Mâm Ngũ Quả - Trà Kim Long

04 Tháng Hai 201200:00(Xem: 60370)

Mâm ngũ quả
Trà Kim Long

blankKhông phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội, là nhớ đến công ơn của những người đã từng lao tâm khổ trí để lại cho người sống còn những thành quả của họ, tinh thần cũng như vật chất nên không thể không trân trọng kính bái, dù những người đó đã từ cõi đời thường ra đi hay từ nơi thế giới huyền vi thần thoại của đời sống tâm linh mà có.

Trong vô số những thủ tục của lễ cúng trang trọng ấy, trái cây là phần phẩm vật không thể thiếu. Trên bàn thờ, ngoài những nghi dụng cần thiết như lư hương, chân đèn…thì phía Đông phải có được bình hoa tươi, phía Tây phải có được cỗ bồng trái cây tốt (Đông bình Tây quả). Tùy theo địa phương, mâm trái cây được chọn lọc từ những loại quả chín đỏ, quý hiếm mà trong khả năng của gia chủ có thể thực hiện được, nhưng thường phải có đủ 5 loại trái cây (ngũ quả) để sắp đan xen vào nhau như hình khối tháp rất nghệ thuật. Nhất là vào những dịp lễ tết, mâm ngũ quả lại càng phải được chọn lọc thật kỹ càng để có thể lưu giữ được thời gian lâu dài mà không phải bị đổi sắc, thối rữa. Nhìn lên bàn thờ thấy có hoa xinh quả đẹp là đã mãn nguyện dù phẩm vật để cúng kính (thức ăn) nhiều khi cũng chỉ là đơn giản.

Năm loại trái cây quý hiếm ấy có nơi là những loại trái lê, trái mận, trái đào, trái lý, trái lựu. Nhưng có nơi lại chọn những loại trái cây theo sự tin tưởng suy diễn thường tình (như người miền Nam thường áp dụng) nhằm cầu mong bình an cho sự sống giữa cuộc đời thường. Đối với những lễ cúng ngày thường việc lựa chọn này không tỏ ra quan trọng lắm, có loại trái cây nào để dâng lên cúng cũng được miễn là phải chín đỏ, tinh tươm. Nhưng vào dịp tết thì đó lại là việc cần phải nghĩ tới vì mang tính chất an bài cho thời vận cả năm của những người trong gia đình. Nên mâm ngũ quả nhất thiết phải là những thứ trái cây như: Mãn cầu, trái dừa (vừa), đu đủ, trái xoài (xài), trái sung (cầu vừa đủ xài theo phát âm của người miền Nam). Tuyệt đối họ không dùng chuối để cúng trong những ngày đầu năm _ nhất là đối với những người theo nghề buôn bán vì sợ “chúi mũi chúi lái” suốt năm.

Trái lại, người miền Trung thì chuối lại là phần trái cây chính được sắp lên cổ bồng để cúng kính tổ tiên ông bà cha mẹ. Nhưng phải là chuối mốc (chuối sứ) và là chuối già còn xanh vỏ mới có thể giữ được độ bền lâu theo thời gian của mấy ngày tết.

Để chuẩn bị cho cổ bồng chuối ngày tết, người ta đã chọn lựa trong vườn nhà những buồng chuối nào tốt nhất, vừa đủ độ già vào những ngày cuối năm rồi đem chặt vào nhà, tỉa nhánh, rửa sạch để cho ráo nước rồi mới đơm (sắp) lên. Nhà nào không có vườn, hay không có được chuối già đúng vào dịp tết thì tìm mua ở chợ. Vào những dịp này chuối được mùa gía đắt như tôm tươi nhưng nhiều khi không có đủ để bán. Cỗ bồng chuối được sắp xoay tròn đều đặn dưới lớn trên nhỏ dần trông thật đẹp mắt. Xen kẽ vài những chỗ còn trống ngay trên đỉnh đầu, sắp xen vào những loại trái cây khác (cũng không ngoài những loại trái cây theo quan niệm “cầu vừa đủ xài, sung mãn”). Điều quan trọng là đơm như thế nào để có thế giữ chặt vào nhau trong suốt thời gian còn chưa hạ cỗ. Tuy chuối là loại trái cây chính dùng trong lễ cúng nhưng họ lại cử ăn nhất trong những ngày tết vì sợ bị “trợt vỏ chuối”, xúi quẩy cả năm.

Đối với những lễ cúng khác như cúng đình, chùa, miếu, mạo hoặc cô hồn các đảng hay trai Tăng thì mâm ngũ quả cũng không kém phần quan trọng, nhưng có điều người ta không sắp trái cây lên cỗ bồng hay lên dĩa, mà sắp vào những chiếc mâm. Khi cúng xong, phần trái cây này phân cho mọi người.

Ngày nay, dù ở miền Trung, chuối gần như không còn được thông dụng để làm quả phẩm chính như trước đây. Đủ các loại trái cây từ nội địa cũng như ngoại nhập đã bày bán nhan nhãn khắp nơi, đủ khả năng cứ lựa chọn mua về sắp bày lên là đã thấy có được mâm trái cây thật bắt mắt trên bàn thờ. Thậm chí, trên bàn thờ nguời ta còn trưng bày những loại trái cây làm bằng nhựa giống như thật để mãi không bao giờ hư. Nhưng mâm ngũ quả gồm có các loại như mãn cầu, dừa, đu đủ, xoài, trái sung… cũng không thể thiếu.

("Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6321)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7036)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6859)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6163)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9279)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9642)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10654)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9182)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9636)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7331)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.