Phật Giáo Việt Nam Góp Phần Phụng Sự Đất Nước, Dân Tộc Và Nhân Loại

30 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13557)
PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
GÓP PHẦN PHỤNG SỰ ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC và NHÂN LOẠI
Hương Giang (Cable TV) phỏng vấn TT. Thích Giác Toàn
blank
blank

blank“Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức” là tên cuộc hội thảo quốc tế diễn ra trong hai ngày 15 và 16/7 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hội thảo khoa học về Phật giáo có tầm cỡ quốc tế lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Việt Nam. Ban Tổ chức cho biết, có khoảng 60 giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học của Việt Nam và quốc tế sẽ tham dự hội thảo này. Phóng viên Báo điện tử phỏng vấn Thượng toạ Thích Giác Toàn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố HCM.

P.v: Thưa Thượng toạ, cuộc hội thảo được tổ chức nhằm mục đích gì?

Thượng toạ Thích Giác Toàn: Trong nhiệm kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều ổn định, được củng cố và phát triển. Ngành Nghiên cứu Phật học cũng vậy. Nhiệm kỳ V sẽ kết thúc vào năm 2007, chúng tôi muốn tạo một nét mới trước khi tổng kết nhiệm kỳ. Năm nay, lễ Phật đản 2550 được tổ chức rất long trọng ở Thái Lan - một nước có phật giáo phát triển mạnh ở Đông Nam Á và châu Á với 45 nước tham dự. Việt Nam cũng là thành viên của Ban Tổ chức. Điều đó cho thấy vị thế của Phật giáo Việt Nam đối với các nước. Từ những lý do trên, Viện Nghiên cứu Phật giáo và Học viện Phật giáo Việt Nam đã quyết định tổ chức hội thảo này. Đây là cơ hội tốt để giới trí thức, giới nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước có dịp đóng góp những nghiên cứu mới nhằm thúc đẩy toàn diện các mặt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là ngành Nghiên cứu Phật học cũng như ngành Giáo dục đào tạo của Giáo hội.

P.v: Việc tổ chức hội thảo có nhận được sự hưởng ứng của các nhà nghiên cứu Phật giáo trên thế giới?

Thượng toạ Thích Giác Toàn: Hiện nay, Ban Tổ chức đã nhận được trên 80 tham luận của các nhà nghiên cứu phật học ở trong và ngoài nước. Hơn 10 nước trên thế giới đã nhận lời tham gia, trong đó có các nước lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Australia.. . Điều đó cho thấy sự quan tâm của các nhà trí thức, các nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Giáo hội Phật giáo tại Việt Nam trong thời đại ngày nay.

P.v: Tại sao hội thảo lại chọn chủ đề “ Phật giáo trong thời đại mới- cơ hội và thách thức” ?

Thượng toạ Thích Giác Toàn: Chủ đề này nhằm khẳng định sự hiện diện của Phật giáo trong lòng dân tộc cũng như Phật giáo Việt Nam trong lòng thế giới. Phật giáo ở Việt Nam cũng như Phật giáo trên thế giới đang có những cơ hội và thách thức. Về cơ hội, Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam trên dưới 2000 năm. Đất nước ổn định, hoà bình và phát triển. Vị trí của Phật giáo ngày càng được khẳng định trong đời sống tinh thần của nhân loại. Vừa qua, tổ chức LHQ đã công nhận ngày Đại lễ đức Phật đản sinh là ngày Lễ hội tôn giáo thế giới. Trong xu thế đó, Phật giáo Việt Nam muốn góp phần phụng sự cho đất nước, cho dân tộc và cho nhân loại. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam cũng đứng trước những thách thức. Hiện nay trên thế giới xuất hiện khuynh hướng lấy tham, sân, si làm chủ trương để gây rối cuộc sống hoà bình của nhân loại. Bên cạnh xu thế phát triển văn minh khoa học để phụng sự loài người thì cũng có những thế lực lợi dụng khoa học để chế tạo vũ khí, chi phối cuộc sống, đưa đến đau khổ. Đó là những thách thức đối với quan điểm tốt đẹp của đạo Phật. /.

P.v: Xin cảm ơn Thượng toạ.

Hương Giang (CTV) 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5518)
Trong sách Dân quyền sơ bộ (Bước đầu dân quyền), ông Tôn Trung Sơn định nghĩa về hội nghị như sau: “Nói chung, khi nghiên cứu sự lý rồi theo đó mà giải quyết, tự một mình mình thì gọi là độc tư, hai người với nhau thì gọi là đối thoại, ba người trở lên tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì gọi đó là hội nghị”.
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 4969)
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9235)
Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 6623)
Người lãnh đạo phải là gương mẫu; mà điều đòi hỏi cao nhất là đức. Đức mới là cái gốc; tất nhiên phải kèm theo cái tài phụ cho cái đức ấy. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú (Dhammapadatthakathà), ngài Buddhaghosa ghi nhận rằng Đức Phật có lưu ý đến vấn đề tổ chức một nền hành chánh nhân đạo. Đức Thế Tôn chỉ ra rằng cả một xứ bị suy vong, đốn mạt và khốn khổ khi những người nắm vận mạng quốc gia như vua chúa, quần thần, quan lại quá đỗi tham tàn và bất công.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6090)
Bài viết này không đi vào tìm hiểu về cuộc chiến này mà chỉ phác thảo một vài điểm có liên quan đến Phật giáo ở trong cuộc chiến; nói cụ thể hơn là giới Phật giáo đã có những hành động gì khi đứng ở mỗi bên của cuộc chiến để thực hiện điều được gọi là “hộ quốc” của mình.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10397)
Trong một cuộc đối đầu, ta không nhất thiết cứ réo tên đối phương mà nguyền rủa trù ếm hay chỉ biết bắn phá, dội bom trực tiếp lên họ. Làm vậy tốn kém, om sòm và bạo lực quá, mà kết quả thì như ai cũng thấy là sẽ rất ngắn hạn. Bởi một lẽ là chiếm thành thường dễ hơn giữ thành và cái gật đầu bên ngoài không quan trọng bằng sự đồng tình bên trong.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11139)
Giới luật Phật giáo cấm người xuất gia không được giữ bất cứ một thứ gì gọi là của riêng. Thế nhưng đối với người thế tục thì giới luật không cấm đoán họ làm giàu, nếu làm giàu bằng những phương tiện sinh sống đúng tức chánh mạng trong Bát chánh đạo. Giáo pháp nhà Phật cũng luôn nhắc nhở: “Phải biết sử dụng tài sản và giúp đỡ người khác”.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 10985)
Người giàu có được coi là có đầy đủ hay dư thừa tài sản. Có nhiều loại tài sản như tiền bạc, hay kiến thức hoặc thông tin kinh tế, tâm linh. Tuy nhiên bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào quan điểm của Phật giáo đối với của cải vật chất và kinh tế.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 9617)
Mùa an cư năm thứ bốn mươi lăm, đức Phật ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá, gồm khá đông chư vị đại trưởng lão và chúng tỳ-khưu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, đức Phật và một số ít vị tỳ-khưu lại ghé vườn xoài của thần y Jīvaka hoặc lên đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa), tại đây ngài thường ở lại lâu hơn.