Lên chùa hái lộc ngày xuân

28 Tháng Mười Hai 201403:53(Xem: 6666)
tuyentaphuongphapmuaxuan 3
LÊN CHÙA HÁI LỘC NGÀY XUÂN

Hoa Xuyên Chi

blankTrong truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam ta, hái lộc ngày xuân là một việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với những người dân quê tôi, không thể hái lộc ở đâu cũng được mà phải lên chùa, thành  tâm  thắp  một  nén nhang, cúi lạy và thầm nguyện những điều tốt đẹp trước khi đưa tay hái một cành lộc biếc, trong ánh nắng ấm áp của buổi sớm mai tinh sương. Từ lâu, nhiều người có quan niệm rằng những cành lộc biếc non xanh được hái đúng thời khắc đẹp đẽ của mùa xuân luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như báo trước một năm mới nhiều tài lộc.

Những ngày còn bé, tôi luôn theo nội lên chùa hái lộc ngày xuân. Chùa làng nằm lặng lẽ và yên bình bên con đê dài, gần cổng làng, dưới những tán cây đa, cây si, cây duối cổ thụ. Nhiều người dân trong làng cũng rủ nhau lên chùa hái lộc. Hoàn toàn chẳng nhiều nhặn gì, mỗi người chỉ cần tận tay ngắt một cành cây nhỏ với vài chiếc lá non, dăm nụ chồi bé xíu đang nhú lên, rồi giữ gìn, rồi nâng niu, rồi nhìn ngắm, rồi chắp tay nguyện ước một điều gì đấy cho riêng mình và cho người thân, trước đôi mắt hiền từ thăm thẳm bao dung của tượng Phật Quan Âm, trong bảng lảng mùi hương trầm thơm ngát nơi đại điện. Cành lộc đó sẽ được đem về, được cài lên hay đặt vào một chỗ nào đó trang trọng trong nhà, như bàn thờ gia tiên chẳng hạn. Vì còn bé, tôi thường được nội “công kênh” lên vai để bàn tay nhỏ xíu của tôi được ngắt nhẹ một cành lộc biếc xanh non. Nội thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về mùa xuân, về ý nghĩa của những cành lộc biếc này. Nội bảo, khi hái lộc, phải nhẹ nhàng và luôn thì thầm tâm sự với cây trước khi hái để cây không bị đau. Cây cũng như con người, mỗi cành lá, lộc biếc, mầm xanh đều là máu thịt; nhưng vì con người, cây đã hi sinh một phần thân thể mình để đem lại hạnh phúc, điều may mắn cho người. Nghe nội nói, thú thực, tôi chẳng hiểu gì, chỉ luôn tay mân mê những lộc biếc mình hái và thỉnh thoảng  nghểnh cổ lên hỏi, sao cây lại biết đau, như người, hả nội?

Thời gian trôi qua, tôi lớn dần còn nội lại già đi nhưng việc hái lộc ngày xuân thì không bỏ được. Nó đã là một thói quen đẹp đẽ của hai bà cháu suốt nhiều năm dài. Khi ấy, cũng buổi sớm mùa xuân mơ màng  hơi sương trên con đê làng, tôi dắt nội lên chùa giữa mùi cỏ non mơn man như sữa và dưới tiếng gió rì rào khe khẽ của hàng phi lao. Mùa xuân phương Bắc luôn có những nét khác biệt và rất dễ nhận ra với các khoảng thời gian khác trong năm. Đó là hương vị thơm tho của cỏ cây, hoa lá hòa quyện, ngây ngất trong ánh nắng dìu dịu nhiều tâm trạng. Bây giờ, tôi cao hơn còn lưng nội lại còng đi. Thế là, tôi dìu tay để nội hái những cành lộc biếc nhỏ xíu, ở bên sân chùa. Hái xong, cũng như bao lần đã qua, nội lại lầm rầm khấn chư vị Bồ-tát phù hộ cho con cháu được nhiều tài lộc trong năm. Còn tôi, dù đã cao lớn nhưng vẫn luôn lơ ngơ trước những thời khắc thiêng liêng, nhất là khoảnh khắc giao thoa của đất trời, vạn vật.

Bây giờ, tôi đã ở rất xa quê, xa gốc cây cổ thụ với những cành lộc biếc quen  thuộc nơi cửa chùa ngày xưa. Mùa xuân, mấy người bạn hàng xóm cũng hẹn nhau lên chùa, đi hái lộc. Chẳng hiểu sao, tôi lại thấy buồn. Phần vì nhớ nội lúc sinh thời, phần vì bây giờ người ta hái lộc nhiều quá, nhất là những người trẻ. Có những cây to với cành lá sum suê chỉ sau một đêm đã tả tơi vì những người đi “hái lộc”. Những bài báo, những phóng  sự về tình trạng chặt phá cây xanh ở công viên ngày một nhiều sau mỗi dịp Tết. Lộc bây giờ không chỉ là những cành cây nhỏ với dăm chiếc lá non mới nhú như tôi vẫn hái ngày xưa mà là cả những cành lớn một người ôm không hết. Phải chăng nhiều lá thì mới nhiều lộc hơn?

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân  cây, rồi vươn những  ngón  tay ra mơn man trên chồi biếc, khe khẽ thầm nhủ, “chồi biếc ơi, hãy cứ ở yên trên thân cây để mang lại may mắn và hạnh phúc đến với tất cả mọi người, trong đó có tôi!”. 

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5500)
Xuân Di Lặc, Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 7696)
26 Tháng Hai 2015(Xem: 7168)
Trời cuối năm se lạnh, một năm cũ sắp hết, nhường chỗ cho một năm mới… Mới hay cũ thì việc chắc cũng chừng đó.Với người học đạo và hành đạo thì có gì ngoài việc học đạo và hành đạo? Cũng chỉ loanh quanh trong Phật sự và công phu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 13449)
Vào dịp cuối năm Giáp Ngọ 2014, một đài truyền hình Mỹ đã phỏng vấn thầy Thích Vĩnh Hóa về cuộc triển lãm bộ sưu tập 10 ngàn Xá Lợi Phật cùng chư Thánh Tăng và hai viên ngọc Xá Lợi Bồ Tát Thích Quảng Đức ...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 7028)
Tết là dịp để con người vui chơi thoải mái sau một năm làm việc, Tết cũng là thời điểm để người Phật tử hướng về Phật, về tổ tiên để thành kính tri ân. Nhang là phẩm vật không thể thiếu khi thực hiện ý nghĩa ấy.
21 Tháng Hai 2015(Xem: 11378)
Làm thế nào để hiểu đúng về Chùa chiền, Đạo Phật và chuẩn bị đúng tâm thế khi đi lễ chùa cũng là một câu chuyện đáng bàn trong những ngày đầu năm mới này.
21 Tháng Hai 2015(Xem: 7766)
Giờ khắc Giao Thừa thiêng liêng (năm nay nhằm Thứ Tư, ngày 18 và sáng Thứ Năm, ngày 19 tháng 2 năm 2015) không chỉ dành riêng cho người Việt trong nước mà cho cả người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó, người Việt ở Quận Cam được xem là nơi có không khí đón Giao Thừa vui nhất và tưng bừng nhất ở Mỹ.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12651)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10218)
Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.