Một Vài Suy Nghĩ Mùa Vu Lan

26 Tháng Tám 202013:08(Xem: 4680)

blank
MỘT VÀI SUY NGHĨ MÙA VU LAN

VŨ TRUNG KIÊN

 

             

muc kien lien cuu me
ảnh minh họa ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ



Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức PhậtTôn Giả Mục Kiền Liên đã cứu thoát mẹ mình là bà Thanh Đề thoát ra khỏi ngục tối. Câu chuyện của người con chí hiếu Mục Kiền Liên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận suốt mấy nghìn năm qua, để rồi, Phật Giáo truyền đến đâu thì cùng với tinh thần từ bihỉ xảvô ngãvị tha, những người con của Đức Phật noi theo tấm gương hiếu hạnh của Mục Kiền Liên để đền đáp công ơn sinh thànhdưỡng dục.

              Truyền thuyết kể rằng bà Thanh Đề là mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên bị ọa vào địa ngục do tội lỗi mà bà gây ra khi còn sống. Mỗi khi người ta dâng cơm cho bà thì lòng tham sân si nổi lên và bát cơm biến thành lửa cháy, bởi vậy bà luôn khổ sở vì đói khát. Bằng thiên nhãn thông của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên nhìn thấy mẹ mình đang đau bị đọa đày đói khát. Để cứu mẹ mình thoát khỏi ngục tối, theo lời chỉ dạy của Đức PhậtMục Kiền Liên đã đi nhờ các vị Phật mười phương đến gia hộ cho mẹ mình, nhờ đó bà Thanh Đề đã thoát khỏi ngục tối. Câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu hạnh này đã giúp mỗi người chúng ta mỗi khi tụng đọc Kinh Vu Lan lại nhớ về tấm gương đại hiếu Mục Kiền Liên.

              Trong muôn vàn những đức tính tốt đẹp ở đời, hiếu hạnh đứng đầuTheo quan niệm của nhà Phật, đời là bể khốc, nên nước mắt chúng sinh cộng lại đã nhiều hơn biển cả bao la. Vậy nên, tất cả những ai khi đến với cuộc đời này đều chào đời bằng tiếng khóc oa oa chào đời: “Thảo nào khi mới chôn nhau/ Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra…” (Nguyễn Gia Thiều). Đời là bể khổ nên Phật giáo khuyên những ai đã có may mắn đến với cuộc đời này hãy góp phần mình cho cuộc đời bớt khổ. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã khuyên rằng: “Sứ mệnh của chúng ta đến với cuộc đời này là để giúp đỡ người khác, và nếu không giúp đỡ được gì cho họ thì ta cũng không nên làm hại họ”. Thân người ta khó mà có được, người xưa đã lấy câu chuyện ví von để thấy khó khăn này khi được mang thân người. Đó là hình ảnh giữa biển khơi có một con rùa mù 2 mắt, cứ mỗi trăm năm rùa nổi lên một lần, lần nào đó con rùa nổi lên mà bắt gặp cái cây có bộng rỗng trôi trên biển và nó phải chui được đầu của mình vào đó, thì đó là lúc một sinh vật được đầu thai trở lại làm người. Trong lục đạo luân hồi sinh tử của Phật giáo, chỉ riêng cõi người mới là cõi mà con người ta có điều kiện thuận lợi để tu tập, để tu nhân tích đức, để tạo duyên lành, để khi chết đi rồi không phải chịu dày vò đau khổ như thân mẫu Thanh Đề của Tôn giả Mục Kiền Liên. Đây là một bài học nhân quả từ Kinh Vu Lan. Gieo nhân nào thì gặp quả đó, không gây nhân ác làm gì có quả báo ác?

              Tại sao ngài Mục Kiền Liên thần thông quản đại nhưng vẫn không cứu nổi mẹ mình mà phải nhờ tới chư Phật mười phương? Luật nhân quả của Phật giáo là công bằng và không chừa một ai: Ai làm nấy chịu và không ai chịu tội thay cho ai. Có một câu chuyện thiền kể rằng một người nọ đến gặp vị đại sư và nhờ vị đại sư này cứu giúp. Vị đại sư liền nói với ông khách rằng đợi ngài một chút để ngài đi tiểu tiện. Khi vừa bước ra khỏi cửa ngài quay lại nói với ông khách rằng: Ông thấy đấy, đến một việc cỏn con như thế này (tiểu tiện – NV) mà tôi vẫn phải tự mình làm lấy chứ không thể nhờ được ai. Ngài Mục Kiền Liên có thể dùng thần thông của mình để cứu mẹ ra khỏi địa ngục hay không? Nếu ngài dùng thần thông cứu mẹ mình thì còn đâu là luật nhân quả, còn đâu là lẽ công bằng. Nếu vậy hóa ra con người cứ thoải mái làm ác đi rồi nhờ thần thông quản đại, nhờ cầu xin và giúp đỡ để thoát khổ hay sao? Vả chăng, cái ngục giam bà Mục Kiền Liên đâu phải có 4 bức tường, đâu phải có những cánh cửa sắt lạnh lùng khóa chặt, đó chỉ là cái ngục của tư tưởng. Bởi không có bức tường, không có cánh cửa nên nó có muôn ngàn bức tường, muôn ngàn cánh cửa. Vậy nên, ngài Mục Kiền Liên và các vị chư Phật đâu phải đến đó để phá cánh cửa đó và nắm tay bà Thanh Đề kéo ra, bởi làm gì có mà kéo – các vị ấy chỉ hướng dẫn, giảng giải để bà Thanh Đề tự mình đập vỡ màn u minh giam giữ mình để tự mình thoát ra. Bà phải tự mình thoát ra thì mới có thể thoát ra vĩnh viễn, còn nếu người ta kéo bà ra có thể bà lại sẽ bị đọa vào. Trước khi nhập diệt vào cõi niết bànĐức Phật quay lại dặn dò các đệ tử rằng: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Hạnh phúc hay khổ đau của mỗi người là do chính mỗi người quyết định. Không có bậc thần thông quảng đại nào, kể cả Mục Kiền Liên; chả có bậc thánh thần nào có thể cứu nổi một người khi người đó gieo đầy nhân ác. Vậy thì, cúng kiếng cầu xin phỏng có ích gì?

              Kỷ niệm ngày Lễ Vu Lan cũng là ngày mà ở các ngôi chùa (theo Phật giáo Bắc Tôngkết thúc 3 tháng mùa An cư kiết hạPhật giáo không chỉ bảo vệ con người mà còn tôn trọng sự sống của muôn loài bởi Phật giáo quan niệm tất cả chúng sinh sẽ trở thành các vị Phật tương lai. Mỗi khi mùa mưa tới, đó là mùa côn trùng sinh sôi nảy nở, nếu đi lại nhiều (thuở xưa đi khất thực) sẽ dẫm đạp các côn trùng mùa chúng đang sinh sản. Để bảo vệ sự sống muôn loài, cứ đến mùa ấy, những người con của Phật giáo lại bắt đầu vào mùa An cư kiết hạTinh thần cao cả của Phật giáo là vô ngãvị tha. Tình yêu thương, đạo hiếu không chỉ giành cho mẹ cho cha, cho anh em, bè bạn mà còn trải tình yêu thương đến muôn loài bởi trong lục đạo luân hồi rồi cũng có khi họ sẽ trở thành mẹ concha conVậy mà, có những người con tỏ ra là mình hiếu đạo, khi cha mẹ vừa nằm xuống đã lập tức giết trâu, mổ bò. Tại sao tiễn cha mẹ của mình đi lại giết hại chúng sinh khác để tế lễ. Đó không phải đạo hiếu mà chính là đang tạo nghiệp ác cả cho mình và cả cha mẹ quá cố. Cũng vậy, rất nhiều người đi chùa Hương nhưng ngay trước cửa các ngôi chùa lại treo lủng lẳng những con thú rùng bị thui chín và nhiều người phải quyết ăn cho được thịt thú rừng.

              Bà Thanh Đề có tội nhưng bà có con trai Mục Kiên Liên tìm cách cứu bà, còn chúng tachúng ta phạm tội ác rồi ai sẽ đến cứu chúng ta? Vậy nên, bài học hiếu đạo cao nhất mà Lễ Vu Lan để lại là mỗi người khi báo hiếu cha mẹ mình hãy trải tình thương đến với muôn loài, hãy gieo duyên lành bằng cách không gây đau khổ cho tất cả chúng sinh, chỉ có như vậy, mỗi người mới có một mùa Vu Lan an lành và hạnh phúc.

                                                    

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5824)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6847)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6482)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5500)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4529)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10098)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 10069)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.