Thiền thi, thiền kệ

23 Tháng Ba 201618:08(Xem: 5458)
Thiền thi, thiền kệ


Thiền gia có câu nổi tiếng: " Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến Tánh thành Phật."
Thế mà vì sao thiền thi thiền kệ tràn ngập trong giới thiền gia và cư sĩ mộ đạo thiền? Không phải là thiên hạ bị tẩu hỏa nhập ma đâu! Ấy chính là chứng minh cho chúng ta thấy hành thiền chân chính thì chẳng lạc vào vô ký không mà biến thành vô tri vô giác, chính cũng là vì trong chân không lại có cái diệu hữu. Ấy chính là nghệ thuật hướng tâm về đạo giác ngộ, là nương nhờ huyền diệu tự tại thần thông, du hí tam muội của Bồ tát để tùy duyên mà ngao du trong cõi Sa Bà. 

Theo Hoà Thượng Thích Quang Thể: " Thơ phải học từ thuốc cái ý nguyện chữa lành những vết thương của thể xác lẫn tinh thần! Nghệ thuật cũng như y đạo chỉ có thể chấp cánh thăng hoa từ sự thanh lọc của tâm hồn." 

( Trích từ: Tưởng Niệm Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Quang Thể ( Thành Hội Phật Giáo TP. Đà Nẵng), Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2009. )
Có thể thấy quá trình của sự thanh lọc của tâm hồn này qua bài thơ Nhập Trần của Tuệ Trung Thượng Sĩ:

   Nhập Trần
   Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai,
   Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai.
   Bắc lý ưu du đầu mã phúc,
   Đông gia tán đản nhập lư thai.
   Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu,
   Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi.
   Tự đắc nhất triêu phong giải đống,
   Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.

Tạm dịch:

   Nhập Trần
   Sa bà cát bụi bước đường xa,
   Lầu gác vàng son trước mắt bày.
   Xóm Bắc lông bông chui bụng ngựa,
   Nhà Đông lơ láo nhập thai lừa. (1)
   Roi vàng đánh đuổi trâu bùn chạy, (2)
   Dây sắt lôi con hổ đá về. (3)
   Một thoáng gió về băng giá hết,
   Trăm hoa y hẹn rộn xuân đài.

(Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân dịch)

Bài thơ này đại ý nói người trong cõi Sa bà (hay Ta bà) buông lung sáu căn chạy theo sáu trần, những tưởng sẽ mãi mãi vui chơi ở chốn lầu vàng gác tía xa hoa diễm lệ, ai dè thân trụy lạc rốt cuộc lại đầu thai làm thân ngựa thân lừa, trầm luân trong sanh tử; nhưng nếu biết khéo nhiếp phục sáu căn thì khi thời tiết đến tự nhiên giác ngộ ví như khi gió xuân về thổi tan băng giá trăm hoa đua nở rộn ràng.
Sự chấp cánh thăng hoa của thiền ngộ được Mãn Giác Thiền Sư đời Lý ghi lại qua bài kệ Cáo Tật Thị Chúng rất nổi tiếng đã được trích dịch nhiều.Ở đây tôi xin ghi lại bản dịch của Ngô Tất Tố:

   Xuân đi trăm hoa rụng
   Xuân đến trăm hoa cười
   Trước mặt việc đi mãi
   Trên đầu già đến rồi
   Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết 
   Đêm qua sân trước một cành mai.

Còn Thiền Sư Huyền Quang thì dù đang thắp nhang tĩnh tâm vẫn chẳng hề lạc vào vô ký không, ung dung xem hoa Cúc nở:

   Hoa tại trung đình, nhân tại lâu
   Phần hương độc toạ tự vong ưu
   Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh
   Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.

Dịch thơ:

   Người ở trên lầu hoa dưới sân
   Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
   Hồn nhiên người với hoa vô biệt
   Một đoá hoa vừa mới nở tung.
( Nguyễn Lang dịch)

Thật ra nhà sư khi gặp nghịch cảnh cũng còn phải rối lòng, như Tuệ Sỹ khi bị tù cộng sản từng có bài thơ Dạ Tọa:

   Trục nhật lao tù sự cánh mang
   Trung tiêu độc tọa đối hàn đăng 
   Không môn thiên viễn do hoài mộng
   Quy lộ vô kỳ nhiệm chuyển bồng.

