Thuyết pháp cho cha mẹ

16 Tháng Tám 201618:30(Xem: 5450)
blank

THUYẾT PHÁP CHO CHA MẸ    
Quảng Tánh


Tblankrong năm việc mà Như Lai nên làm ở đời, có hai việc quan trọng là “thuyết pháp cho cha, thuyết pháp cho mẹ”.

Trước khi vượt thành xuất gia, Thái tử Tất-đạt-đa dù nung nấu chí nguyện cao cả tìm đạo giải thoát để cứu độ chúng sinh nhưng niềm riêng trách nhiệm, tình cảm gia đình vẫn là điều luôn ưu tư, khắc khoải. Đến khi xuất gia tu tập thành đạo, chuyển vận bánh xe Chánh pháp, thành lập Tăng đoàn, Đức Phật liền trở lại cố hương, kinh thành Ca-tỳ-la-vệ để thăm viếng, giáo hóa phụ vương Tịnh Phạn, di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề và hết thảy bà con thân tộc hoàng gia.

Đức Phật là tấm gương sáng ngời về hạnh hiếu. Đặc trưng hiếu đạo của Ngài là “thuyết pháp cho cha mẹ, giúp cha mẹ tin hiểu Chánh pháp nhằm an lạc lâu dài”. Ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thật to lớn, chúng ta dù là ai, nên danh với đời thành ông này bà nọ, hay thành bậc Giác Ngộ như Đức Phật - Tam thế đều xưng tôn, thì cũng phải lo đáp đền.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

…Bấy giờ Thế Tôn dùng ba việc này giáo hóa ngàn Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo kia nhận lời Phật dạy rồi, ngàn Tỳ-kheo đều thành A-la-hán. Khi ấy, Thế Tôn đã thấy ngàn Tỳ-kheo đắc A-la-hán. Bấy giờ trong cõi Diêm-phù có ngàn La-hán và năm Tỳ-kheo với Phật là sáu. Khi ấy Ưu-tỳ Cù-đàm liền nghĩ: ‘Thế Tôn vì sao ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ?’.

Ưu-tỳ Cù-đàm liền quỳ trước Thế Tôn bạch:

- Chẳng rõ Như Lai vì sao ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ?

Thế Tôn bảo:

- Như Lai ở đời nên làm năm việc. Thế nào là năm? Nên chuyển Pháp luân, nên thuyết pháp cho cha, nên thuyết pháp cho mẹ, nên dắt dẫn phàm phu lập hạnh Bồ-tát, nên thọ ký Bồ-tát. Đó là, này Cù-đàm, Như Lai ra đời nên hành năm pháp này.

Ưu-tỳ Cù-đàm lại nghĩ rằng: ‘Như Lai nhớ thân tộc và nước của mình nên ngồi hướng về đó’…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 24.Cao tràng [2.trích], VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.489)

Thật nhân bản khi Đức Phật vừa thuyết pháp độ sinh lại không quên báo đáp thâm ân cha mẹ. Ngài khẳng định trong năm việc mà Như Lai nên làm ở đời, có hai việc quan trọng là “thuyết pháp cho cha, thuyết pháp cho mẹ”. Đức Phật đã rời bỏ tất cả sự nghiệp thế gian, chỉ còn ba y một bát, sống đời du hành thì có gì để cho cha mẹ. Cái mà Đức Phật có thể cho, và cha mẹ của Ngài cần chính là Giáo pháp.

Có thể xem đây là cơ sở quan trọng để thực hành hiếu đạo của người xuất gia đệ tử Phật. Người xuất gia hẳn nhiên không có tài sản, nếu có chăng cũng là của đàn na tín thí, nên không thể đem tiền công đức, của Tam bảo về cho cha mẹ. Làm như vậy ắt không phải hiếu (nếu không muốn nói là bất hiếu), vì bản thân người xuất gia mắc tội với Tam bảo, cha mẹ có thọ dụng tiền của ấy thì mắc nợ tín thí, chịu quả báo nặng nề. (Trừ hoàn cảnh đặc biệt, người xuất gia có thể phụng dưỡng cha mẹ trong giới hạn cho phép mà thôi).

Người xuất gia chỉ có một thứ tài bảo duy nhất để mang về cho cha mẹ là Giáo pháp. Càng mang về cho cha mẹ nhiều Giáo pháp bao nhiêu thì công đức, phước báo của mình và cha mẹ tăng thêm bấy nhiêu. Hẳn người xuất gia nào cũng đã từng tự vấn và quán xét, từ ngày mình đi tu đến nay đã mang Giáo pháp gì về cho cha mẹ. Song thân của mình đã hiểu thêm điều gì trong Giáo pháp để có thể chuyển hóa nghiệp lực mà an vui hơn trong hiện đời cũng như đời sau.

Hiện nay, một số ít vị xuất gia đã có cách báo hiếu không đúng pháp như trên đã nói. Một số khác thì chờ khi cha mẹ chết mới tiến hành cầu siêu, cúng tế, làm phước linh đình…, tuy có tâm hạnh báo hiếu nhưng vẫn chưa xứng hợp với lời dạy “nên thuyết pháp cho cha mẹ” của Đức Phật. Vì ai cũng biết cầu siêu hay tạo phước để hồi hướng cho người chết chỉ là việc làm có tính ‘vớt vát’ khi nghiệp đã tạo, lúc sự đã rồi; nếu ác nghiệp và tà kiến sâu nặng thì sau khi chết liền đọa lạc, và thật không dễ để siêu độ họ.

Đúng đắn và thiết thực nhất mà mỗi người xuất gia đều có thể làm để báo hiếu là “thuyết pháp cho cha mẹ”, như Đức Phật đã làm. “Thuyết pháp” ngoài giảng nói thông thường là tìm phương cách nào đó (như tụng kinh, đọc sách, nghe giảng v.v…) giúp cha mẹ thấu hiểu Chánh pháp, tin sâu nhân quả, hiểu rõ tội phước, bỏ ác làm lành, siêng năng tu niệm, chuyển hóa ba nghiệp, tịnh hóa thân tâm để cha mẹ hiện đời an vui, đời sau tái sinh vào cõi lành.

Quảng Tánh

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5460)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6739)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7886)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5869)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5254)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10109)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6908)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7693)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7068)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.