Phê Bình Về Đạo Của Vật Lý

31 Tháng Tám 201000:00(Xem: 11391)
Phê Bình về Đạo của Vật Lý

Bây giờ tôi xin nói đến các phê bình về Đạo của vật lý đã phát sinh trong những năm qua. Một câu hỏi hay đặt ra cho tôi là các đồng nghiệp trong cộng đồng vật lý chấp nhận thế nào các luận điểm chính của tôi?

Như đã tiên đoán, trước hết phần lớn các nhà vật lý đều rất nghi ngờ và thậm chí nhiều người cảm giác bị cuốn sách đe dọa. Những kẻ có cảm giác bị cuốn sách đe dọa đã phản ứng với sự bực dọc thông thường. Họ lăng mạ và thường phê bình hằn học không giấu giếm, trong sách báo hay trong thảo luận riêng, chúng chỉ phản ánh chính sự dao động của họ.

Những lý do mà Đạo của vật lý có khi bị cảm nhận như sự đe dọa nằm nơi sự hiểu sai phổ biến về tính chất đạo học. Trong cộng đồng khoa học, đạo học thường được nghĩ là một cái gì mơ hồ, ù mờ, tối tăm và hết sức phi khoa học. Khi thấy một lý thuyết đáng yêu của mình bị so sánh với hoạt động mơ hồ tối tăm đó, nhiều nhà vật lý cảm thấy bị đe dọa rất nhiều.

Cái nhìn sai lầm này về đạo học thật sự là rất đáng tiếc, vì nếu ta đọc những kinh sách cổ điển của các truyền thống đạo học, ta sẽ thấy những chứng thực tâm linh sâu xa không bao giờ được mô tả một cách mơ hồ tối tăm, mà ngược lại, nó luôn luôn liên hệ với sự sáng sủa. Hình tượng tiêu biểu mô tả thực chứng này có thể là dứt bỏ vô minh, cắt bỏ ảo giác, tâm thức sáng tỏ, nhận thức ánh sáng, hoàn toàn tỉnh giác - tất cả những cái đó nói về sự sáng tỏ. Thực chứng tâm linh lại đi ra khỏi mức độ suy luận trí thức, nên sự sáng tỏ là một thể loại khác, nhưng nó không có gì là mơ hồ hay tối tăm cả về các thực chứng này. Thực tế là từ giác ngộ mà chúng ta dùng để mô tả thời kỳ của Cartesi mới, thời kỳ tiếp cận khoa học ở châu Âu vào thế kỷ 18, là một trong những từ cổ nhất và được sử dụng rộng nhất để mô tả thực chứng tâm linh.

May mắn thay, ý niệm sai lầm về đạo học với những điều mơ hồ và thiếu rõ ràng đó ngày nay đã thay đổi. Vì một số lớn người bắt đầu quan tâm đến tư tưởng phương Đông và thiền định không còn được xem là đáng chê cười hay nghi ngại, đạo học đã được coi trọng hơn trước nhiều, ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Hãy cho tôi điểm lại những phê bình chung nhất về Đạo của vật lý, những điều mà tôi luôn luôn phải đương đầu trong suốt mười lăm năm qua. Trước hết, phải nói rằng tôi rất vui mừng thấy trong bài phê bình mà tôi nhận được từ các đồng nghiệp vật lý, không có trong đó tìm thấy sơ suất gì trong các trình bày về vật lý hiện đại. Có vài người không nhất trí với tôi khi nhấn mạnh vài chỗ trong sự phát triển hiện nay, nhưng tới nay không ai thấy có sai lầm về nội dung chuyên môn trong Đạo của vật lý. Thế nên phần này đã đứng vững từ mười lăm năm qua.

Có hai luận cứ mà tôi nghe nhiều hơn cả về luận điểm cơ bản của mình. Luận cứ thứ nhất nói rằng thực tế khoa học của ngày hôm nay sẽ bị sự nghiên cứu của ngày mai phá bỏ. Lời phê bình đó đặt câu hỏi, thế thì một sự việc bị tạm thời như thế, là mô hình hay lý thuyết trong vật lý hiện đại có thể so sánh được với chứng nghiệm tâm linh, nó được xem là phi thời gian và vĩnh cửu? Phải chăng những sự thật của đạo học sẽ đứng vững hay ngã đổ với những lý thuyết của vật lý hiện đại?

Luận cứ này nghe rất thuyết phục, nhưng nó xuất phát từ sự hiểu sai về tính chất của nghiên cứu khoa học. Luận cứ này đúng ở chỗ không có sự thực tuyệt đối trong khoa học. Bất cứ điều gì nhà khoa học nói ra đều được thể hiện bởi những mô tả giới hạn và gần đúng, và sự mô tả gần đúng này sẽ được tốt hơn với mỗi sự phát triển từng phần từng bước.Thế nhưng, khi lý thuyết hay mô hình được cải tiến trong mỗi bước, thì nhận thức không phải bị thay đổi một cách tùy tiện. Mỗi thuyết mới đều liên hệ với thuyết trước nó một cách rõ ràng, mặc dù trong một cuộc cách mạng khoa học, điều này có thể bất định trong một thời gian dài. Thuyết mới không loại bỏ thuyết cũ một cách tuyệt đối, nó chỉ là sự tiếp cận tốt hơn. Thí dụ cơ học lượng tử không hề cho cơ học Newton là sai trái, nó chỉ cho thấy vật lý Newton có hạn chế.

Bây giờ ta cần chú thích thêm là khi một lý thuyết trong một lĩnh vực mới được đề ra, khi khoa học cũ được cải tiến bởi thuyết mới, không phải tất cả khái niệm của cái cũ bị từ bỏ. Và tôi tin, những khái niệm nào trong lý thuyết hiện nay của chúng ta không bị đào thải và tồn tại, đó là những khái niệm gắn chặt với các truyền thống đạo học.

Tôi có thể nói biến cố này trong vật lý Newton. Một trong những phát hiện then chốt của Newton, có thể là cái then chốt nhất và cái nổi tiếng nhất, đó là sự khám phá có một thứ bậc chung trong vũ trụ. Tương truyền rằng, Newton nhận thấy trong tia chớp của trực giác, khi một trái táo rơi từ cành xuống đất, thì lực đã lôi trái táo xuống đất cũng chính là lực lôi kéo các hành tinh quay quanh mặt trời. Đó là điểm xuất phát của thuyết Newton về lực trọng trường và cái nhìn này - có một thứ bậc nhất thể trong vũ trụ - cũng không hề bị cơ học lượng tử hay thuyết tương đối phê phán. Ngược lại, nó được xác nhận và thậm chí được đề cao trong những thuyết mới.

Tương tự như thế, tôi tin rằng tính nhất thể cơ bản và tính liên hệ phức tạp của vũ trụ cũng như nguyên lý động nội tại của những hiện tượng tự nhiên - hai luận điểm lớn của vật lý hiện đại - sẽ không bị các nghiên cứu tương lai làm thương tổn. Chúng có thể được phát biểu lại, và nhiều khái niệm ngày nay sẽ bị thay thế bởi một loạt những khái niệm của tương lai. Thế nhưng sự thay thế này sẽ xảy ra một cách thứ tự và những luận điểm căn bản mà tôi dùng trong sự so sánh với các truyền thống đạo học sẽ được tăng cường, chứ không bị suy giảm, tôi tin thế. Niềm tin này đã được xác định, không phải chỉ bởi những tiến bộ trong vật lý, mà bởi những phát triển nổi bật trong sinh vật học và tâm lý học.

Loại phê bình thứ hai mà tôi được nghe nhiều lần, lý luận rằng nhà vật lý và nhà đạo học nói về hai thế giới khac nhau. Nhà vật lý làm việc với một thực tại lượng tử, nó hầu như hoàn toàn vô nghĩa với thế giới bình thường, với hiện tượng hàng ngày, trong lúc đó, đạo học làm việc chính xác với hiện tượng vĩ mô, với sự vật của thế giới thông thường, nó hầu như không có gì liên quan đến thế giới lượng tử.

Trước hết, người ta cần thừa nhận rằng thực tại lượng tử không hề xa rời hiện tượng vĩ mô. Thí dụ, một trong những hiện tượng vật lý quan trọng của thế giới thông thường, tính cứng chắc của vật chất, là một hệ quả trực tiếp của hiệu ứng lượng tử nhất định. Vì thế ta cần sửa lại lý luận này và nói rằng nhà đạo học không chủ ý làm việc với thực tại lượng tử, còn nhà vật lý thì có.

Bây giờ, nói về khái niệm của hai thế giới khác nhau, cái nhìn của tôi là chỉ có một thế giới duy nhất - thế giới đáng kính sợ và bí ẩn này, nói như Carlos Castaneda - nhưng thực tại duy nhất này có nhiều khía cạnh, nhiều chiều hướng, nhiều mức độ. Nhà vật lý và nhà đạo học làm việc với khía cạnh khác nhau của thực tại. Nhà vật lý khai phá tầng mức của vật chất, nhà đạo học khai phá tầng mức của tâm linh. Điều mà hai loại khám phá có chung là, hai tầm mức đó đều nằm ngoài cảm quan thông thường.

Thế nên ta có nhà vật lý dò tìm trong vật chất với sự giúp sức của những thiết bị tinh xảo và nhà đạo học dò tìm trong ý thức với sự giúp sức của phương pháp thiền định tinh tế. Cả hai đều đạt tới tầng mức không thông thường của nhận thức, và tại tầng mức không thông thường này thì những cấu trúc và nguyên lý của sự tổ chức xem ra hết sức tương tự. Cách thế mà cấu trúc vi mô liên hệ với nhau đối với nhà vật lý, phản ánh đùng cách thế mà các cấu trúc vĩ mô liên hệ với nhau đối với nha đạo học. Và khi ta cô lập những cấu trúc vĩ mô đó trong cách thế nhận thức thông thường thì ta nhận ra chúng là vật thể thông thường, cách ly.

Một loại phê bình khác, hay được nêu lên, nhất trí là nhà vật lý và đạo học hướng đến những tầng mức khác nhau của thực tại. Tầng mức của đạo học cao hơn, là thực tại tâm linh, nó chứa đựng thực tại thấp hơn là hiện tượng vật lý, trong lúc thực tại vật lý không chứa tâm linh.

Trước hết tôi xin nói rằng, nói một thực tại này cao hơn hay thực tại kia thấp hơn, là một tàn dư của mẫu hình tư duy cũ - lại nhắc tới hình ảnh của tòa kiến trúc, chứ không nói về mạng lưới. Tuy nhiên tôi đồng ý là nhà vật lý không nói được gì về các tầng mức khác nhau, hay chiều hướng hay thực tại khác - đời sống, tinh thần, ý thức, tâm linh, vân vân. Đối với vật lý, không có gì để nói về những tầng mức của nó, nhưng khoa học thì rất có thể. 

