Thư Chúc Tết Quý Tỵ Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn 2013

03 Tháng Hai 201300:00(Xem: 12931)

tuyentapmungxuan3

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH 

THƯ CHÚC TẾT CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH GHPGVN 

GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI

Hà nội, ngày 01 tháng Giêng năm Quý Tỵ

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam,

 Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư,

 Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

 

thich_pho_tueNhân dịp chào đón xuân Quý Tỵ, Dương lịch 2013, Phật lịch 2556, thay mặt Ban thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời thăm hỏi ân cần và chúc mừng năm mới đại hoan hỷ, an lạc, cát tường tới các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Nhìn lại chặng đường thời gian một năm với nhiều những sự kiện đáng trải nghiệm mà chúng ta cùng với cả xã hội vừa đi qua, năm 2012 là một năm đầy ý nghĩa của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Sự thành công của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII diễn ra từ ngày 21-24/11/2012 tại Thủ đô Hà Nội thể hiện sự đoàn kết, hòa hợp của Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với khẩu hiệu: Kế thừa-Ổn định-Phát triển, Đại hội đã khẳng định tính thống nhất, tinh thần xuyên suốt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam kể từ khi thành lập năm 1981, đồng thời khẳng định nền tảng phát triển vững chắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo.

Chào đón xuân Quý Tỵ, bước vào năm mới 2013, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam phấn khởi tập trung triển khai nghị quyết mà Đại hội VII đã đề ra, tổ chức nhân sự các Ban, ngành, Viện và các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi đã được Đại hội VII thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Đó là cơ sở để các cấp Giáo hội, Ban, ngành, Viện của Giáo hội và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử bằng trí tuệ tập thể, đổi mới phương thức, đẩy mạnh các hoạt động Phật sự, thiết thực đưa ánh sáng giáo lý từ bi, trí tuệ của Đạo Phật vào thực tiễn cuộc sống, góp phần hiện thực cõi Niết bàn tại quốc độ thế gian mà chúng ta đang sống.

Mùa xuân là sự khởi sắc của một hành trình mới, mang theo nhịp điệu sức sống mới. Năm nay, chúng ta cùng đồng hành với toàn xã hội đóng góp tinh thần trí tuệ vào bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 để xây dựng đất nước ta theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhân dịp đầu xuân năm Quý Tỵ, thay mặt các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, Tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và gửi lời kính chúc mừng năm mới tới Quý vị lãnh đạo, cùng toàn thể nhân dân đón Xuân Quý Tỵ an khang, thịnh vượng!

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát ma ha tát. 

ĐỨC PHÁP CHỦ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 (đã ký)

 Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 6078)
18 Tháng Giêng 2017(Xem: 6231)
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 5169)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6194)
Còn chăng ước mơ tuổi trẻ? Cứ mỗi mùa xuân đến người ta lại xao xuyến với bao xúc cảm dạt dào, người già mong sao mình còn khỏe mạnh để vui vầy bên con cháu, người trung niên hồi tưởng về những ngày niên thiếu, người trẻ hơn thì rộn ràng tâm tưởng với bao nhiêu dự phóng tương lai. Nói khác đi, mùa xuân gợi cho người ta những ao ước thành tựu các giấc mơ.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5518)
Thiền gia có câu nổi tiếng: " Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật." Thế mà vì sao thiền thi thiền kệ tràn ngập trong giới thiền gia và cư sĩ mộ đạo thiền? Không phải là thiên hạ bị tẩu hỏa nhập ma đâu! Ấy chính là chứng minh cho chúng ta thấy hành thiền chân chính thì chẳng lạc vào vô ký không mà biến thành vô tri vô giác, chính cũng là vì trong chân không lại có cái diệu hữu. Ấy chính là nghệ thuật hướng tâm về đạo giác ngộ, là nương nhờ huyền diệu tự tại thần thông, du hí tam muội của Bồ tát để tùy duyên mà ngao du trong cõi Sa Bà.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 6580)
Xuân Bính Thân 2016 nói về con khỉ trong Kinh Phật. Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động, dễ-dàng bị rối-trí và không-ngừng thay-đổi của ý-thức, hoặc cái-biết của con người bình thường
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5591)