Lên chùa hái lộc ngày xuân

28 Tháng Mười Hai 201403:53(Xem: 6662)
tuyentaphuongphapmuaxuan 3
LÊN CHÙA HÁI LỘC NGÀY XUÂN

Hoa Xuyên Chi

blankTrong truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam ta, hái lộc ngày xuân là một việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với những người dân quê tôi, không thể hái lộc ở đâu cũng được mà phải lên chùa, thành  tâm  thắp  một  nén nhang, cúi lạy và thầm nguyện những điều tốt đẹp trước khi đưa tay hái một cành lộc biếc, trong ánh nắng ấm áp của buổi sớm mai tinh sương. Từ lâu, nhiều người có quan niệm rằng những cành lộc biếc non xanh được hái đúng thời khắc đẹp đẽ của mùa xuân luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như báo trước một năm mới nhiều tài lộc.

Những ngày còn bé, tôi luôn theo nội lên chùa hái lộc ngày xuân. Chùa làng nằm lặng lẽ và yên bình bên con đê dài, gần cổng làng, dưới những tán cây đa, cây si, cây duối cổ thụ. Nhiều người dân trong làng cũng rủ nhau lên chùa hái lộc. Hoàn toàn chẳng nhiều nhặn gì, mỗi người chỉ cần tận tay ngắt một cành cây nhỏ với vài chiếc lá non, dăm nụ chồi bé xíu đang nhú lên, rồi giữ gìn, rồi nâng niu, rồi nhìn ngắm, rồi chắp tay nguyện ước một điều gì đấy cho riêng mình và cho người thân, trước đôi mắt hiền từ thăm thẳm bao dung của tượng Phật Quan Âm, trong bảng lảng mùi hương trầm thơm ngát nơi đại điện. Cành lộc đó sẽ được đem về, được cài lên hay đặt vào một chỗ nào đó trang trọng trong nhà, như bàn thờ gia tiên chẳng hạn. Vì còn bé, tôi thường được nội “công kênh” lên vai để bàn tay nhỏ xíu của tôi được ngắt nhẹ một cành lộc biếc xanh non. Nội thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về mùa xuân, về ý nghĩa của những cành lộc biếc này. Nội bảo, khi hái lộc, phải nhẹ nhàng và luôn thì thầm tâm sự với cây trước khi hái để cây không bị đau. Cây cũng như con người, mỗi cành lá, lộc biếc, mầm xanh đều là máu thịt; nhưng vì con người, cây đã hi sinh một phần thân thể mình để đem lại hạnh phúc, điều may mắn cho người. Nghe nội nói, thú thực, tôi chẳng hiểu gì, chỉ luôn tay mân mê những lộc biếc mình hái và thỉnh thoảng  nghểnh cổ lên hỏi, sao cây lại biết đau, như người, hả nội?

Thời gian trôi qua, tôi lớn dần còn nội lại già đi nhưng việc hái lộc ngày xuân thì không bỏ được. Nó đã là một thói quen đẹp đẽ của hai bà cháu suốt nhiều năm dài. Khi ấy, cũng buổi sớm mùa xuân mơ màng  hơi sương trên con đê làng, tôi dắt nội lên chùa giữa mùi cỏ non mơn man như sữa và dưới tiếng gió rì rào khe khẽ của hàng phi lao. Mùa xuân phương Bắc luôn có những nét khác biệt và rất dễ nhận ra với các khoảng thời gian khác trong năm. Đó là hương vị thơm tho của cỏ cây, hoa lá hòa quyện, ngây ngất trong ánh nắng dìu dịu nhiều tâm trạng. Bây giờ, tôi cao hơn còn lưng nội lại còng đi. Thế là, tôi dìu tay để nội hái những cành lộc biếc nhỏ xíu, ở bên sân chùa. Hái xong, cũng như bao lần đã qua, nội lại lầm rầm khấn chư vị Bồ-tát phù hộ cho con cháu được nhiều tài lộc trong năm. Còn tôi, dù đã cao lớn nhưng vẫn luôn lơ ngơ trước những thời khắc thiêng liêng, nhất là khoảnh khắc giao thoa của đất trời, vạn vật.

