Dân Chủ, Hòa Bình Là Con Đừơng Của Phật Giáo

27 Tháng Giêng 201515:11(Xem: 5212)
phatthanhdao-01

Duc_Phat_Thich_Ca_Thanh_Dao_2Với chủ trương không sát sanh đã là một nhân tố Hoà bình trong đạo Phật. Nhưng Hoà bình không có Dân chủ thì trở thành nô lệ. Nếu Dân chủ quá mức thì Xã hội sẽ lọan lạc mất kỹ cương. Cho nên bất cứ một vấn đề gì quá mức đều không mang lại hạnh phúc và kết quả tốt đẹp cho nhân lọai .


Tôn giả A Na Luật vì nỗ lực chuyên tu quá độ đã sanh bệnh và cuối cùng bị mù hai mắt. Khi Đức Phật thấy A Na Luật đang xỏ chỉ để may y, nhưng vì mắt không thấy nên xỏ hoài mà không được, Ngài bèn ngồi xuống một bên, cầm tay tôn giả vừa chỉ cách xỏ chỉ vừa dạy pháp môn quán sổ tức tập trung ở đầu mũi. Từ đó Ngài dẫn dụ việc tu hành cũng giống như chuyện lên dây đàn: "Chùn quá thì tiếng không kêu hay, căng quá thì dây bị đứt, cũng vậy tu quá khổ hạnh sẽ tổn hại đến sức khỏe, tu quá lề mề sẽ rơi vào buông lung, vì vậy cần phải giữ mức TRUNG ĐẠO (vừa phải ), thì mới thành tựu quả vị."

Tôn giáo nào cũng có cái tốt , cái hay của nó kể cả Phật giáo Mâu Ni. Mỗi phương thức hành trì tuy mới nhìn thì không Dân chủ, Hoà bình cho mấy, nhưng đó là những bước chân ban đầu cho những người mới tu học . Ngày xưa tôi vẫn quan niệm: Kẻ thù ta là tham vọng, hận thù, kỳ thị và bạo động nhưng sau nầy, tôi cũng không muốn gọi những tâm hành tiêu cực kia là kẻ thù cần phải phản kháng, lên án hay tiêu diệt nữa mà lại thấy rằng chúng có thể được chuyển hóa thành những tâm hành tích cực như thương yêu và hiểu biết lẫn nhau. Nhờ tình đời, nhờ cách xử thế từ tôn giáo nào đi nữa thì con người cũng tuỳ duyên mà độ thế. Cho nên những người con Phật chân chính hiện tại mới cho phép chúng tôi đo lường đựơc những Phật tử giác ngộ còn tồn tại ngày nay mà họ chọn một tôn giáo chân chính, cái tinh thần ĐẠI HÙNG, ĐẠI LỰC đã đo lường đức tin không bị lay chuyển bởi vật lực và tài lực từ bên ngòai đưa đến. Đạo Phật vốn từ bỏ THAM ÁI thì còn chi để LUYẾN ÁI bởi những ma lực tham vọng thường tình. Chúng tôi sẽ không còn ngây thơ mà nói: Quý vị lôi cuốn mà có làm được gì đâu trong mấy chục năm nay? Chính chúng tôi, những người không chống đối mới giữ đựơc tâm Phật tức là An lạc là nhân tố chính để tạo nên Hoà bình .

Trong kinh tế vì luật cung cầu không công bằng cũng đưa đến chiến tranh nhằm xâm chiếm, tiêu thụ những gì mình dư thừa. Ví dụ: Ngành kỹ nghệ sản xuất vũ khí ở Mỹ chiếm 1/4. Nếu bom đạn làm ra không có nơi tiêu thụ (cung dư thừa) thì họ phải tìm cách mở chiến tranh hay bán cho những nước cần vũ khí. Cũng như Nga, Trung Hoa, Mỹ .... là những nước kỹ nghệ lên cao cần tiêu thụ nhiều xăng dầu. Họ cần dòm ngó ở những nước giàu có dầu khí ở Trung Đông đã trở thành miếng mồi ngon cho chiến tranh. Chiến tranh từ đó mà gây ra .

