3. Bốn Nguyên Lý Trong Lập Luận

02 Tháng Tám 201000:00(Xem: 10398)

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

Làng Đậu

3. Bốn Nguyên lý trong lập luận:

Ngoài ra, các công cụ lập luận thường thấy trong Phật giáo được dùng để chứng minh và phản bác cũng tìm thấy trong khoa học (nhất là khoa toán logic). Đa số các lập luận được dùng trong Phật học là để nhận chân các lời giảng, các biện minh, các luận điểm đâu là lý lẽ tuyệt đối đâu là tương đối và đâu ... không phải là Phật giáo. Đa số các lập luận dùng hai phương pháp cơ bản là Biện Minh Suy Diễn (trong đó, Tam Đoạn luận rất thường được dùng) và Biện Minh Phản Chứng (mà thường thấy nhất là lối Quy Mậu biện chứng). 5 Ngoài ra, đôi khi các lập luận khoa học còn "nghiễm nhiên" sử dụng các phương pháp khác mà Phật giáo đã nêu rất rõ trong các nguyên lý của mình.

Trong chủ đề này, xin chỉ nêu lại 4 nguyên lý của lập luận có thể áp dụng:

  • Nguyên lý về bản chất: Sự thật là có các sự vật tồn tại, và rằng các nguyên nhân dẫn tới các hậu quả. Ta hầu như có thể nói rằng, nguyên lý này ngụ ý một sự chấp nhận các quy luật tự nhiên. Thí dụ: Bản chất của lửa là sự toả nhiệt và bản chất của nước là tính chất lưu chuyển.
  • Nguyên lý về năng lực (hay còn gọi là nguyên lý thành tựu công năng): Nguyên lý này đề cập đến cách thức mà các sự vật có khả năng tạo ra những kết quả nào đó tùy theo bản chất của chúng. Như lửa gây cháy, hoặc nước gây ướt. Nguyên lý này cũng gắn liền với sự phụ thuộc của bất kỳ loại hiện tượng nào vào chính các thành phần và thuộc tính của nó, hoặc phụ thuộc vào các thực thể khác. Nguyên lý về năng lực gắn liền với hiệu quả nguyên nhân của một hiện tượng cụ thể, chẳng hạn như khả năng của một hạt bắp tạo ra một thân cây bắp.
  • Nguyên lí về duyên khởi (hay còn gọi là nguyên lý phụ thuộc) có một sự phụ thuộc tự nhiên giữa các sự vật và hiện tượng, giữa các nguyên nhân và kết quả. Mọi kết quả đều phụ thuộc vào nhân duyên của nó. Nguyên lý này cho thấy sự phụ thuộc của các hiện tượng kết hợp vào các nguyên nhân của chúng, chẳng hạn như sự phụ thuộc của nhãn thức vào thần kinh thị giác.
  • Nguyên lý chứng minh hợp lý: Dựa vào điều này thì điều kia chắc chắn phải như thế; và dựa vào điều kia thì điều này hẳn phải là như vậy (Nguyên lý này bao hàm các phương pháp lập luận lô-gíc như đã nêu trên). Nguyên lý chứng minh hợp lý bao gồm ba phương thức để người ta xác nhận sự tồn tại của bất kì điều gì - đó là: trực tiếp nhận thức, suy đoán/suy luận chắc chắn, và tri thức dựa vào sự xác nhận. Riêng bộ phận phân tích suy đoán dựa vào sự xác nhận có thể bị nhiều phản bác từ phía người làm nghiên cứu khoa học và điều này cũng sẽ được bàn thảo sâu hơn về những liên hệ tới bản thân khoa học hiện đại trong phần sau

Theo nhận định của đức Đạt-lai Lạt-ma thì:

"Tôi thấy rằng, cách nghiên cứu theo khoa học [đặc biệt là khoa học tự nhiên] phần lớn dựa vào ba cách chứng minh: (1) chứng minh bằng cách chú ý đến thể tính mà qua đó, những đặc tính cơ bản của đối tượng được nghiên cứu; (2) chứng minh qua sự chú ý đến thành tựu công năng, đặc biệt là nghiên cứu xem đối tượng có thể mang đến hiệu quả nào với những đặc tính cơ bản sẵn có; và (3) chứng minh bằng cách chú ý đến những mối quan hệ duyên khởi và ở đây, những nhân tố hình thành đối tượng được tìm hiểu. Chúng được xem như những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học. Và nếu như vậy thì tất cả sáu phương pháp nghiên cứu được nêu ra đã dung hàm được cả hai, nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu tâm đạo" 6

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 2016(Xem: 14702)
Thật sự thì cũng định trả lời kiểu “cộc lốc” ngay lúc con nhắn thư hỏi rồi, nhưng thiết nghĩ, nên trích dẫn bài kinh liên quan đến vấn đề này cho nó khoa học hoá vấn đề chút. Dù sao thì con người thời nay vẫn thích “trích chương tầm cú” và “mê tín khoa học” hơn! Mà lạ lùng thay, chính đức Phật lại là người đầu tiên trả lời thực tế và giản dị một cách lạ thường mà thời nay có thể cho rằng nói kiểu đó là thô tục, không lịch sự. Nhưng có lẽ nhờ dùng từ miêu tả không bóng bẩy như vậy mà trúng tim đen người nghe. Thầy tạm dịch theo lối văn cộc lốc để lấy nghĩa cho con thấy: “Này Vāseṭṭha, rõ ràng rằng, những bà mẹ của họ đến tháng có kinh nguyệt, mang bầu, sinh đẻ, rồi cho con bú mớm. Họ toàn sinh ra từ bộ phận sinh dục của những bà mẹ ấy cả. Vậy mà họ mở miệng ra là ca tụng giai cấp Bà-la-môn là cao thượng, thanh tịnh, da trắng, là con cái, là thái tử sinh ra từ miệng của Thượng đế (Phạm thiên), Thượng đế tạo ra, là nối dõi của Thượng đế, còn giai cấp khác là hạ liệt…” [2]
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6184)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 56292)
Quyển A Brief History of Time của Stephen W . Hawking đã bán trên 22 triệu quyển ở khắp thế giới và đã được dịch trên 35 thứ tiếng. Tôi nhớ đâu đó tác giả nói rằng ai đọc hiểu quyển này thì sẽ có trình độ hiểu biết về Vật lý học ngang hàng Với một kẻ đậu tiến sĩ Vật lý học. Mặc dù tác giả đã cố gắng viết một cách phổ thông dễ hiểu, nhưng quyển A Brief History of Time không phải dễ hiểu như lúc mình mới đọc sơ qua. Trên 10 năm qua, tôi đã được dịp đọc lại nhiều lần quyển sách của Hawking và thấy rằng : “Thấy Thượng Tọa Viên Lý đã tập trung thiên lực và định lực để làm vài ba sự việc ít ai làm được: đã dịch hai tác giả khó hiểu nhất của nhân loại , một người mang tên là Long Thọ (Nagarjuna) và một người mang tên là Stephen Hawking: một bên là cái khó khăn nhất của Đạo học Đông – phương và một bên là cái khó khăn nhất của Khoa học Tây phương. Chỉ nội nỗ lực vĩ đại truyền đạt hai cái khó khăn nhất của Phật học và Khoa học, Thượng Tọa Viên Lý đáng được chúng ta hết lòng ngưỡng mộ, đó là chư
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6595)
Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5987)
Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.
10 Tháng Mười 2015(Xem: 9625)
Từ bi có sức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không? Trước tiên, từ bi sẽ chuyển hóa được cả thân và tâm của người tu tập.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 11549)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7858)
Tôi cũng xin tâm tình đôi chút . Hôm nay là ngày giỗi mẹ tôi . Ngày mẹ tôi mất cách đây 16 năm , lần đầu tôi nghe và đọc Bát Nhã Tâm Kinh : “Sắc bất dị không , không bất dị sắc ; thọ , tưởng , hành , thức , diệc , phục như thị …” và tìm đến triết lý “tánh không” của ngài Long Thụ . Qua cuốn sách của anh Bách , tôi suy ngẫm về cái Không lượng tử theo đó chân không là vật chất , vật chất là chân không , hai cái đó chỉ là một giả ngữ , chúng liên hoàn tương tác với nhau , cái này chứa cái kia ; chân không , vật chất chẳng sao tách biệt .
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5766)
21 Tháng Năm 2015(Xem: 6093)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới. Ví dụ nếu chúng ta có một gene gây ra một bệnh di truyền huyết thống, thế hệ kế tiếp thế nào cũng mắc một bệnh tương tự, chạy trời không khỏi nắng!