Huyết âm mẹ

16 Tháng Tám 201618:12(Xem: 5858)
blank

HUYẾT ÂM MẸ
Nguyễn Lương Vỵ


Me-oi1.

con về bên mẹ nghe huyết âm
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm (*)
vết hằn năm tháng bâng khuâng hỏi

bao nhiêu ly tán với ly tan

2.

nhớ không hết nấm mồ viễn xứ
chân đã run và lưng đã còng
nụ cười dúm dó lòng chưa nhẹ
mẹ vẫn ngồi khắc vợi thương mong

3.

mẹ vẫn ngồi lẩm bẩm một mình
chiều sẫy thai trời đất động kinh
lửa bầm hơ tạm cơn mê sảng
than cháy tê nhòa câu vãng sanh

4.

mẹ vẫn ngồi nhẫn nha chuyện cũ
hơn trăm lần chỉ một chuyện thôi
vườn hoang nhà trống đồng trơ rạ
lá khóc đưa ma quạ oán trời

5.

con về bên mẹ thấy da mồi
thấy vườn sương tưởng khói nhang trôi
nhện giăng cành ổi nao lòng giếng
chuồn chuồn lúng liếng giậu mồng tơi

6.

nhớ không hết gò tranh dốc sỏi
màu thu đông tội lắm đất cằn
sắc xuân hạ thương dùm nhau với
những sầu đau chia sớt cho chăng

7.

mẹ vẫn ngồi tươi rói nhìn con
tròn chín mươi tuổi hạc còn... son
nên con mãi dại khờ bên mẹ
ôm bàn tay nắng ấm ngập hồn

8.

mẹ vẫn ngồi chiều hôm chưa tắt
mà đèn khuya hiu hắt đâu đây
bão trong tim nhịp đời se thắt
câu hát bay lên nhạc rụng đầy

9.

con về bên mẹ nghe huyết âm
nghe tủy xương réo rắt mưa dầm
vết hằn năm tháng không còn hỏi

một đóa bông trời đỏ lặng câm

Vu Lan, 08.2016
(Kỷ niệm chuyến về Việt Nam, mừng Mẹ đại thọ 90 tuổi).

(*) Trích trong tập thơ Huyết Âm của tác giả, ấn hành năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5460)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6738)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7885)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5869)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5254)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10109)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6907)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7693)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7068)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.