ÂM MẸ
Nguyễn Lương Vỵ


Me-oi1.

con về bên mẹ nghe huyết âm
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm (*)
vết hằn năm tháng bâng khuâng hỏi

bao nhiêu ly tán với ly tan

2.

nhớ không hết nấm mồ viễn xứ
chân đã run và lưng đã còng
nụ cười dúm dó lòng chưa nhẹ
mẹ vẫn ngồi khắc vợi thương mong

3.

mẹ vẫn ngồi lẩm bẩm một mình
chiều sẫy thai trời đất động kinh
lửa bầm hơ tạm cơn mê sảng
than cháy tê nhòa câu vãng sanh

4.

mẹ vẫn ngồi nhẫn nha chuyện cũ
hơn trăm lần chỉ một chuyện thôi
vườn hoang nhà trống đồng trơ rạ
lá khóc đưa ma quạ oán trời

5.

con về bên mẹ thấy da mồi
thấy vườn sương tưởng khói nhang trôi
nhện giăng cành ổi nao lòng giếng
chuồn chuồn lúng liếng giậu mồng tơi

6.

nhớ không hết gò tranh dốc sỏi
màu thu đông tội lắm đất cằn
sắc xuân hạ thương dùm nhau với
những sầu đau chia sớt cho chăng

7.

mẹ vẫn ngồi tươi rói nhìn con
tròn chín mươi tuổi hạc còn... son
nên con mãi dại khờ bên mẹ
ôm bàn tay nắng ấm ngập hồn

8.

mẹ vẫn ngồi chiều hôm chưa tắt
mà đèn khuya hiu hắt đâu đây
bão trong tim nhịp đời se thắt
câu hát bay lên nhạc rụng đầy

9.

con về bên mẹ nghe huyết âm
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm
vết hằn năm tháng không còn hỏi

một đóa bông trời đỏ lặng câm

Vu Lan, 08.2016
(Kỷ niệm chuyến về Việt Nam, mừng Mẹ đại thọ 90 tuổi).

(*) Trích trong tập thơ Huyết Âm của tác giả, ấn hành năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5823)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6844)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6478)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5500)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4526)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10097)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 10065)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.