5. Vượt Khỏi Lí Luận - Thực Nghiệm Khoa Học -Thực Nghiệm Chứng Ngộ

02 Tháng Tám 201000:00(Xem: 10344)

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

Làng Đậu

5. Vượt khỏi lí luận - Thực Nghiệm Khoa học -Thực nghiệm chứng ngộ

Trong khoa học, nếu như chỉ cần có một bằng chứng thực nghiệm (có tính vật chất khách quan) xác đáng cho thấy tính không khế hợp của một lý thuyết thì lập tức lý thuyết đó có thể bị xem như đào thải, hay ít nhất không còn được xem là chính xác đầy đủ. Như vậy, đối với khoa học thì thực nghiệm là một phương tiện kiểm nghiệm lại sự đúng đắn của lý thuyết. Phật giáo, về phiá mình, việc tự thân hành giả chứng ngộ và trực tiếp đạt tới những tri kiến chân thật (tuệ giác) là mục tiêu tối hậu. Và do đó, một khi hành giả đã tự mình đủ khả năng xác quyết được các nhận thức (tri kiến) chân thực thì tất cả mọi giáo pháp được tu học trước đó đều có thể bỏ qua hay xem là thứ yếu. Lý luận giáo pháp chỉ là phương tiện để hành giả đạt tới chứng nghiệm tối hậu từ thực nghiệm.9 Như vậy vai trò của thực nghiệm (có tính tâm lý chủ thể) trong Phật học xét ra có ý nghĩa sâu và rộng hơn cả trong khoa học.

Việc trình bày lại những điều rất cơ bản trên không phải để thuyết phục người đọc tin theo Phật giáo mà là để có một cái nhìn khách quan xem đức Phật đã xây dựng hệ thống giáo lý Phật giáo có dựa trên những điều mà chính Ngài đã chỉ dạy một cách nhất quán cho các đệ tử và có một nền tảng suy luận vững chắc hay không để từ đó rút ra được các "ứng dụng" cho riêng mình. Ngoài ra, trong lúc giáo hoá, đức Phật còn phải tùy theo căn cơ điều kiện của người nghe để đưa ra các lời thuyết thích hợp và do đó có thể tạo ra tình trạng các lời giảng trở nên khó hiểu hay trong một số trường hợp gần như mâu thuẫn. Điều này đưọc giải thích từ tính thực dụng của giáo Pháp. Một lý thuyết quá cao siêu không phù hợp với một cá nhân thì dù có cố gắng chỉ giáo thì cũng hoàn toàn không có ích lợi.10 Bàn thêm về việc này sẽ vượt quá nội dung bài viết.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn