Bình minh đã rạng

01 Tháng Mười Một 201414:46(Xem: 6872)
tuyentaphuongphapmuaxuanBÌNH MINH ĐÃ RẠNG
Nguyễn Tường Bách

blankMorning has broken, like the first morning, Blackbird has spoken, like the first bird”.

Khoảng giữa những năm 70 của thế kỷ trước, lời ca trên được truyền đi trong tiếng hát của một chàng trai 25 tuổi, Cat Stevens.

“Bình minh vừa rạng, như buổi sáng ban đầu, Chim sáo đã lên tiếng, như con chim ban đầu”.

“Buổi sáng ban đầu” là ngày khởi đầu, ngày nguyên đán của vũ trụ, khi người nghe  hiểu hết bài ca. Ánh dương vừa rạng, chim vừa cất tiếng, nhưng tâm người lại cảm nhận như buổi sáng tinh khôi của trời đất, như tiếng chim nguyên thủy của thiên nhiên. Kỳ lạ thay!

Tác giả ca từ là Eleanor Farjeon, một văn sĩ người Anh. Bà sinh năm 1881, vốn là một đứa trẻ ốm yếu, mắt kém. Vì sức khỏe quá kém, cha mẹ bà không cho đến trường, dạy bà học ở nhà. Lúc bà lên khoảng năm tuổi, người cha dạy viết văn và làm thơ.

“Praise for the singing, praise for the morning, Praise for them springing fresh from the Word”.

“Tán thán tiếng hót, tán thán buổi bình minh,Tán thán tất cả những  gì vừa mới phát  sinh từ Ngôi Lời”.

Eleanor Farjeon là người có tâm hồn tôn giáo sâu sắc, bà viết bài này trong độ tuổi già giặn khi đã quá 50. Bà viết vì lòng ngưỡng mộ nơi một nhất thể mà truyền thống  của bà gọi là “Ngôi Lời”. Mọi hiện tượng trong thiên nhiên mà phương Đông gọi là “sắc”, thì trong bài ca của bà đều xuất phát từ một tự tính mà tôn giáo của bà gọi là “Thượng đế”.

“Sweet the rain’s new fall, sunlit from heaven, Like the first dewfall, on the first grass,

Praise for the sweetness of the wet garden, Sprung in completeness where His feet pass”.

“Ngọt ngào thay những giọt mưa vừa rơi, được ánh sáng chiếu từ trời cao,

Như giọt sương ban đầu trên ngọn cỏ ban đầu, Tán thán vị ngọt của khu vườn ướt sũng, Trở thành viên mãn khi chân Ngài bước qua”.

Mọi sắc thể trong trời đất không những xuất phát từ một tự tính duy nhất mà chúng vốn là “viên mãn”, trọn vẹn, sáng rỡ. Chúng mang trọn vẹn tính chất sáng đẹp của nguồn  gốc vì mọi hiện tượng  đều là “Thân” của Thượng đế cả.

Eleanor Farjeon còn tự thấy mình là một phần của Thượng đế, chính mình là một tiêu điểm, nơi mọi sắc thể hội tụ. Bà kết thúc bài thơ bằng:

“Mine is the sunlight, mine is the morning, Born of the one light, Eden saw play,

Praise with elation, praise every morning, God’s recreation of the new day”.

“Ánh sáng mặt trời là của con, Buổi bình minh là của con,

Sinh ra từ một thứ ánh sáng, thứ ánh sáng đã chiếu Vườn địa đàng,

Tán thán với lòng hân hoan, tán thán mỗi khi trời rạng, Mỗi ngày mới là mỗi lần Thượng đế lại sáng tạo”.

Câu thơ cuối là một chứng nghiệm hiếm có. “Thượng đế” của Eleanor Farjeon không phải sáng tạo một lần rồi thôi, bỏ mặc tất cả tự đấu tranh vật lộn với nhau trong  một  khung  cảnh  mà ta gọi là “trần gian” như nhiều người nghĩ. Ngược lại, mỗi ngày đều tinh khôi mới mẻ, dường  mọi sự đều mới sinh ra lần đầu, như “buổi sáng ban đầu”, “con chim ban đầu”. Câu thơ cuối của bà chính là ý tưởng nhất quán của toàn thể ca từ.

