Mây nước

15 Tháng Giêng 201614:40(Xem: 7929)
blank

MÂY NƯỚC
Thiên Hạnh

Như truyền kỳ điểm sắc trắng ngàn năm

bềnh bồng nhịp thiên di bốn mùa không mệt mỏi

lang thang chiều vàng hững hờ hoàng hôn gọi

tinh khôi giữa hùng vĩ đỉnh cao sơn băng lạnh sáng lưng trời

mây còn đi về du hí khắp muôn nơi

dòng bản thể lung linh bao hình hài biến ảo

khi là sông mải miết hành trình từ non cao qua bình nguyên dã thảo

khi là sương lãng đãng trong chớm lạnh ngày Thu

lại hóa bông tuyết rơi vạn dặm ngày Đông giá mịt mù

và thành mây điểm tô thênh thang trời xưa cũ

Hiện tượng dù muôn hồng nghìn tía đủ

Bản thể vẫn bất di MẪU SỐ NƯỚC muôn đời

THƯỜNG TRỤ là nguồn CHÂN PHÁP khắp nơi nơi…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 6082)
18 Tháng Giêng 2017(Xem: 6235)
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 5178)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6209)
Còn chăng ước mơ tuổi trẻ? Cứ mỗi mùa xuân đến người ta lại xao xuyến với bao xúc cảm dạt dào, người già mong sao mình còn khỏe mạnh để vui vầy bên con cháu, người trung niên hồi tưởng về những ngày niên thiếu, người trẻ hơn thì rộn ràng tâm tưởng với bao nhiêu dự phóng tương lai. Nói khác đi, mùa xuân gợi cho người ta những ao ước thành tựu các giấc mơ.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5533)
Thiền gia có câu nổi tiếng: " Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật." Thế mà vì sao thiền thi thiền kệ tràn ngập trong giới thiền gia và cư sĩ mộ đạo thiền? Không phải là thiên hạ bị tẩu hỏa nhập ma đâu! Ấy chính là chứng minh cho chúng ta thấy hành thiền chân chính thì chẳng lạc vào vô ký không mà biến thành vô tri vô giác, chính cũng là vì trong chân không lại có cái diệu hữu. Ấy chính là nghệ thuật hướng tâm về đạo giác ngộ, là nương nhờ huyền diệu tự tại thần thông, du hí tam muội của Bồ tát để tùy duyên mà ngao du trong cõi Sa Bà.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 6600)
Xuân Bính Thân 2016 nói về con khỉ trong Kinh Phật. Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động, dễ-dàng bị rối-trí và không-ngừng thay-đổi của ý-thức, hoặc cái-biết của con người bình thường
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5609)