Vu-lan nỗi niềm thầm chấp bút

23 Tháng Tám 201814:28(Xem: 6056)

blankVU-LAN NỖI NIỀM THẦM CHẤP BÚT

Thích Ngộ Trí Viên

***

Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy mùa báo hiếu lễ Vu-lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức tâm con ngấn lệ tràn.

blankThế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.

Thiết nghĩ, ai sinh ra trong cõi đời này được làm con của cha, của mẹ thì thật hạnh phúc biết nhường nào!

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, con đã được mẹ lo cho trọn từng miếng ăn, giấc ngủ bằng dòng sữa ngọt ngào, bằng câu hát ầu ơ như đã hòa thành máu thịt.

Những mùa thu mẹ ru con ngủ.
Năm canh chày thức đủ vừa năm

Ngày thơ bé con được chở che bằng tấm áo yêu thương khi đông về, để rồi buổi hè sang, nan quạt mẹ lại đung đưa giữa trời trưa nắng gắt. Từng bữa cơm ngon đầy hương đồng gió nội đến những thứ quà bé nhỏ đơn sơ đều được đổi bằng mồ hôi và nước mắt của từ mẫu. Thời gian lấy đi tuổi xuân của mẹ, để lại trong những kỉ niệm về một người phụ nữ thật đẹp. Một cuộc đời tảo tần khuya sớm giữa âm thầm lặng lẽ để đổi lấy nụ cười cho đàn con thương.

Nuôi con suốt cả cuộc đời
Trái tim của mẹ trọn tình vì con
Qua rồi cái tuổi xuân son
Thì cơ thể mẹ héo hon phai tàn.

Khi nhắc đến cha, thì ngôn ngữ văn chương cũng luôn dành trọn những lời cao quý nhất.

Cha dành hết mọi đắng cay
Cho con vị ngọt những ngày ấu thơ.
Cha dành khó nhọc từng giờ
Đắp xây cuộc sống ước mơ gia đình
Cho con cuộc sống đẹp xinh
Cho con tất cả ân tình thương yêu
Cha kiên cường chống chọi với bão táp phong ba
Cho con vững bước trên mặt đường khát vọng.

Thời gian đã âm thầm lấy đi thời trai trẻ và đè nặng lên đôi vai gầy guộc ấy, và rồi, ngày con lớn khôn, những vết nhăn đã in hằn trên vầng trán tự thuở nào. Thật đúng là:

Ngôn ngữ trần gian như túi rách
Đựng sao đầy hai tiếng “Mẹ Cha”.

Con không biết mượn ngôn từ nào cho xứng với tình thương cao quý ấy. Dẫu cây to rồi cũng sẽ đổ. Núi cao rồi cũng sẽ mòn. Duy chỉ có cha vẫn bất khuất như cột trụ chống trời. Nhưng tình thương ấy đã bao lần cha giấu nhẹm vào tâm. Nuốt nước mắt, lấy roi vọt đặng rèn giũa con nên người.

Công cha như núi, như non
Hy sinh tất cả cho con nên người
Cho con cuộc sống đẹp tươi
Cho con tất cả nụ cười thế gian.

Công cha nghĩa mẹ là thế. Dù chúng ta có lấy hết nước biển Đông làm mực, cũng không thể nào diễn tả cho tận, cho cùng!

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa sâu nước mẹ ngời ngời biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông


Làm cho hiếu đạo báo đền công sinh thành.

Có thể nói, tình thương của cha mẹ dành cho con là vô cùng vô tận, bởi lẽ, dù con có khôn lớn trưởng thành đến mấy thì tấm lòng của hai đấng sinh thành vẫn vẹn nguyên như ngày thơ bé. Nước mắt chảy xuôi, mẹ cha cho đi chẳng toan tính vọng cầu, chỉ mong cho con được niềm vui và hạnh phúc.

Tiếc thay, tình thương ấy chỉ hiện hữu trong cõi đời vô thường giả tạm, để rồi một ngày nào đó con trở về thì ôi thôi, mẹ cha đã theo dòng sinh biệt, khiến lòng con quặn một nỗi bi thương.

Ngày hôm ấy, mây giăng sầu ảm đạm
Không gian buồn trong cảnh vắng thê lương
Khói hương ơi, sao đau đớn đoạn trường
Ngày vĩnh biệt cha mẹ hiền yêu kính.

Con cũng nhìn thấy có không ít người con đã vô tâm chạy theo những lợi danh huyền ảo để cha mẹ lẻ bóng đơn côi những ngày cuối đời lạnh lẽo. Để rồi, giờ đây, trước nấm mồ còn chưa xanh cỏ mà bia đá đã im bặt, lặng thinh. Họ chỉ còn có thể bùi ngùi gọi khẽ: “Mẹ ơi, con yêu mẹ”. “Cha ơi, con thương cha”.

Cúi đầu cha mẹ thứ tha
Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng.

Đối với con – một người xuất gia trẻ, giờ đây, một cái nắm tay âu yếm của mẹ, một lời quở phạt nghiêm khắc của cha sao mà xa xỉ thế? Nghĩ về thâm ân của hai đấng sinh thành chưa đáp trọn mà lòng con thêm tủi hổ.

Giá như sống lại những ngày thơ ấu, được cận kề bên mẹ cha, con sẽ trân trọng từng phút giây bé nhỏ,  con sẽ phụng dưỡng người bằng tất cả trái tim của người con hiếu kính. Vỗ về, an ủi và chia sẻ tất cả những uẩn khúc, những nỗi đau thầm kín mà vì hạnh phúc của con cha mẹ đã chôn chặt trong lòng. Con sẽ sẵn sàng đón nhận tất cả tình cảm mà hai đấng sinh thành dành trao, và sẽ rất vui khi được cha la rầy, quở trách, vì đó là niềm tự hào, là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời con, vì con vẫn biết con còn cha, còn mẹ, con sẽ gọi cha mẹ với tất cả lòng kính yêu sâu sắc bằng tất cả hân hoan, sung sướng của đời mình, để rồi con không bao giờ và mãi mãi không còn được gọi hai tiếng thiêng liêng ấy nữa.

Nếu tình thương có thể khiến người ta vĩ đại trong sự nhẫn nhục thì cha mẹhiện thân của lòng yêu thương và sự nhẫn nhục ấy. Dù chúng ta có thế nào đi chăng nữa thì tình mẹ cha vẫn rộng lớn, bao dung.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

Đôi dòng tâm sự với hai đấng sinh thành, con chỉ có thể đơn sơ đôi điều thế này. Con rất mong cha mẹ và các quý Phật tử độc giả hoan hỷ niệm tình thứ tha cho con.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5835)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6852)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6508)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5506)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4548)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10106)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 10117)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.