Mai anh đào Đà Lạt

23 Tháng Mười Hai 201416:06(Xem: 7659)
tuyentaphuongphapmuaxuan 2

HOA MAI ANH ĐÀO ĐÀ LẠT

Hoa mai anh đào Đà Lạt có nguồn gốc rất đặc biệt với thân cây thì giống đào mận còn hoa thì lại có năm cánh giống hoa mai. Chính vì nửa mai nửa đào như vậy nên cái tên Mai Anh Đào ra đời. Hoa mai anh đào nở vào tháng mấy thì không phải ai cũng biết. Hoa mai anh đào không giống hoa đào Đà Lạt xưa (còn gọi là đào lông, ra ít hoa và kết trái lớn), cũng không thẫm mầu nghiêng sang sắc đỏ như đào Nhật Tân - Hà Nội, cũng không giống anh đào Nhật Bản. Mai anh đào thân mảnh dẻ nhưng lâu năm có thể trở thành những cây cổ thụ cao lớn, tỏa tàn rộng, hoa nhỏ mầu hồng phớt tím, khi mới nở như những ngọn lửa nhỏ bập bùng, vài ngày sau đến độ mãn khai, toàn cây rực lên như một đám lửa hồng.

Loài hoa của riêng Đà Lạt

Theo các nhà nghiên cứu thì mai anh đào có nguồn gốc từ Đà Lạt tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng đây là loài hoa được nhập từ nước ngoài và chỉ trồng ở khu vực thành phố Đà Lạt.

Theo một nghiên cứu của ông Nguyễn Thái Hai là một Việt kiều người gốc ở Đà Lạt thì cho rằng cha của ông là ông Nguyễn Thái Hiến lúc sinh thời được chế độ cũ giao cho việc chăm sóc cây cảnh ở các khuôn viên và các khu biệt thự.

Trong một lần đang trồng hoa ông phát hiện ở ấp Tân Lạc có một loài hoa vừa giống đào vừa giống mai rất đẹp nên đã xin chế độ cũ cho trồng ở dọc các con phố ở khu trung tâm thành phố Đà Lạt bây giờ. 

Loài hoa chỉ nở vào mùa xuân

Vào đầu mùa khô tức tháng 10 hàng năm Mai Anh Đào vàng lá dần, rụng hết, trơ trọi cành nhánh khẳng khiu và ngủ đông. Khi đất trời chuyển mùa vào khoảng giữa tháng 1 là lúc Mai Anh Đào “bừng tỉnh” nở hoa báo hiệu xuân về.

Mai Anh Đào thường nở đồng loạt, chi chít hoa từ gốc đến ngọn thật ấn tượng. Cả thành phố như “mặc” áo hồng và có sức hút kỳ lạ, làm lòng người ngất ngây, rạo rực khó quên.

Đi mọi ngóc ngách lớn nhỏ trong thành phố Đà Lạt đâu đâu người ta cũng thấy mai anh đào nở rộ tô thêm phần quyến rũ khó tả cho thành phố ngàn hoa. 

Mai anh Đào không chỉ là niềm tự hào của mọi con người Đà Lạt mà nó còn là những kỷ niệm không thể nào phai nhạt của du khách khi may mắn được đặt chân tới thành phố Đà Lạt đúng mùa hoa nở.

Các con đường ngắm hoa mai anh đào đẹp nhất

 Hoa mai anh đào có mặt ở khắp nơi nhưng nở rộ và trở thành những rừng hoa mai anh đào thì chỉ có ở những con đường sau.

Đường Trần Hưng Đạo hoa mai anh đào nở rực hai bên đường dọc theo dãy biệt thự cổ Cadasa. Đây cũng là con đường có nhiều bạn trẻ và khách du lịch tới chụp hình nhiều nhất  Đường Lê Đại Hành ngay trung tâm thành phố đường ven hồ Xuân Hương và Thiền Viện Trúc Lâm cũng là nơi được mọi người tìm tới. 

Sau khi ngắm hoa mai anh đào du khách có thể chọn một quán cà phê nào đó vừa để nghỉ ngơi vừa để xem lại những tấm hình đã chụp và thật tuyệt vời khi giai điệu bài hát " Ai lên xứ hoa đào" được cất lên thật là một cảm giác lâng lâng khó tả.

“Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa/ Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa/ Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương/ Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương/ Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai”.

Cảm ơn Nhạc sĩ Hoàng Nguyên người đã sáng tác bài hát “Ai lên xứ hoa Đào”, đã chắp cánh cho Mai Anh Đào Đà Lạt“bay” xa hơn và được nhiều người yêu mến hơn.

hoa dao da lat 09hoa dao da lat 11maianhdaoDaLatmaianhdaoDaLat 2hoa dao da lat 12hoa dao da lat 10hoa dao da lat 07

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6317)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7035)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6858)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6160)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9275)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9630)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10648)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9180)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9630)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7318)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.