Cần Lưu Giữ Văn Hoá Cổ Xưa Cùng Phát Triển Kinh Tế

30 Tháng Tám 201000:00(Xem: 12824)
CẦN LƯU GIỮ VĂN HOÁ CỔ XƯA 
CÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)
blank
blank

(VietNamNet) - Hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới - cơ hội và thách thức” đã khai mạc vào sáng 15/7 tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM dưới sự chủ trì của Viện Nghiên cứu Phật học VN. Hội thảo sẽ diễn ra đến ngày 16/7 với sự tham dự của khoảng 60 giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu Phật học đến từ 30 nước trên thế giới.

Hội thảo được đánh giá là có tầm cỡ quốc tế lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại VN. Có gần 100 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu Phật học từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Sri Lanka, Thái Lan, VN… được gửi đến hội thảo.

Phật giáo VN được xem là phát triển mạnh trong những năm gần đây. (Ảnh: Phạm Cường)

Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề chính: Phật giáo và các vấn đề toàn cầu; Tìm kiếm giải pháp; Phật giáo và dân tộc; Phật giáo và kinh tế - chính trị.

Về cơ hội cho Phật giáo trong thời đại mới, Thượng tọa Thích Minh Tâm, một diễn giả được mời dự từ Mỹ, cho rằng, sự phát triển công nghệ thông tin là một thuận lợi rất đáng kể cho sự phát triển của Phật giáo. Nhờ đó, việc hoằng pháp sẽ dễ dàng hơn, việc lưu dữ liệu sẽ tốt hơn và các trường đại học Phật giáo sẽ được thành lập nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo Ban tổ chức Hội thảo, đi cùng sự phát triển của khoa học, kinh tế trong thời đại mới, tinh thần vật chất và tính thực dụng khiến cho lãnh đạo các quốc gia và tôn giáo trên thế giới lo ngại. Khuynh hướng này thật sự đe dọa đến bản sắc văn hóa và truyền thống tâm linh tốt đẹp của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền văn minh cổ xưa như VN.

Lời cảnh báo đối với VN là cần đặc biệt chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa cổ xưa, trong đó có văn hóa tâm linh, tạo nét khác biệt so với các nước song hành với phát triển kinh tế.

Tính hướng thiện một lẫn nữa được đề cao tại hội thảo. Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu khẳng định: "Đức Phật khuyến khích các học trò, đệ tử mình sống tốt, sống thiện, tránh tranh chấp, tranh cãi, sống nhiệt tâm, để chiến thắng tham sân si, thực nghiệm an lạc Niết bàn cho tự thân và làm lợi ích cho cuộc đời".

Cùng với hội thảo, Ban Tổ chức còn tổ chức lập Mạn-đà-la Quán Thế Âm để cầu quốc thái dân an và nhiều hoạt động văn hoá khác, trong đó có chương trình văn nghệ mang chủ đề "Phật giáo và dân tộc".

Tin và ảnh: Phạm Cường (VietNamNet)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 6240)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6106)
Đạo Phật ra đời cách nay hơn 2500 năm khi đời sống con người không quá tách biệt với thiên nhiên như ngày nay. Con người thời đó, không thể nghi ngờ rằng, mê tín nhiều hơn chúng ta, nhưng lại ít thiên trọng về quá nhiều gánh nặng của việc thúc đẩy nền văn minh và với quá nhiều những hiểu biết nhập nhằng về thế giới tự nhiên và xã hội. Tâm trí của họ cũng hướng đến “một thế giới khác” nhiều hơn.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 5657)
Inamori Kazuo, nguyên Chủ tịch Japan Airlines, người sáng lập Công ty Kyocera, trong tác phẩm Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế - Vương đạo cuộc đời (bản dịch của Nguyễn Đỗ An Nhiên, NXB.Trẻ, 2016.), đã viết: “Sáu mươi năm sau chiến tranh, người Nhật đã vươn lên từ đống đổ nát, tạo nên sự phát triển kinh tế thần kỳ… Tôi cho rằng các công ty, xí nghiệp Nhật bản được những con người cao quý tạo nên mà nhờ vậy kinh tế Nhật bản phát triển được như ngày hôm nay…”.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4754)
Kinh doanh là một trong những nghề được nhiều người cho rằng dễ làm giàu. Kinh doanh đã có từ ngàn xưa với hình thức trao đổi vật dụng. Khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì hình thức buôn bán càng đa dạng và mở rộng ra nhiều quốc gia.