Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

21 Tháng Tư 201400:00(Xem: 11780)

NHÌN VỀ ẢNH HƯỞNGTÔN GIÁO
Thiện Pháp

Tôn giáo là một phần gắn bó trong lịch sử nhân loại, trong khi thăng hoa con người với những ảnh hưởng tốt đẹp nhưng đôi khi lại trở thành tác nhân thánh chiến. Tôn giáo mới cũng vẫn xuất hiện liên tục, không chỉ tại Việt Nam, mà ở hầu như toàn cầu. Cho dù ở mức độ nhỏ thế nào, các tôn giáo mới cũng sẽ có ảnh hưởng tới xã hội, chứ không chỉ với riêng các tân tín đồ. Thực tế, dù tôn giáo mới hay cũ, ảnh hưởng xã hội lúc nào cũng có, nhưng các tôn giáo mới sẽ đưa thêm nhiều yếu tố bất khả đoán vào các chuyển động văn hóa, xã hội và cả chính trị, khi đám đông tín đồ bị kiểm soát bởi giới tu sĩ. Do vậy, các tôn giáo mới luôn luôn bị quan sát kỹ hơn.

***

Nhìn từ phía chính quyền, sẽ rất là tốt nếu các tôn giáo tạo được sự hòa hài xã hội, nhưng sẽ bị cho nguy hiểm nếu tôn giáo là tác nhân gây bất ổn.

Một thời, tôn giáo đã từng là công cụ để một số đế quốc kiểm soát vùng đất mới. Đó là lý do, vùng Châu Mỹ Latin hầu hết là theo đạo Thiên Chúa La Mã. Đó là thời của lưỡi gươm đi kèm với thập giá.

Trong thế kỷ 20, mọi chuyện tinh vi hơn. Sở Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA đã giúp rải Kinh Thánh Cơ Đốc trong vùng Đông Dương, và đã dùng một số giáo sĩ làm tai mắt.

thy_will_be_done_4Câu chuyện này được kể lại trong bộ sách biên khảo có tựa đề “THY WILL BE DONE: The Conquest of the Amazon: Nelson Rockefeller and Evangelism in the Age of Oil,” với tác giả là Gerard Colby và Charlotte Dennett (Nhà xuất bản HarperCollins, 1995).

Trong bài điểm sách vào ngày 14-5-1995 trên tờ Los Angeles Times, Frank Stewart ghi nhận rằng trong sách trên có nói về cuộc đời của William Cameron Townsend, người sáng lập tổ chức chuyên dịch Kinh Thánh Cơ Đốc ra nhiều ngôn ngữ thế giới có tên là Wycliffe Bible Translators, và tổ chức đưa các bộ Kinh Thánh trên tới các sắc dân trên các bộ lạc xa xôi có tên là Summer Institute of Linguistics (SIL)...

Stewart viết về liên hệ của Townsend với CIA:

... By the time Townsend's Christian linguists entered their 1,000th tribe in 1984, the SIL was heavily implicated with spying for the CIA, from Vietnam and Laos to Amazonia, and, at the very least, with remaining silent for decades in the face of policies that encouraged genocide among those very tribes Townsend's missionaries zealously wished to convert. Townsend and the SIL denied all such charges...”(Nguồn: http://articles.latimes.com/1995-05-14/books/bk-273_1_nelson-rockefeller)

Dịch:

Vào lúc các nhà ngữ học Cơ Đốc của Townsend đưa vào bộ lạc thứ 1,000 của họ vào năm 1984, tổ chức SIL đã bị cáo buộc nặng nề là đã làm gián điệp cho CIA, từ (các bộ lạc) tại Việt Nam và Lào cho tới tại vùng Amazon, và ít nhất là, khi họ giữ im lặng trong nhiều thập niên khi đối diện với các chính sách khuyến khích diệt chủng giữa các bộ lạc thiểu số mà các nhà truyền giáo của Townsend nhiệt tâm mong muốn lôi cuốn cải đạo. Townsend và SIL bác bỏ các cáo buộc đó...”

***

Trong sách, Colby mô tả về các nhóm truyền giảng Kinh Thánh đó -- Wycliffe Bible Translators, cũng thường biết dưới tên gọi Summer Institute of Linguistics, hay SIL -- là nỗ lực “đưa Kinh Thánh tới tất cả mọi dân tộc trong mọi ngôn ngữ nói thẳng vào trái tim của họ. Trong lịch sử 70 năm, Wycliffe đã thực hiện hơn 600 bản dịch, để dùng cho hơn 77 triệu người. Hiện nay Wycliffe có hơn 6,000 người làm việc trong hợp tác với những kiều dân và công dân toàn cầu.”

Nhận định về tác phẩm biên khảo nêu trên, Constantine Report viết:

Acording to Gerard Colby and Charlotte Dennett, the association between the intelligence community and Christian missionaries predates the public emergence of the CIA.”(Nguồn: http://www.constantinereport.com/wycliffe-bible-translators-the-religious-right-world-vision-the-cia/)

Dịch:

Theo [hai tác giả] Gerald Colby và Charlotte Dennett, sự hợp tác giữa các sở tình báo và các nhà truyền giáo Cơ Đốc đã có từ trước khi CIA bị lộ trước công chúng về vai trò [hợp tác].”

Câu hỏi là, CIA đã phải trình bày thế nào trước công chúng về chuyện sử dụng các nhà truyền giáo làm gián điệp?