Tạm dịch:
   Ngồi Qua Đêm
   Ngày tù dằng dặc, việc triền miên
   Đêm tới ngồi yên, lạnh ánh đèn
   Hình bóng chùa xưa còn nhớ mãi
   Đường về vô hạn, rối lòng thêm.

Rồi tự chữa lành được vết thương tinh thần cho chính mình:
   Trách Lung
   Trách lung do tự tại
   Tán bộ nhược nhàn du
   Tiếu thoại độc ảnh hưởng 
   Không tiêu vĩnh nhật tù.

Tạm dịch:
   Lồng Chật
   Trong lồng chật hẹp mà thanh thản
   Đi tới đi lui thật nhàn tản
   Cười cười nói nói chỉ mình nghe
   Cũng trôi qua ngày tù bất tận.
( Đăng trên Việt Báo Tết Bính Thân 2016.)

Vì hiểu rõ vạn sự chỉ tuỳ duyên nên Thiền Sư Huyền Quang có nhiều bài thơ thật tuyệt. Xin mượn một bài thơ nữa của ông làm kết luận bài này:

   Địa lô tức sự
   Ổi dư cốt đốt độc phần hương
   Khẩu đáp sơn đồng vấn đoản chương
   Thủ bả xuy thương hoà mộc đạc
   Tòng lai nhân tiếu lão tăng mang.

Dịch thơ:
   Lò sưởi tức cảnh
   Củi hết lò còn vương khói nhẹ
   Sơn đồng hỏi nghĩa một chương kinh
   Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo
   Thiên hạ cười ta cứ mặc tình.
( Nguyễn Lang dịch)

Chú thích: 
(1) Ba câu số hai, ba, và bốn có thể lý giải theo điển tích chép trong sách A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa phần 125, tập 249:
" (Sao): Ưng đọa súc sanh giả, mã phúc, lư thai, nhận vi đường vũ.
(鈔)應墮畜生者,馬腹驢胎,認為堂宇。
(Sao): Kẻ đáng đọa súc sanh, sẽ ngỡ bụng ngựa, thai lừa là nhà to, điện lớn.
Đây là kẻ đến đầu thai trong loài súc sanh, thấy hiện tượng gì? Thấy cung điện hoa lệ, chỗ ở rất hào nhoáng, xa hoa. Đã trông thấy bèn hết sức yêu thích, tiến vào đó để ngắm nghía. Hễ tiến vào bèn nhập thai, biến thành súc sanh. Chuyện này trong bút ký hoặc tiểu thuyết của cổ nhân, hoặc trong những ghi chép về nhân quả báo ứng cũng có nói rất nhiều. Chúng ta hãy dành thời gian để đọc, xác thực là có tác dụng cảnh giác rất lớn đối với chính mình. "
Trích từ A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong.
(2) Thiền tông có những bức tranh thập mục ngưu đồ nổi tiếng nói về các giai đoạn chăn trâu từ đầu tới lúc thuần thục tức là các giai đoạn tu hành từ sơ cơ tới triệt ngộ. Tuệ Trung dùng hình ảnh con trâu Việt Nam thích ngâm bùn trong đầm lầy . Con trâu bùn ở đây lúc đầu còn hung hăng đi phá lúa mạ người nên phải lấy roi quất cho chừa. 
(3)  Trong lăng tẩm của các vị vua Trần triều thường có tạc tượng hổ đá trấn giữ, trừ tà yểm quái. Hình tượng cọp tượng trưng cho vô uý, cho sức mạnh của niềm tin.

Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân
20/3/2016.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7008)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6839)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6124)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9220)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9597)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10554)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9123)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9583)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7278)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 6976)
Từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu tồn nhiều phong tục, trong đó có phong tục nói lời chúc. Thông thường, người ta chúc nhau Tam đa, đó là đa phúc, đa lộc và đa thọ.