- Lời Người Dịch
- Lời Nói Đầu
- Lời Nói Đầu (Bản In Lần Thứ Hai)
- Chương 1 Vật Lý Hiện Đại - Một Tâm Đạo
- Chương 2 Biết Và Thấy
- Chương 3 Bên Kia Ngôn Ngữ
- Chương 4 Nền Vật Lý Mới
- Chương 5 Ấn Độ Giáo
- Chương 6 Phật Giáo
- Chương 7 Tư Tưởng Trung Quốc
- Chương 8 Lão Giáo
- Chương 9 Thiền Tông
- Chương 10 Tính Nhất Thể Của Vạn Sự
- Chương 11 Vượt Trên Thế Giới Nhị Nguyên
- Chương 12 Không Gian - Thời Gian
- Chương 13 Vũ Trụ Động
- Chương 14 Không Và Sắc
- Chương 15 Điệu Mú Vụ Trụ
- Chương 16 Cấu Trúc Đối Xứng Quark- Một Công Án Mới
- Chương 17 Các Mẫu Hình Biến Dịch
- Chương 18 Sự Dung Thông
- Lời Cuối
- Điểm Lại Nền Vật Lý Mới
- Tương Lai Của Nền Vật Lý Mới
- Tác Động Của Cuốn Sách
- Sự Thay Đổi Mẫu Hình
- Ảnh Hưởng Của Heisenberg Và Chew
- Những Mẫu Hình Mới Trong Tư Duy Khoa Học
- Phê Bình Về Đạo Của Vật Lý
- Sự Phát Triển Hiện Nay Và Khả Năng Của Tương Lai
Lời cuối cho bản in lần thứ ba
Nguồn gốc của Đạo của vật lý xuất phát từ trong một thể nghiệm mạnh mẽ mà tôi trải qua trong mùa hè năm 1969 trên bãi biển ở Santa Cruz, được mô tả trong lời nói đầu của sách này. Một năm sau, tôi rời California để tiếp tục việc nghiên cứu ở Imperial College ở London, và trước khi tôi đi ghép một tấm hình - Shiva nhảy múa, ngự trị trên các hạt đang va chạm trong buồng đo - để minh họa chứng nghiệm của tôi về sự nhảy múa vũ trụ trên bãi biển. Hình ảnh đẹp tuyệt này đối với tôi là biểu tượng của sự song hành giữa vật lý và đạo học mà tôi vừa bắt đầu khám phá. Một ngày nọ, cuối thu năm 1970, khi ngồi trong nhà gần Imperial College và nhìn bức tranh, bỗng nhiên tôi có một nhận thức rất rõ ràng. Tôi biết với một sự chắc chắn tuyệt đối rằng sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông ngày nào đó sẽ trở thành nhận thức chung; và tôi cũng cảm thấy mình đang ở vị trí tốt nhất để phát hiện ra những sự tương đồng này một cách nhất quán và để viết một cuốn sách về chúng.
Năm năm sau, mùa thu năm 1975, Đạo của vật lý được xuất bản lần đầu. Bây giờ, mười lăm năm sau, tôi muốn nêu nhiều câu hỏi: Hình ảnh tôi thấy đã trở thành sự thực? Phải chăng những tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông ngày nay dứt khoát đã là nhận thức chung hay, ít nhất, đang trở thành nhận thức chung? Liệu luận điểm đầu tiên của tôi còn có giá trị hay nó cần phát biểu lại? Đâu là những phê bình chính yếu về luận điểm của tôi và ngày nay tôi phải trả lời thế nào? Và cuối cùng, bản thân những cái nhìn của tôi, chúng biến đổi như thế nào và đâu là chỗ để có thể thực hiện những công trình tương lai? Trong lời cuối này, tôi muốn trình bày những câu trả lời của mình về những câu hỏi đó, với tất cả cẩn trọng và thành thực.