***

Có một bản phúc trình nên được các nhà nghiên cứu về tôn giaó và sử học đọc kỹ; bản phúc trình dài 650 trang đưa ra Thượng Viện ngày 26-4-1976 (toàn văn ở đây: https://archive.org/stream/finalreportofsel01unit/finalreportofsel01unit_djvu.txt), có nói rằng CIA dè dặt khi sử dụng các nhà truyền giáo, nhưng nhìn nhận là có việc như thế, ở trang 201 và 202, trích:

In a letter to this Committee, however, Mr. Colby stated that the CIA used religious groups with great caution, and that their use required special approval within the Agency:Denutv Director for Operations regulations require the Denuty Director for Operations' annroval for the u«e of religious groups. He has the resnonsibilitv of ensuring that such operational use avoids infringement or damage to the individual religious personnel involved in their group. Such use is carefully weighed and approvals in recent years have been relatively few in number.” (Ghi chú: đoạn vừa trích trong văn khố Archive có lẽ chưa được biên tập chung quyết nên có những lỗi chính tả.)

Dịch:

“Trong một lá thư gửi Ủy Ban này, tuy nhiên, ông [Giám đốc CIA Willam] Colby viết rằng CIA đã sử dụng các tổ chức tôn giáo với sự dè dặt lớn, và rằng sử dụng họ đòi phải có sự chấp thuận từ Sở:

Nội quy của Phó Giám Đốc Chiến Dịch yêu cầu phải có ưng thuận của Phó Giám Đốc Chiến Dịch mới được sử dụng các tổ chức tôn giáo [cho CIA]. Vị này có trách nhiệm phải bảo đảm rằng việc sử dụng như thế không phạm luật hay không thiệt hại cho vị giáo sĩ liên hệ trong nhóm đó. Việc sử dụng như thế được cân nhắc cẩn thận và sự chấp thuận sử dụng trong mấy năm gần đây tương đối là ít tính về số lượng.”

Cần ghi nhận, chữ “gần đây” trong đoạn văn dịch trên là nói trước năm 1976. Hiện nay, có lẽ CIA cũng đã thay đổi phương pháp làm việc.

Tuy nhiên, bản phúc trình nêu trên không nói gì cụ thể về các cơ quan khác của Hoa Kỳ, như Cơ quan Viện trợ Phát triển USAID hay Sở Quân báo DIA, hay các cơ quan khác.

***

Các thông tin trên được ghi lại nơi đây, không có ý nói rằng Hoa Kỳ vẫn sử dụng các phương pháp như thế (cho dù, Bắc Triều Tiên vẫn luôn luôn chụp mũ Hoa Kỳ như thế), cũng như không có ý nói rằng các chính phủ nước khác hoàn toàn không sử dụng tôn giáo cho ý đồ riêng.

Đặc biệt là, trong thời hiện nay, chiến tranh tôn giáo đang xảy ra ở Syria, Sudan, Somalia, Thái Lan, Philippines và một số nơi khác... tất nhiên phảỉ làm cho mọi người Việt Nam cảnh giác.

Hay như trường hợp mấy năm trước, Hoa Kỳ tài trợ kỹ thuật cho một tổ chức tôn giáo bị cấm ở Trung Quốc, theo báo Washington Post, ngày 12 tháng 5-2010

(Nguồn: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/05/11/AR2010051105154.html)

Chúng ta nơi đây chỉ ghi sự kiện, vì có khi sự thật về các sự kiện chỉ được lộ ra vài chục năm sau, khi các hồ sơ liên hệ được giảỉ mật.

Câu hỏi khác nữa là, Hoa Kỳ đang trong cuộc chiến chống lại khủng bố Hồi Giáo. Có hay không, việc sử dụng hay vận dụng tôn giáo trong cuộc chiến đã ttrở thành thánh chiến đối với nhiều người và nhiều dân tộc? Trên nguyên tắc, chúng ta hiện nay chưa có thông tin chính xác về các diễn biến mới này, nhưng tất phải ngờ vực rằng tôn giáo có thể đang trở thành vũ khí ở một số trường hợp.

Thiện Pháp, 20.4.2014


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2016(Xem: 5346)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt. Ông nổi danh với các luận thuyết về các Thay đổi Cấu trúc của Công luận (Strukturwandel der Öffentlichkeit, 1962) và Lý thuyết về Hành vi Thông đạt (Theorie des kommunikativen Handeln, 1981). Với nhiệt tình tham gia tranh luận trong các vấn đề chính trị sôi bỏng, ông được nể trọng là một trí thức can đảm dấn thân và nhận nhiều giải thưởng cao quý. Hiện nay, ông là một trong những triết gia hàng đầu tại châu Âu.
30 Tháng Tám 2015(Xem: 7612)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù trải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệ và phương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9058)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9075)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 6071)
Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng như mạch nước ngầm đang tuôn chảy nhưng nếu không hòa nhập vào nhánh sông ra biển mà thành lũ dữ sóng thần đe dọa phá vỡ con đê quyền lực.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 5551)
Tiểu luận này bắt đầu với sự định rõ điểm đặc thù của “chủ nghĩa tiêu thụ” và khái niệm “người tiêu dùng”. Kế đó khảo sát tỉ mỉ quan điểm của đạo Phật về của cải tài sản và “kinh tế Phật giáo” trước khi dựa trên những điều này để đi đến phác họa cho việc đánh giá định mức về chủ nghĩa tiêu thụ, đây được xem như cách không gây ảnh hưởng và hoang phí đối với hạnh phúc nhân loại.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11888)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 7086)
Chúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi này là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 5337)
Có một tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận rằng sự sống của tất cả chúng sanh đều phụ thuộc vào ăn uống. Thực phẩm là yếu tố cần thiết nhất cho con người (chúng sanh), vì thế nó đã trở thành một yếu tố chủ yếu trong các nhu cầu của con người như là thức ăn, áo mặc, chỗ ở và thuốc trị bệnh.