Đọc Eleanor Farjeon ta không thể không liên tưởng đến  nhà thơ Ấn Độ Rabindranath  Tagore. Trong tập thơ  Gitanjali (Bài ca dâng  hiến), ông  cũng  tán  thán Thượng đế như cách của Eleanor Farjeon, tức là xem Ngài như một thể tính có nhân trạng. Tagore cũng nói về một thứ ánh sáng:

“Light, my light, the world-filling light, the eye- kissing light, heart-sweetening light!”

“Ánh sáng, ánh  sáng  của con, ánh  sáng  tràn  đầy trong  thế  gian, ánh sáng hôn lên đôi mắt, ánh sáng ngọt ngào trong tim”.

Những vần thơ tha thiết của Tagore đã mang lại cho ông giải Nobel văn chương năm 1913.

Tương tự như trong các tác phẩm của Tagore, cảm khái chính của Eleanor Farjeon trong bài thơ Morning has broken là một thứ “ánh sáng” sống động, tinh khôi, soi chiếu từ tầng  trời cao nhất  đến  từng  giọt sương ngọn cỏ. Những ai có tu tập Thiền định đều biết rằng, trong một trạng thái nhất định của tâm, sẽ chỉ có một cái “Biết” đang nhận thức. Cái Biết đó làm cho mắt thấy được, tai nghe được, tâm cảm được. Mọi dạng sắc thể hiện lên trong cái Biết đó như ánh sáng soi chiếu mọi vật và tự soi chiếu chính mình. Thế gian mà ta tưởng là có người có ta chỉ là cái Thấy đang  thấy, cái Nghe đang nghe chứ không có ai cả. “Ánh sáng” của cái Biết trong  Thiền chính là “ánh sáng” của Eleanor Farjeon, của Rabindranath Tagore. Còn cái thể tính mà Farjeon hay Tagore gọi một cách truyền thống là “Thượng đế” thì Thiền gọi là “Không”.

Thế nên nếu Farjeon nói “Mỗi ngày mới là mỗi lần Thượng đế sáng tạo” thì Thiền giả nói Không tạo nên Sắc trong từng sát-na và Sắc chính là dạng  xuất hiện của Không, như sóng là dạng xuất hiện của nước. Nhà văn nữ Eleanor Farjeon cũng như Rabindranath Tagore hẳn đã biết điều này, nếu không thì các bài thơ của họ đã không có một sức lôi cuốn như thế.

Bài thơ Morning has broken trở thành một bài thánh ca trong khoảng năm 1931. Bài ca được hát lên trong những dịp lễ tôn giáo hay sinh nhật trong các xứ đạo tại Anh. Thế nhưng  bài ca này trở nên nổi tiếng  thế giới từ khoảng 1973, khi Cat Stevens, sinh năm 1948, một  giọng  ca bất  hủ  người  Anh trình  bày rộng  rãi trong  công chúng. Như một duyên  nghiệp  định sẵn, Cat Stevens cũng lại là một con người có tâm hồn tôn giáo sâu sắc. Anh hát bài này lúc rất trẻ, với một giọng ca trong trẻo, một khuôn mặt thánh  thiện. Chỉ chừng năm năm sau ngày thành  danh, Cat Stevens cải đạo theo Hồi giáo, lấy tên mới là Yusuf Islam, bỏ sự nghiệp ca sĩ, bán đàn guitarre lấy tiền đi làm từ thiện.

Cô bé Eleanor Farjeon ốm yếu nọ cuối cùng sống đến  84 tuổi. Cat Stevens xa lánh sân khấu. Mãi đến khoảng 2006 anh đã trở lại thế giới âm nhạc với bộ râu đã bạc, song giọng ca vẫn còn hay như xưa.

Trong mọi Sắc thể của Không thì âm thanh là vi diệu bậc nhất. Ca từ được âm thanh  chắp cánh và chuyên chở nên những cảm khái sâu xa nhất của Đạo xưa nay chưa bao  giờ vắng mặt  trong  âm nhạc. Với phương tiện hiện đại người nghe  có thể  nghe  lại bài ca của Morning has broken một cách dễ dàng  bằng  cách gõ từ “cat stevens morning has broken” trên mạng. Trong các youtube  hiện ra, người nghe  nên chọn bài ca có mang tấm hình của Cat Stevens lúc thanh niên.

Morning has broken, like the first morning, Blackbird has spoken, like the first bird”.

Tiếng ca vang lên, cái Nghe đang tự vận hành! (TC. Văn Hóa Phật Giáo 170 & 171)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6323)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7038)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6861)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6165)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9283)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9644)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10660)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9187)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9642)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7334)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.