Bây giờ, tôi đã ở rất xa quê, xa gốc cây cổ thụ với những cành lộc biếc quen  thuộc nơi cửa chùa ngày xưa. Mùa xuân, mấy người bạn hàng xóm cũng hẹn nhau lên chùa, đi hái lộc. Chẳng hiểu sao, tôi lại thấy buồn. Phần vì nhớ nội lúc sinh thời, phần vì bây giờ người ta hái lộc nhiều quá, nhất là những người trẻ. Có những cây to với cành lá sum suê chỉ sau một đêm đã tả tơi vì những người đi “hái lộc”. Những bài báo, những phóng  sự về tình trạng chặt phá cây xanh ở công viên ngày một nhiều sau mỗi dịp Tết. Lộc bây giờ không chỉ là những cành cây nhỏ với dăm chiếc lá non mới nhú như tôi vẫn hái ngày xưa mà là cả những cành lớn một người ôm không hết. Phải chăng nhiều lá thì mới nhiều lộc hơn?

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân  cây, rồi vươn những  ngón  tay ra mơn man trên chồi biếc, khe khẽ thầm nhủ, “chồi biếc ơi, hãy cứ ở yên trên thân cây để mang lại may mắn và hạnh phúc đến với tất cả mọi người, trong đó có tôi!”. 

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Hai 2015(Xem: 6972)
Từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu tồn nhiều phong tục, trong đó có phong tục nói lời chúc. Thông thường, người ta chúc nhau Tam đa, đó là đa phúc, đa lộc và đa thọ.
15 Tháng Hai 2015(Xem: 6724)
Lác đác ngoài sân tuyết đã tan / Tươm tất ngũ quả bày trên bàn / Sột soạt trên tường trang lịch mới…/ Chợt hay vũ trụ chuyển xuân sang.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 6763)
Gần một tuần nay, bắt đầu từ thứ Sáu, 30 tháng Giêng năm 2015 chợ hoa Tết trước khu Thương xá Phước Lộc Thọ trên phố Bolsa (California, Mỹ) đã nhộn nhịp hẳn lên do thời tiết đã có nắng ấm sau một tuần mưa gió lạnh lẽo. Hoa kiểng nhiều loại mới lạ và nhiều hơn năm rồi. Tết cổ truyền hiện diện rõ nhất chỉ có thể thấy ở khu Little Sài Gòn ở miền Nam Cali..
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9474)
Tôi đã ưa thích màu nắng ở quê nhà từ những ngày thơ ấu. Nó không thực sự là màu gì nhất định. Có thể gọi màu nắng là màu trắng ngà. Không, không hẳn thế. Bạn không thể nói cho đúng, rằng màu nắng là màu gì. Vì bạn chỉ nhận ra màu nắng khi nó chiếu rọi vào một cái gì, và nó không còn là cái mà chúng ta muốn nói nữa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 13163)
10 Tháng Hai 2015(Xem: 8059)
Xuân là tương lai, Xuân đem đến cho nhân gian bao điều hy vọng, Xuân đem đến cho cuộc đời những ước nguyện ngày sau, Xuân là hoa, là nắng hồng ấm áp, là nụ cười, là sức sống mới vươn lên, xuân là tháng ngày bình yên và hạnh phúc, là thương yêu của vĩnh hằng gửi đến nhân gian. Cho nên thế gian khi xuân đến người người đều chào đón, vui như tết nên mở hội, nên đón Xuân.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 6514)
Mùa Xuân đã đến Như Vậy đó! Hãy đến để mà thấy: một đóa hoa vàng đang nở trên bãi cỏ non! Sự sống đang phơi bày một cách bộc trực cho tâm thức Người Khách thưởng lãm.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 6256)
07 Tháng Hai 2015(Xem: 9270)
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài.