Ảnh Hưởng Của Heisenberg Và Chew

31 Tháng Tám 201000:00(Xem: 12611)
Ảnh Hưởng của Heisenberg và Chew

Bây giờ tôi xin trở lại những mẫu hình mới trong khoa học và thảo luận về những đặc trưng chính của chúng. Gần đây tôi đã thử tìm một nhóm những tiêu chuẩn cho tư duy về mẫu hình mới trong khoa học. Tôi đề xuất sáu tiêu chuẩn; hai cái đầu nói về cách nhìn về thiên nhiên, bốn cái sau về nhận thức luận của chúng ta. Tôi nghĩ rằng bốn tiêu chuẩn này là đặc trưng cho tư duy theo mẫu hình mới trong tất cả mọi khoa học, nhưng như đã nói trong lời cuối của Đạo của vật lý, tôi sẽ minh họa chúng với các thí dụ của ngành vật lý, và tôi sẽ nhắc lại ngắn gọn chúng được phản ánh trong các truyền thống đạo học phương Đông như thế nào.

Trước khi đi vào thảo luận sáu tiêu chuẩn, tôi xin nhắc lại với lòng biết ơn sâu xa món nợ của tôi đối với hai nhà vật lý xuất chúng, hai vị đó để lại nơi tôi nguồn cảm hứng chủ yếu và đã ảnh hưởng quyết định lên tư duy khoa học của tôi: Werner Heisenberg và Geoffrey Chew. Tác phẩm của Heisenberg Physics and Philosophy, thành tựu cổ điển của ông về lịch sử và triết học và triết học của vật lý lượng tử, đã tạo ảnh hưởng to lớn khi tôi còn là sinh viên bắt đầu đọc cuốn đó. Cuốn sách này trở thành bạn đồng hành của tôi suốt thời gian học tập và công tác với tư cách nhà vật lý, và hôm nay tôi thấy chính Heisenberg đã gieo những hạt giống cho Đạo của vật lý. Tôi có may mắn được gặp Heisenberg trong đầu những năm bảy mươi. Tôi đã có những cuộc thảo luận dài với ông và khi tôi hoàn tất Đạo của vật lý , tôi cùng ông dò suốt lại bản thảo, từng chương. Chính sự hỗ trợ và cảm hứng của cá nhân Heisenberg đã cùng tôi đi hết những năm tháng khó khăn; những lúc cô đơn không ai ủng hộ khi tôi phát triển và trình bày một ý niệm hoàn toàn mới.

Geoffrey Chew thuộc về một thế hệ khác với Heisenberg và với các nhà sáng lập lớn khác của ngành vật lý lượng tử, và tôi không nghi ngờ gì các nhà lịch sử tương lai của khoa học sẽ đánh giá sự cống hiến của ông cho nền vật lý của thế kỷ 20 cũng xuất sắc như các vị kia. Nếu Einstein làm cuộc cách mạng cho tư tưởng khoa học với thuyết tương đối, còn Bohr và Heisenberg với giải thích về cơ học lượng tử đã mang lại những thay đổi đảo lộn mà bản thân Einstein cũng từ chối không chấp nhận, thì Chew đã làm bước cách mạng thứ ba trong nền vật lý thế kỷ 20. Thuyết Bootstrap (Dung thông) của ông về hạt đã thống nhất cơ học lượng tử và thuyết tương đối trong một thuyết, thuyết này tiêu biểu sự từ bỏ quyết liệt cách tiếp cận của phương Tây về khoa học cơ bản.

Tôi bị lý thuyết và triết học của Chew thu hút mãnh liệt kể từ ngày tôi gặp ông cách đây hai mươi năm và tôi có hân hạnh được cộng tác chặt chẽ và liên tục trao đổi tư tưởng với ông. Những cuộc thảo luận thường xuyên này là suối nguồn của sự cảm hứng liên tục và đã hình thành một cách quyết định toàn bộ quan điểm khoa học của tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Năm 2015(Xem: 6276)
Gần đây khi Thiền Chánh Niệm trở thành một phương pháp thông dụng trong các hoạt động y khoa, danh từ Tỉnh Thức (Mindful) trở thành phổ biến trong những đối thoại đời thường . Trong quá trình ‘nhận thức’ , ý thức chỉ là bước đầu khi một đối tượng lọt vào tầm.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 5974)
Khi hỏi một Phật tử đâu là nguyên nhân của khổ, ai cũng có thể trả lời: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Đúng nhưng chưa đủ. Sinh lão bệnh tử là một biểu hiện của vô thường. Nghịch lý thay, không có vô thường thì không có đời sống!
13 Tháng Tư 2015(Xem: 6985)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn và ‘nặn hình’ (sculpt) tế bào não bộ. Nhiều thử nghiệm đã chứng tỏ là Tâm có thể thay đổi cấu trúc não bộ, thí dụ như các tài xế taxi ở Luân Đôn...
07 Tháng Ba 2015(Xem: 4637)
Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hóa. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng vô hiệu.
07 Tháng Hai 2015(Xem: 9344)
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5666)
“Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác về quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
25 Tháng Mười 2014(Xem: 6134)
Đừng lầm lẫn giữa khoa học và đạo học, dù rằng cả hai cùng đi trên con đường khám phá và phát minh những sự thấy biết, để làm cho đời sống con người được tốt đẹp hơn lên. Tuy nhiên cùng đi trên con đường khám phá chân thiện mỉ nhưng khoa học thì khám phá vật chất còn đạo học thì khám phá tâm linh, hay có thể nói như thế này, con đường của khoa học là đi ra, còn con đường của đạo học là đi vào. Ngôn từ dân gian có giới hạn cho nên đôi khi từ ngữ có sự trùng lập.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10390)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Vật lý lượng tử là ngành khoa học luôn tiên phong trong việc mở hướng nhìn ra ngoài thế giới. Nhiều định luật đúc rút từ những công trình khám phá vũ trụ đã làm thay đổi nhận thức về vạn vật.