Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Đại Mới

30 Tháng Tám 201000:00(Xem: 15483)
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Tin và ảnh: Thuỳ ân (Lao Động)
blank
blank

Trong hai ngày 15-16.7, Học viện Phật giáo VN tại TPHCM tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: "Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức". Đây có thể nói là cơ hội để các giới, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thêm một cái nhìn về Phật giáo VN.

blankCác học giả Hoa Kỳ trao đổi với
các vị tăng lữ VN tại hội thảo.
85 bài tham luận của các đại biểu chủ yếu xoay quanh 4 chủ đề lớn: Phật giáo và những vấn đề toàn cầu, Tìm kiếm những giải pháp, Phật giáo và dân tộc, Phật giáo và kinh tế chính trị. Theo hoà thượng Thích Hiển Pháp - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo VN: Sự hiện diện tại hội thảo của hơn 60 giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu Phật học từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ các vị học giả-tăng lữ Việt kiều và trong nước bỏ qua những dị biệt về ý thức hệ và truyền thống đã cho thấy sự quan tâm đối với các vấn đề Phật giáo nói chung và hội nhập Phật giáo VN trong xu hướng toàn cầu hoá nói riêng.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Phật giáo VN có thể sẽ đóng góp gì cho VN trong thế kỷ 21? GS-TS Đỗ Quang Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - Viện KHXH VN cho biết khái quát: 

"Khi bước vào thế giới toàn cầu hoá, Phật giáo VN có lợi thế riêng: Dù trải qua những thế kỷ vàng son hay có lúc suy thoái, Phật giáo luôn gắn bó với dân tộc, tạo ra những yếu tính cơ bản cho văn hoá VN; và về phương diện tôn giáo, Phật giáo vẫn là thành tố quan trọng bậc nhất trong tâm thức tôn giáo của người Việt...

Về cơ bản, xu hướng nhập thế của Phật giáo VN đặc biệt từ giữa thế kỷ 20 cho tới ngày nay là hướng tới một đạo Phật dấn thân vì xã hội. Trong quá trình hiện đại hoá Phật giáo, chỉ riêng vấn đề hoạt động kinh tế nhưng phải giữ tính cách phi doanh lợi, giữ được cái thiêng hay tâm linh hoá các hoạt động nhập thế là điều không đơn giản...".

Còn theo ông Nguyễn Quốc Tuấn - một chuyên viên của Viện Nghiên cứu tôn giáo: "Cần có một giải pháp toàn diện cho sự phát triển Phật giáo VN. Cần có một khuynh hướng đổi mới cho Phật giáo VN thế kỷ 21 với mục đích bắt kịp những yêu cầu phát triển của xã hội VN, tuy nhiên, sự đổi mới vẫn phải dựa trên nền tảng của trên 2.000 năm lịch sử Phật giáo của đất nước".

Trong lá thư gửi tới hội thảo, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng cho rằng: "Hoà hợp đại chúng trên tinh thần từ bi hỷ xả, lục hoà, tôn trọng và khởi thiện tâm đối với nhau là bản chất, truyền thống của Phật giáo, đồng thời cũng là một nhân tố căn bản tạo nên tinh thần đoàn kết nhân ái, hoà hiếu của dân tộc. Nhất định chúng ta phải cùng nhau bằng mọi cách phấn đấu để đạt đựơc sự đoàn kết hoà hợp trong nội bộ Phật giáo trong nước, giữa tăng ni Phật tử VN trong và ngoài nước, giữa Phật giáo VN với Phật giáo các châu lục...".

Có thể nói, điểm nổi bật nhất của hội thảo này là tinh thần cởi mở trong các cuộc đối thoại giữa các vị tăng lữ, Phật tử với các nhà nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước xung quanh các vấn đề Phật giáo, đặc biệt là một số vấn đề cấp bách của Phật giáo VN hôm nay. Có thể coi hội thảo như một bước khởi đầu cho quá trình tiếp tục gặp gỡ, thảo luận thân ái, hoà hợp, có trách nhiệm về Phật giáo nói chung và Phật giáo VN nói riêng. 

Thùy Ân ( Lao động)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 6294)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6149)
Đạo Phật ra đời cách nay hơn 2500 năm khi đời sống con người không quá tách biệt với thiên nhiên như ngày nay. Con người thời đó, không thể nghi ngờ rằng, mê tín nhiều hơn chúng ta, nhưng lại ít thiên trọng về quá nhiều gánh nặng của việc thúc đẩy nền văn minh và với quá nhiều những hiểu biết nhập nhằng về thế giới tự nhiên và xã hội. Tâm trí của họ cũng hướng đến “một thế giới khác” nhiều hơn.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 5697)
Inamori Kazuo, nguyên Chủ tịch Japan Airlines, người sáng lập Công ty Kyocera, trong tác phẩm Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế - Vương đạo cuộc đời (bản dịch của Nguyễn Đỗ An Nhiên, NXB.Trẻ, 2016.), đã viết: “Sáu mươi năm sau chiến tranh, người Nhật đã vươn lên từ đống đổ nát, tạo nên sự phát triển kinh tế thần kỳ… Tôi cho rằng các công ty, xí nghiệp Nhật bản được những con người cao quý tạo nên mà nhờ vậy kinh tế Nhật bản phát triển được như ngày hôm nay…”.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4774)
Kinh doanh là một trong những nghề được nhiều người cho rằng dễ làm giàu. Kinh doanh đã có từ ngàn xưa với hình thức trao đổi vật dụng. Khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì hình thức buôn bán càng đa dạng và mở rộng ra nhiều quốc gia.