Tôi đã đến chỗ tin rằng mẫu hình mới cho khoa học, mà tôi đã đề xuất sáu tiêu chuẩn, đã tìm thấy sự phát biểu phù hợp nhất trong lý thuyết mới về đời sống, những hệ thống tự tổ chức vận hành, chúng đã xuất hiện trong ngành Cybernetics (điều khiển học) trong những thập niên qua. Ilya Priogine, Gregory Batetson, Humberto Maturana, và Francisco Varela là một số những người đầu tiên đóng góp cho thuyết này. Đó là một thuyết có thể áp dụng cho mỗi quá trình phát triển hữu cơ cá thể, hệ thống xã hội, và hệ thống sinh thái; và chúng hứa hẹn đưa đến một quan niệm thống nhất về đời sống, tinh thần, vật chất và tiến hóa. Cách tiếp cận này xác nhận sự tương đồng giữa vật lý và đạo học và cộng thêm nhiều cái khác nằm ngoài phạm vi vật lý: quan niệm về ý chí tự do, quan niệm về sống chết, tự tính của ý thức, vân vân. Đó là một sự hòa điệu sâu sắc giữa khái niệm, chúng được phát biểu trong một hệ thống tự tổ chức vận hành và các khái niệm liên hệ trong các truyền thống đạo học.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 2016(Xem: 14625)
Thật sự thì cũng định trả lời kiểu “cộc lốc” ngay lúc con nhắn thư hỏi rồi, nhưng thiết nghĩ, nên trích dẫn bài kinh liên quan đến vấn đề này cho nó khoa học hoá vấn đề chút. Dù sao thì con người thời nay vẫn thích “trích chương tầm cú” và “mê tín khoa học” hơn! Mà lạ lùng thay, chính đức Phật lại là người đầu tiên trả lời thực tế và giản dị một cách lạ thường mà thời nay có thể cho rằng nói kiểu đó là thô tục, không lịch sự. Nhưng có lẽ nhờ dùng từ miêu tả không bóng bẩy như vậy mà trúng tim đen người nghe. Thầy tạm dịch theo lối văn cộc lốc để lấy nghĩa cho con thấy: “Này Vāseṭṭha, rõ ràng rằng, những bà mẹ của họ đến tháng có kinh nguyệt, mang bầu, sinh đẻ, rồi cho con bú mớm. Họ toàn sinh ra từ bộ phận sinh dục của những bà mẹ ấy cả. Vậy mà họ mở miệng ra là ca tụng giai cấp Bà-la-môn là cao thượng, thanh tịnh, da trắng, là con cái, là thái tử sinh ra từ miệng của Thượng đế (Phạm thiên), Thượng đế tạo ra, là nối dõi của Thượng đế, còn giai cấp khác là hạ liệt…” [2]
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6115)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 56235)
Quyển A Brief History of Time của Stephen W . Hawking đã bán trên 22 triệu quyển ở khắp thế giới và đã được dịch trên 35 thứ tiếng. Tôi nhớ đâu đó tác giả nói rằng ai đọc hiểu quyển này thì sẽ có trình độ hiểu biết về Vật lý học ngang hàng Với một kẻ đậu tiến sĩ Vật lý học. Mặc dù tác giả đã cố gắng viết một cách phổ thông dễ hiểu, nhưng quyển A Brief History of Time không phải dễ hiểu như lúc mình mới đọc sơ qua. Trên 10 năm qua, tôi đã được dịp đọc lại nhiều lần quyển sách của Hawking và thấy rằng : “Thấy Thượng Tọa Viên Lý đã tập trung thiên lực và định lực để làm vài ba sự việc ít ai làm được: đã dịch hai tác giả khó hiểu nhất của nhân loại , một người mang tên là Long Thọ (Nagarjuna) và một người mang tên là Stephen Hawking: một bên là cái khó khăn nhất của Đạo học Đông – phương và một bên là cái khó khăn nhất của Khoa học Tây phương. Chỉ nội nỗ lực vĩ đại truyền đạt hai cái khó khăn nhất của Phật học và Khoa học, Thượng Tọa Viên Lý đáng được chúng ta hết lòng ngưỡng mộ, đó là chư
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6546)
Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5953)
Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.
10 Tháng Mười 2015(Xem: 9370)
Từ bi có sức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không? Trước tiên, từ bi sẽ chuyển hóa được cả thân và tâm của người tu tập.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 11484)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7807)
Tôi cũng xin tâm tình đôi chút . Hôm nay là ngày giỗi mẹ tôi . Ngày mẹ tôi mất cách đây 16 năm , lần đầu tôi nghe và đọc Bát Nhã Tâm Kinh : “Sắc bất dị không , không bất dị sắc ; thọ , tưởng , hành , thức , diệc , phục như thị …” và tìm đến triết lý “tánh không” của ngài Long Thụ . Qua cuốn sách của anh Bách , tôi suy ngẫm về cái Không lượng tử theo đó chân không là vật chất , vật chất là chân không , hai cái đó chỉ là một giả ngữ , chúng liên hoàn tương tác với nhau , cái này chứa cái kia ; chân không , vật chất chẳng sao tách biệt .
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5721)
21 Tháng Năm 2015(Xem: 6080)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới. Ví dụ nếu chúng ta có một gene gây ra một bệnh di truyền huyết thống, thế hệ kế tiếp thế nào cũng mắc một bệnh tương tự, chạy trời không khỏi nắng!