Trong Phật Pháp có ghi lại câu chuyện vua A Xà Thế vì muốn đem quân chinh phạt xứ Bạc Kỳ đã phái đại thần Vũ Xá đến đảnh lễ và thỉnh ý đức Phật. Thay vì trả lời trực tiếp với vị Đại thần là nên hay không, Đức Phật quay sang tôn giả A Nan, vị thị giả đang đứng hầu bên cạnh, giảng về bảy pháp làm quốc gia hưng thịnh của dân tộc Bạc Kỳ. Khi nghe xong, vị Đại thần đã về tấu trình lại với vua A Xà Thế và vì vậy cuộc xâm lược đã bị bãi bỏ. Ngụ ý câu chuyện này giúp chúng ta hiểu được nhiều điều bổ ích như sau:

1- Đức Phật không muốn vì lợi lộc của mình mà gây đổ máu, Ngài đứng trên những tranh chấp thế gian. 
2- Vì Ngài tôn trọng sự sống, quyền sống của mọi người, mọi loài.
3- Ngài dùng phương thức giáo dục tự giác để gián tiếp cảm hóa tha nhân sớm biết thức tĩnh. Ngài để cho họ tự khai mở tri kiến và nhận thức mà không áp đặt quan điểm giáo hoá của mình, dù đó là trí tuệ của bậc tri kiến đại giác ngộ như Ngài. 

Tôi nói như vậy không phải Phật giáo ai cũng tốt cũng hay, vì tất cả chúng sanh đang trên đường tu tập để hướng thiện. Không phải hoàn toàn là ai cũng có thái độ hẹp hòi, cuồng tín và cố chấp. Trong Phật giáo tôi cũng thấy nhiều người còn ngông cuồng, hẹp hòi, cuồng tín, gây khổ đau cho bản thân, cho gia đình và cho Xã hội . Có những người xưng là Phật tử ( kể cả vài tu sỹ) lại tham nhũng, thủ đọan tàn ác và cố chấp đến mức khó chấp nhận được, những lúc đó họ không còn bản tánh con người vì Ma vương đang ngự trị. Họ phá giới, phạm trai, vọng ngữ, tà dâm, sát sinh .... làm tổn thương, đau khổ cho bản thân và Xã hội. Nếu ai cũng tốt thì họ là những Bồ Tát ở Niết Bàn đâu còn lận đân ở thế gian này .

Ngày nay, hơn 10 năm rồi, Liên Hiệp Quốc mới giác ngộ con đừơng Hoà Bình và Dân Chủ trong Phật giáo. Thật ra họ biết từ lâu nhưng chưa có điều kiện làm do Duyên chưa đến. Thế giới đã và đang nghiêng mình ngưỡng mộ Đức Thế Tôn. LHQ chính thức công nhận con đừơng tốt đẹp đó và cho tổ chức lễ kỷ niệm ngày đản sanh và thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà Việt Nam thừa hưởng đứng ra thi hành lễ Vesak năm 2008 như là một vinh dự chung cho Phật giáo và riêng cho Dân tộc Việt Nam.

PCCom Nguyen


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2017(Xem: 6391)
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 7671)
Ngôi Đại tháp ở Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) mà ta thấy ngày nay hình như vào thời đại Maurya (317 - khoảng 180 trước TL) đã được gọi là “vương tháp” (ràjapàsàdàcetika = ràjapràsàdàcaityaka).
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 9551)
Nhân dịp kỷ niệm Đức Thích Ca Thành Đạo, chúng tôi xin giới thiệu bộ phim tài liệu do Đài truyền hình BBC và Discovery cùng hợp tác thực hiện. Bộ phim mô tả cuộc đời của Hoàng tử Tất-Đạt-Đa, quá trình Ngài thành Phật -- Đấng Giác Ngộ. Bộ phim còn giới thiệu những di chỉ khảo cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Người.