Cảm Nhận Về Mùa Xuân Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

01 Tháng Mười 201408:58(Xem: 6967)
tuyentaphuongphapmuaxuan 2
CẢM NHẬN VỀ MÙA XUÂN 
Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác
Thích Nữ Tâm Thư

Như chúng ta đã biết Thiền Sư Mãn Giác là một bậc cao tăng đức độ, Ngài là người họ Lý tên Trường, người đất Lũng Triều, huyện An Cách, con của quan Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố, thuở nhỏ Ngài là một người rất ham học, thông cả Nho Phật, Thiền Sư thuộc thế hệ thứ 8 dòng Vô Ngôn Thông. Ngài là người được vua Lý Nhân Tông và Hoàng Hậu rất mực kính trọng. Trước khi Ngài viên tịch có để lại một bài kệ mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn được nhiều thế hệ ca tụng và lưu truyền. Bài kệ đó có tên là “Cáo Tật Thị Chúng”. Bài kệ còn mang đậm tính nhân văn được tác giả nói đến như là một sự bừng tĩnh giác ngộ tâm Phật, thể hiện sự bất biến của vạn pháp chân như trước lẽ luân hồi sanh diệt của vạn vật.

Nói đến xuân, hầu như ai cũng nghĩ đến sự tốt đẹp, an vui, mới mẻ. Bởi vì mùa xuân là mùa của tiết trời ấm áp, của vạn vật hồi sinh sau những ngày tháng đông tàn tạ lạnh lẽo. Mùa xuân cũng khiến lòng ta dịu lại, trải rộng ra, hòa nhập với đất trời và đồng cảm với mọi người. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, một cái dễ tàn phai theo năm tháng và chịu quy luật của vô thường sinh diệt biến dị.” Xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàn”. Mùa xuân đất trời theo luật tuần hoàn đến rồi lại đi. Con người trong chúng ta cũng vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của luật vô thường sinh già bệnh chết. Tất cả  đều chuyển dịch, đều đổi thay,đều sinh diệt, như sương buổi sớm như nắng chiều thu. Trong câu thơ tác giả có nói:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

Ở hai câu thơ này chúng ta thấy có một cái gì đó đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật. Động từ “khứ- đáo”, “lạc- khai” thể hiện một cái gì đó như là sự hồi sinh của đất trời sau những tháng đông lạnh lẽo. Và ở hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại bắt gặp một hình ảnh rất thân thuộc mà ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua đó là câu:

“ Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai”

Hai câu thơ này có nghĩa là:

“Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi”

Đây là sự bất lực của con người đối với cái lẽ luân hồi của vạn vật. Nên, vì vậy ở đây tác giả muốn nhắn gửi cho chúng ta thấy được cái lẽ vô thường trong đời sống mà cố gắng “ Thúc liễm thân tâm trao dồi đạo hạnh”. Trong chúng ta ai cũng biết thời gian trôi nhanh không bao giờ dừng nghỉ, mới ngày nào đang độ tuổi thanh xuân căng tràn sức sống mà nay đã “già đến rồi”, định luật vô thường nào có tha cho ai bao giờ. Nhưng ý thức được cuộc đời là vô thường không phải để ta đắm mình trong bi quan, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, mà phải nhận chân ra đó là sự huyễn mộng của các pháp để không bị vướng vào ngũ dục lục trần. Hoa nở rồi cũng tàn, người đẹp rồi cũng chết. Hạnh phúc của thế gian chỉ là tạm bợ, đâu có gì là thật! Có một số người quan niệm sự tu hành chỉ dành cho người già, còn trẻ thì không cần phải tu vì còn nhiều thời gian, còn nhiều hoài bão để thực hiện. Nhưng cái chết đâu phải dành cho người già, nên người xưa có câu:

“ Chớ đợi đến già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”

Thấy rõ cuộc đời là vô thường, là mộng ảo, nên ta phải cố gắng tu, tu trong từng cử chỉ, hành động của mình để chuyển đổi các nghiệp bất thiện thành những nghiệp thiện. Lạ thật! một đêm cuối xuân, ngoài vườn hoa rụng hết sao vẫn còn một cành mai nở rộ cho Thiền Sư Mãn Giác ngắm nhìn? Đây là một khoảnh khắc mà muôn đời không dứt, một sát na mà tồn tại vĩnh hằng

“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

 Đêm qua sân trước một cành mai”

Hóa ra vẫn có một cái gì vẫn còn thường trụ trong vạn pháp vô thường, vẫn có một  mùa xuân bất diệt trong dòng đời biến chuyển tử sanh. Bằng cái thấy siêu việt nhất nguyên nên Thiền Sư luôn sống trong mùa xuân vĩnh cửu, Ta Bà cũng là Tịnh Độ, phiền não cũng là Bồ Đề. Nên người xưa mới có câu: 
“Tâm tịnh quốc độ bình

 Tâm an quốc độ an”

Nếu tâm chúng ta tịnh và an thì mọi cái gì gọi là dơ uế nhất thì cũng đều là sạch cả. Vì tâm chúng ta còn vọng động còn chấp trước nên còn bị vướng kẹt vào “sắc không” nếu chúng ta biết nhận ra bản lai diện mục của chính mình và quán triệt các pháp đều do duyên giả hợp thì sẽ không còn bị vướng kẹt vào chỗ “sở tri sở kiến” do mình tạo ra nữa.

Tóm lại, bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác cho chúng ta thấy mùa xuân tuy đi qua nhưng nó vẫn còn tồn tại trong mỗi chúng ta vì đó là một mùa xuân của pháp vị, một mùa xuân mà vẫn luôn hằng tồn bất biến và vẫn được lưu giữ cho đến bây giờ trải qua 25 thế kỉ. Rõ ràng đó là pháp âm vi diệu vẫn còn vang đọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Qua bài kệ này giúp cho ta biết và nhận chân ra sự thật “khổ-vui” để cùng nhau sách tấn tiến tu trên con đường chuyển hóa tự thân vì:

“Vui trong tham dục vui là khổ

 Khổ để tu hành khổ hóa vui”

Hạnh phúc thế gian chỉ là trò vô thường huyễn hóa làm che mắt những kẻ đam mê dục lạc. Còn chúng ta là đệ tử Phật, đã noi theo dấu chân Phật Đà lẽ nào cứ mặc cho sự đời trôi qua một cách vô ích hay sao? Nên “khổ để tu hành khổ hóa vui” là vậy…..!!!!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6319)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7036)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6859)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6160)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9278)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9633)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10651)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9181)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9636)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7321)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.