Mai anh đào Đà Lạt

23 Tháng Mười Hai 201416:06(Xem: 7618)
tuyentaphuongphapmuaxuan 2

HOA MAI ANH ĐÀO ĐÀ LẠT

Hoa mai anh đào Đà Lạt có nguồn gốc rất đặc biệt với thân cây thì giống đào mận còn hoa thì lại có năm cánh giống hoa mai. Chính vì nửa mai nửa đào như vậy nên cái tên Mai Anh Đào ra đời. Hoa mai anh đào nở vào tháng mấy thì không phải ai cũng biết. Hoa mai anh đào không giống hoa đào Đà Lạt xưa (còn gọi là đào lông, ra ít hoa và kết trái lớn), cũng không thẫm mầu nghiêng sang sắc đỏ như đào Nhật Tân - Hà Nội, cũng không giống anh đào Nhật Bản. Mai anh đào thân mảnh dẻ nhưng lâu năm có thể trở thành những cây cổ thụ cao lớn, tỏa tàn rộng, hoa nhỏ mầu hồng phớt tím, khi mới nở như những ngọn lửa nhỏ bập bùng, vài ngày sau đến độ mãn khai, toàn cây rực lên như một đám lửa hồng.

Loài hoa của riêng Đà Lạt

Theo các nhà nghiên cứu thì mai anh đào có nguồn gốc từ Đà Lạt tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng đây là loài hoa được nhập từ nước ngoài và chỉ trồng ở khu vực thành phố Đà Lạt.

Theo một nghiên cứu của ông Nguyễn Thái Hai là một Việt kiều người gốc ở Đà Lạt thì cho rằng cha của ông là ông Nguyễn Thái Hiến lúc sinh thời được chế độ cũ giao cho việc chăm sóc cây cảnh ở các khuôn viên và các khu biệt thự.

Trong một lần đang trồng hoa ông phát hiện ở ấp Tân Lạc có một loài hoa vừa giống đào vừa giống mai rất đẹp nên đã xin chế độ cũ cho trồng ở dọc các con phố ở khu trung tâm thành phố Đà Lạt bây giờ. 

Loài hoa chỉ nở vào mùa xuân

Vào đầu mùa khô tức tháng 10 hàng năm Mai Anh Đào vàng lá dần, rụng hết, trơ trọi cành nhánh khẳng khiu và ngủ đông. Khi đất trời chuyển mùa vào khoảng giữa tháng 1 là lúc Mai Anh Đào “bừng tỉnh” nở hoa báo hiệu xuân về.

Mai Anh Đào thường nở đồng loạt, chi chít hoa từ gốc đến ngọn thật ấn tượng. Cả thành phố như “mặc” áo hồng và có sức hút kỳ lạ, làm lòng người ngất ngây, rạo rực khó quên.

Đi mọi ngóc ngách lớn nhỏ trong thành phố Đà Lạt đâu đâu người ta cũng thấy mai anh đào nở rộ tô thêm phần quyến rũ khó tả cho thành phố ngàn hoa. 

Mai anh Đào không chỉ là niềm tự hào của mọi con người Đà Lạt mà nó còn là những kỷ niệm không thể nào phai nhạt của du khách khi may mắn được đặt chân tới thành phố Đà Lạt đúng mùa hoa nở.

Các con đường ngắm hoa mai anh đào đẹp nhất

 Hoa mai anh đào có mặt ở khắp nơi nhưng nở rộ và trở thành những rừng hoa mai anh đào thì chỉ có ở những con đường sau.

Đường Trần Hưng Đạo hoa mai anh đào nở rực hai bên đường dọc theo dãy biệt thự cổ Cadasa. Đây cũng là con đường có nhiều bạn trẻ và khách du lịch tới chụp hình nhiều nhất  Đường Lê Đại Hành ngay trung tâm thành phố đường ven hồ Xuân Hương và Thiền Viện Trúc Lâm cũng là nơi được mọi người tìm tới. 

Sau khi ngắm hoa mai anh đào du khách có thể chọn một quán cà phê nào đó vừa để nghỉ ngơi vừa để xem lại những tấm hình đã chụp và thật tuyệt vời khi giai điệu bài hát " Ai lên xứ hoa đào" được cất lên thật là một cảm giác lâng lâng khó tả.

“Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa/ Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa/ Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương/ Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương/ Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai”.

Cảm ơn Nhạc sĩ Hoàng Nguyên người đã sáng tác bài hát “Ai lên xứ hoa Đào”, đã chắp cánh cho Mai Anh Đào Đà Lạt“bay” xa hơn và được nhiều người yêu mến hơn.

hoa dao da lat 09hoa dao da lat 11maianhdaoDaLatmaianhdaoDaLat 2hoa dao da lat 12hoa dao da lat 10hoa dao da lat 07

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 6019)
18 Tháng Giêng 2017(Xem: 6183)
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 5144)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6131)
Còn chăng ước mơ tuổi trẻ? Cứ mỗi mùa xuân đến người ta lại xao xuyến với bao xúc cảm dạt dào, người già mong sao mình còn khỏe mạnh để vui vầy bên con cháu, người trung niên hồi tưởng về những ngày niên thiếu, người trẻ hơn thì rộn ràng tâm tưởng với bao nhiêu dự phóng tương lai. Nói khác đi, mùa xuân gợi cho người ta những ao ước thành tựu các giấc mơ.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5458)
Thiền gia có câu nổi tiếng: " Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật." Thế mà vì sao thiền thi thiền kệ tràn ngập trong giới thiền gia và cư sĩ mộ đạo thiền? Không phải là thiên hạ bị tẩu hỏa nhập ma đâu! Ấy chính là chứng minh cho chúng ta thấy hành thiền chân chính thì chẳng lạc vào vô ký không mà biến thành vô tri vô giác, chính cũng là vì trong chân không lại có cái diệu hữu. Ấy chính là nghệ thuật hướng tâm về đạo giác ngộ, là nương nhờ huyền diệu tự tại thần thông, du hí tam muội của Bồ tát để tùy duyên mà ngao du trong cõi Sa Bà.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 6508)
Xuân Bính Thân 2016 nói về con khỉ trong Kinh Phật. Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động, dễ-dàng bị rối-trí và không-ngừng thay-đổi của ý-thức, hoặc cái-biết của con người bình thường
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5575)