Tụng lễ Vu Lan (song ngữ)

16 Tháng Tám 201618:21(Xem: 5402)
 
blank
TỤNG LỄ VU LAN (ULLAMBANA CELEBRATION CHANT)

Hôm nay là ngày
 Chúng Tăng Tự tứ
 ngày hội Vu Lan
Toàn thể chúng con,
 Tăng, Ni, Phật tử
 hồi tâm tưởng nhớ
 Tôn giả Mục Liên
 tu hành đã chứng
 Lục Thông La-Hán
 vẫn còn thương mẹ.
Chẳng biết nơi nao
 sáu đạo luân hồi?
Quyết tâm tìm kiếm.
Thiên nhãn soi cùng,
 đến nơi ngạ quỉ
 mẹ ta đây rồi
 lang thang đói khổ.
Ruột đau như cắt,
 khôn thể ngồi yên.
Liền đi khất thực
 được bát cơm đầy.
Dùng thần tức thông,
 đem cơm dâng mẹ.
Nhìn thấy bát cơm,
 mẹ mừng khôn xiết.
Tay vừa bốc ăn
 cơm liền hóa lửa.
Đớn đau khó tả;
 rơi lệ dầm dề,
 vội lui trở về
 cầu Thế Tôn cứu.
Thế Tôn chỉ dạy
 lập hội Vu Lan
 thỉnh mười phương Tăng
 đồng tâm cầu nguyện.
Lễ hội vừa xong,
 cõi trời mẹ đến.
Mục Liên hớn hở
 vui vẻ khôn cùng.
Lại hỏi Phật thêm:
 con hiếu sau này
 Mẹ cha quá cố,
 lập hội được chăng?
Phật liền dạy rằng:
 thiết lễ Vu Lan
 cứu độ lục thân
 bảy đời cha mẹ.
Nhớ gương Mục Liên,
 người con hiếu thảo
 tu chứng giải thoát,
 vẫn quý mẹ cha.
Huống nữa chúng con.
 còn là phàm tục,
Công ơn cha mẹ
 trời bể khôn bì;
Bổn phận làm con,
 làm sao quên được?
Dâng hiến trọn đời
 chưa tròn chữ hiếu.
Thân con có ra
 từ nơi cha mẹ.
Dù nát thân này
 chẳng đủ đền ân.
Con nào dám nghĩ
 bỏ mẹ quên cha?
Có ai ruột rà
 bằng cha với mẹ?
Sanh thành khổ nhọc!
 nuôi dưỡng tâng tiu
 miễn con khỏe vui,
 là cha mẹ thích.
Con vừa chớm bệnh,
 cha mẹ buồn rầu.
Chạy ngược chạy xuôi
 rước thầy tìm thuốc.
Chỉ nghĩ đến con,
 mà quên khổ nhọc.
Con là hòn ngọc
 của quý mẹ cha.
Vắng mặt con thơ,
 mẹ cha sầu thảm.
Dù con khôn lớn,
 cha mẹ nào quên,
 thương mãi thương hoài,
 đến ngày nhắm mắt.
Hy sinh cả đời
 cũng vì con trẻ;
Muốn con được vui,
 quên mình tạo tội.
Đời này đã khổ,
 kiếp khác nào an?
Càng nghĩ đến Người,
 lòng con se thắt.
Nguyện tu tinh tấn
 làm những điều lành.
Dâng công đức này
 đền ân cha mẹ.
Xin trên Tam-Bảo
 chứng giám lòng con.
Bao nhiêu phước lành
 nguyền xin hồi hướng
 cho đấng hai thân.
Còn sống an khang,
 phát tâm Bồ-đề
 tu hành chánh giác.
Nếu đã quá cố
 siêu thoát trầm luân,
 sanh trong đường lành
 tu theo Chánh pháp.
Hạnh duyên đầy đủ
 Phật đạo chóng thành.
 
Nam-mô Đại Hiếu Tôn Giả Mục-Kiền-Liên. (3 lần)

 

Today is the day
 the Sangha completed their Rainy Retreat
 and celebrated Ullambana.
All of us,
 monks, nuns and lay Buddhists,
 call to mind
 Venerable Moggallana
 who had attained
 the six miraculous powers of an Arhat
 and still loved his deceased mother dearly.
Where was she
 in the six realms of Samsara?
He resolved to look.
Searching far and wide with his divine eyes,
 among the hungry ghosts
 he found his mother
 wandering in hunger and sufferance.
Deeply pained,
 he couldn't remain unaffected,
He went on alm rounds
 and received a bowlful of rice.
Using divine legs,
 he rushed to offer the rice to his mother.
Seeing the bowl of rice,
 the mother was in delight.
As her hand touch the rice,
 it turned into fire.
The Venerable's pain was indescribable;
 shedding tears,
 he hurried back
 to request help from the World Honored One.
The Budddha then advised him
 to prepare for the Ullambana
 to invide monks from the ten directions
 to pray heartfully together.
As soon as the ceremony was over,
 the Heavenly Realm, his mother reached.
Moggalalana rejoiced
 with great happiness.
The Venerable asked the Buddha again:
 filial children, in the future
 when their parents passed away,
 should they set up the ceremony?
The Buddha then said:
 celebrating Ullambana
 would save the six kinds of relatives
 and the seven generations of ancestors.
Following the example of Moggallana,
 the filial child
 who reached liberation,
 and still adored his parents,
As we are now,
 ordinary beings,
Our parents' loving care
 is larger than the skies and the oceans;
Children's duties,
 how can we forget?
Even devoting our whole life to them
 will not fulfill our filial obligations.
We have this body
 thanks to our parents.
Even sacrificing this body
 will not be worth the grace.
How could we think of
 forsaking our parents?
What kindred is dearer
 than father and mother?
Childbirth and rearing, what tough labor!
 nuturing with tender love
 for the children's good health and happiness,
 parents are then satisfied.
When children start falling sick,
 they get worried.
They go here and there
 to seek physicians and cures.
Absorbed in the care of the child,
 they are oblivious to all hardship.
Children are their parents' jewels
 and their treasures.
When children are out of sight,
 parents deeply saddened.
Even when they are grown-ups,
 parents can't neglect them,
 but continually love them,
 until their dying days.
They sacrifice their entire lives
 for their darling children;
Due to the children's sake,
 inspite of themselves they may commit crimes.
In this life they undergo suffering,
 in other lives how can they enjoy peace?
The more we think about our parents,
 the more our hearts break.
We vow to be diligent in our religious practice
 and to do good deeds.
We dedicate our merits
 to our dear parents to return their benevolence.
May the Three Jewels
 certify our filial hearts.
May our auspicious merits
 be dedicated
 to our parents.
May our living parents be happy and healthy,
 may they generate Bodhicitta
 and practice the true Enlightenment.
May our deceased parents
 be liberated from evil realms,
 enter a good existence
 and practice the true Dharma.
May they preserve perfect virtues and
 auspicious conditions
 to swiftly attain Buddhahood.
 
Namo The Great Filial Venerable Moggallana. (3 times)

 

Source-Nguồn: thienvienvouu.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5824)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6847)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6482)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5500)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4528)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10098)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 10069)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.