Huyết âm mẹ

16 Tháng Tám 201618:12(Xem: 5855)
blank

HUYẾT ÂM MẸ
Nguyễn Lương Vỵ


Me-oi1.

con về bên mẹ nghe huyết âm
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm (*)
vết hằn năm tháng bâng khuâng hỏi

bao nhiêu ly tán với ly tan

2.

nhớ không hết nấm mồ viễn xứ
chân đã run và lưng đã còng
nụ cười dúm dó lòng chưa nhẹ
mẹ vẫn ngồi khắc vợi thương mong

3.

mẹ vẫn ngồi lẩm bẩm một mình
chiều sẫy thai trời đất động kinh
lửa bầm hơ tạm cơn mê sảng
than cháy tê nhòa câu vãng sanh

4.

mẹ vẫn ngồi nhẫn nha chuyện cũ
hơn trăm lần chỉ một chuyện thôi
vườn hoang nhà trống đồng trơ rạ
lá khóc đưa ma quạ oán trời

5.

con về bên mẹ thấy da mồi
thấy vườn sương tưởng khói nhang trôi
nhện giăng cành ổi nao lòng giếng
chuồn chuồn lúng liếng giậu mồng tơi

6.

nhớ không hết gò tranh dốc sỏi
màu thu đông tội lắm đất cằn
sắc xuân hạ thương dùm nhau với
những sầu đau chia sớt cho chăng

7.

mẹ vẫn ngồi tươi rói nhìn con
tròn chín mươi tuổi hạc còn... son
nên con mãi dại khờ bên mẹ
ôm bàn tay nắng ấm ngập hồn

8.

mẹ vẫn ngồi chiều hôm chưa tắt
mà đèn khuya hiu hắt đâu đây
bão trong tim nhịp đời se thắt
câu hát bay lên nhạc rụng đầy

9.

con về bên mẹ nghe huyết âm
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm
vết hằn năm tháng không còn hỏi

một đóa bông trời đỏ lặng câm

Vu Lan, 08.2016
(Kỷ niệm chuyến về Việt Nam, mừng Mẹ đại thọ 90 tuổi).

(*) Trích trong tập thơ Huyết Âm của tác giả, ấn hành năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6427)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6287)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6545)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7868)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9615)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6407)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8238)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4450)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4891)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.