1 Dẫn Nhập: Quán Chiếu Từ Các Lời Dạy Của Đức Thích-ca Mâu-ni

02 Tháng Tám 201000:00(Xem: 10253)
ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

Làng Đậu

Quán Chiếu Từ các Lời Dạy của Đức Thích-ca Mâu-ni:

1. Dẫn nhập

Có lẽ cách tiếp cận trực tiếp nhất là vào đề với lời dạy của đức Phật: 

"Này các tỳ-kheo! Cũng như người khôn ngoan chỉ chấp nhận vàng sau khi đã thử nghiệm bằng cách nung nóng, cắt gọt, và nén dập nó, những lời của ta cũng vậy, chỉ được chấp nhận sau khi đã kiểm tra chúng, chứ không phải do sự tôn kính (đối với ta).1

Như vậy, rõ ràng có một sự tương đồng giữa việc học tập hay nghiên cứu khoa học và việc tu học trong Phật giáo: Thái độ đúng đắn trước tiên nên có ở đây phải bắt đầu từ sự rà soát, kiểm tra lại mức hợp lý của các nhận định -- không phải tiếp nhận nó với một tư thế "tín tâm hoàn toàn". Như vậy, "giáo điều" không phải là điều được tiếp nhận trong Phật giáo.

Mọi lý thuyết khoa học ngày nay từ toán học cho đến tâm lý học và y học, đều phải dựa trên những nền tảng rất cơ bản hợp lý được nhiều người chấp nhận rộng rãi. Cũng vậy, việc giảng dạy của nguyên lý quan trọng nhất mà đức Phật truyền lại đó là nguyên lý "Tứ Diệu Đế"2 cũng dựa trên những tiền đề cơ bản đó là luật vô thường và thuyết duyên khởi.

Một cách rất sơ lược, thì luật vô thường cho rằng vạn vật (kể cả thế giới tâm lý và vật chất) đều chuyển biến không ngừng nghĩ hể có sinh thì có diệt. Điều này thì rõ ràng không ai có thể chối cãi trong thế giới vật lý từ vi mô cho đến vĩ mô. Nó được mặc nhiên thừa nhận trong mọi lý thuyết khoa học.

Tiếp đến là thuyết duyên khởi.

Nội dung đơn giản đầu tiên trong thuyết duyên khởi (pratītyasamutpāda) là: sự có mặt của tất cả mọi sự việc và hiện tượng trong vũ trụ đều đều chỉ là kết quả của sự tương tác và hợp thành giữa nhiều nguyên do (nhân) và điều kiện (duyên). Ở đây, cho đến nay tiền đề này vẩn nghiễm nhiên được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong mọi ngành khoa học. 

Hệ quả, trực tiếp của nội dung trên là việc phủ nhận các hiện tượng hay sự việc tự nó tồn tại, hay tự nó sinh ra hay được tạo thành một cách độc lập hay cô lập hoàn toàn mà không phụ thuộc vào các nguyên nhân hay điều kiện khác. Như vậy điều này gián tiếp phủ nhận sự tồn tại của một đấng sáng thế có mặt mà không có nguyên do.

Hệ quả thứ nhì thấy được từ kết luận trên là dòng sinh diệt liên tục (continuum) của mọi sự vật hiện tượng đều không thể có sự khởi đầu và không thể có sự kết thúc. Như vậy nếu, một lý thuyết nào đó cho rằng có đúng một sự khởi đầu (như là sự khởi đầu của vũ trụ) thì chắc chắn thuyết đó mâu thuẫn với Phật học. Vậy thì ta sẽ so sánh sánh thế nào với một với lý thuyết cho rằng toàn thể vũ trụ khởi sinh từ một vụ nổ lớn ? Tức là cái có sinh diệt bắt đầu từ ... không có gì hết ở thời điểm gốc 0. Tuy nhiên, đến nay chưa ai có thể kiểm định được "thời điểm tự khởi" của của vũ trụ theo các lý thuyết kiểu này. Ngược lại, nếu chấp nhận có thể có nhiều hơn một vụ nổ lớn (tức là có thời điểm trước khi vũ trụ này hình thành) như nhiều lý thuyết vật lý hiện nay đang phát triển thì tình hình khác hẳn, điều này sẽ không còn có mâu thuẫn với Phật giáo.3

blank 

 

Mô hình cấu trúc vũ trụ theo lý thuyết M với 11 chiều (trái) và Mô hình vũ trụ bong bóng (phải). Mỗi vũ trụ được mô tả tựa như một "bong bóng" trong bể nước sôi. Nhiều vũ trụ có thể đồng thời hình thành, một số bị sụp đổ, số khác trương nở và hình thành các tinh hà, ngôi sao ... như vũ trụ mà ta đang có (Ảnh: Đại học Cambridge).8 Các mô hình này không mâu thuẫn với Phật giáo.

Một bước tiếp, khi áp dụng lập luận của thuyết duyên khởi và luật vô thường ở mức độ vi tế của vật chất thì mọi sự vật và hiện tượng thay đổi liên tục trong từng đơn vị nhỏ nhất của thời gian. Điều này, cho đến nay không hề mâu thuẫn gì với lý thuyết vật lý ở mức vi mô. Tiếp đó, theo định nghĩa về tính không của đại sư Long thọ:4

Sự vật nào có nguồn gốc phụ thuộc, tôi gọi là không

Với định nghĩa về tính không này cùng với tính chất thay đổi liên tục của vật chất trong mức vi tế trong từng thời điểm cho thấy rằng người ta không thể xác định được "đối tượng tĩnh thực sự" của nhận thức (hay còn gọi là sự thiếu vắng của đối tượng nhận thức). Sự thiếu vắng này rất tương tự với "nguyên lý bất định" đã được phát biểu bởi nhà vật lý Werner K. Heisenberg (1901-1976 -- Nobel Vật lý 1932, người được xem là một trong những cha đẻ của Vật lý Lượng tử) .

Như vậy với vài điểm cứu xét trên, ta có thể thấy rằng cùng với các lập luận chặt chẽ và thiền định mà Phật giáo "tìm ra" được nhiều đặc tính của thế giới vật chất mà không cần đến các dụng cụ đo đạc. Đây cũng chỉ chỉ là những kết luận rất "bề mặt" có thể xem như là các "ứng dụng" sơ khởi từ các giáo Pháp của đạo Phật.

Xét sâu hơn một tí về mặt lập luận, đức Phật còn đưa ra nhiều nguyên lý khác. Để minh hoạ, xin trình ra đây vài nguyên lý lớn và xem nó như là công cụ hay phương pháp để tìm hiểu phán đoán sự việc (Ở đây là giáo Pháp)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn