Lược Sử Thời Gian - Stephen Hawking, Dịch Việt: Cao Chi Và Phạm Văn Thiều

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 35042)

LƯỢC SỬ THỜI GIAN
Nguyên tác: Brief History of Time của Stephen Hawking
Dịch Việt: Cao Chi và Phạm Văn Thiều
Nhà xuất bản: NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2000
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000
luocsuthoigian-cover-contenta-brief-history-of-time-cover

Cuốn sách mà chúng tôi giới thiệu với các bạn sau đây có tên là "Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.

S.W. Hawking sinh năm 1942. Trong cuộc sống cá nhân, ông gặp nhiều bất hạnh. Năm 1985, ông bị sưng phổi và sau khi phẫu thuật mở khí quản, Hawking mất khả năng phát âm. Trước đó, một căn bệnh tê liệt thần kinh (bệnh ALS) đã gắn chặt ông vào chiếc xe đẩy. Hawking chỉ còn cách làm việc và giao tiếp với mọi người bằng một máy vi tính và một máy tổng hợp tiếng nói lắp liền với ghế. Tuy nhiên, tất cả những bất hạnh này không quật ngã được ý chí của nhà vật lý thiên tài. Hiện nay ông là giáo sư tại Đại học Cambridge (Anh), ở chức vụ mà ngày xưa Newton, rồi sau đó là P.A.M. Dirac, đảm nhiệm. Ông chuyên nghiên cứu về lý thuyết tương đối rộng. Những kết quả thu được cùng với George Ellis, Roger Penrose,... và nhất là sự phát hiện khả năng bức xạ của các các lỗ đen đã đưa Hawking lên hàng những nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới.

Cuốn "Lược sử thời gian" được viết xong năm 1987. Ngay từ khi ra đời, nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. "Lược sử thời gian" đứng trong danh mục sách bán chạy nhất của New York Times trong 53 tuần, và tại nước Anh, 205 tuần liền nó có tên trong mục sách bán chạy nhất của Sunday Times. Chính Stephen Hawking cũng phải kinh ngạc. Từ trước đến nay, chưa có một cuốn sách khoa học nào được công chúng đón nhận nồng nhiệt như vậy (tuy rằng nhiều người nói, họ mua nó chỉ để bày ở tủ sách chứ không thực sự đọc. Về điểm này, cuốn sách của Hawking cũng có số phận tương tự như Kinh Thánh hoặc các vở kịch của Shakespeare).

Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay. Cuộc tìm kiếm của Hawking giúp người đọc khám phá hết bí mật này đến bí mật khác. Đôi khi ông dụ độc giả vào những ngộ nhận tưởng như rất có lý, rồi lại bất ngờ chỉ ra sự phi lý trong cách nghĩ, để rồi phá vỡ mọi ngộ nhận. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng và hóc búa nhất của vật lý lý thuyết, như vụ nổ lớn, lỗ đen, không - thời gian, thuyết tương đối, nguyên lý bất định... mà không hề làm bạn đọc bị rối.

Bản tiếng Việt mà chúng tôi giới thiệu với các bạn sau đây được dịch bởi Cao Chi và Phạm Văn Thiều, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.

Minh Hy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 5953)
11 Tháng Năm 2016(Xem: 5803)
Thời nay, phương tiện thông tin liên lạc rất phát triển, hầu như nhà nào cũng có tivi, điện thoại di động. Không ít nhà có máy vi tính nối mạng. Vì vậy, hàng ngày đủ mọi thứ thông tin thượng vàng hạ cám đều có thể đến với những ai quan tâm đến chúng, kể cả những người không quan tâm đến thông tin, nhưng khi mở tivi hay radio để xem phim hay nghe nhạc, thì thông tin vẫn ập tới. Trong cả đống thông tin tràn ngập đó, tin thế giới khá được chú ý, người ta hay nghe nhắc đến tên của các nhà lãnh đạo của các siêu cường như tổng thống Mỹ, Barack Obama; chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình; tổng thống Nga, Vladimir Putin; hay lãnh đạo của các cường quốc như thủ tướng Nhật, Shinzo Abe; thủ tướng Đức, Angela Merkel; có khi họ không phải là lãnh đạo của một cường quốc, nhưng đang là quốc gia có vấn đề trên thế giới như chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un, hay tổng thống của Syria, Bashar al-Assad…
09 Tháng Năm 2016(Xem: 7610)
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". (Albert Einstein)