Kẻ thù số một của nhân loại

08 Tháng Tám 201617:53(Xem: 6106)

KẺ THÙ SỐ MỘT CỦA NHÂN LOẠI
U Hla Maung | Nguyên Hạnh dịch

 

The Light of the DhammaĐạo Phật ra đời cách nay hơn 2500 năm khi đời sống con người không quá tách biệt với thiên nhiên như ngày nay. Con người thời đó, không thể nghi ngờ rằng, mê tín nhiều hơn chúng ta, nhưng lại ít thiên trọng về quá nhiều gánh nặng của việc thúc đẩy nền văn minh và với quá nhiều những hiểu biết nhập nhằng về thế giới tự nhiên và xã hội. Tâm trí của họ cũng hướng đến “một thế giới khác” nhiều hơn.

Trong khung cảnh của thế giới ngày nay với tất cả những sự phức tạp và rắc rối, bị tràn ngập với nền khoa học, tuyên truyền, sách vở và văn chương, con người hiện đại phải phá vỡ những lớp dày đặc vô số này để thấy Chân lý như Đức Phật đã dạy.

Việc trình bày Phật Pháp trong ánh sánh và xu hướng của tư tưởng hiện đại đang ngày càng trở nên cần thiết, và quả thật, chúng ta nên khuyến khích sự suy tư và thẩm vấn như vậy nhiều nhất có thể. Đạo Phật không có gì phải lo ngại về tinh thần cởi mở và suy nghĩ trung thực, nó mở rộng và rõ ràng như ban ngày chứ không chứa đựng những điều huyền bí. Chúng ta nên khuyến khích mọi thẩm vấn để trau giồi kiến thức và sự tưởng tượng của mọi người nhằm đi đến nhận thức chính xác và hợp lý về Đạo Phật. Dĩ nhiên, một mình kiến thức hoặc suy nghĩ lan man và mơ hồ sẽ không giúp ích gì. Sự suy nghĩ phải được chỉ đạo theo những nguồn tri thức đúng đắn và kiến thức phải được phát triển đến khi đạt được nhận thức rõ ràng.

Như sự khơi màu, tôi muốn nói đến những gì khoa học hoặc phương pháp của nó đã thực hiện để thay đổi tính cách của nhân loại và thiên nhiên.

Kể từ thời Phục Hưng ở Châu Âu, những điều mệnh danh thông thái và đạo đức hướng dẫn con người suốt nhiều thế kỷ đã bị sụp đổ từ bề nổi. Cái được và mất của nhân loại là gì? Bổn phận của chúng ta là tìm câu trả lời thích đáng và trung thực. Quan điểm chung thì mang hơi hướng như sau:

Những cái tật trí thức đã trở thành những đức tính và thành những cái tật đức tính. Thái độ nghi ngờ và phê phán, vốn là cái tật trí thức, trở thành đức tính đầu tiên, nhưng dạng đức tính này đã bị quất mạnh và bị đè cưỡi đến chết gục mới thôi. Nền tảng xưa và thiết yếu của xã hội trật tự đã sớm bị kết án như một cái tội tương phản Chân lý. Huấn thị bấy giờ là: “Suy nghĩ một cách có cơ sở và khách quan và từ bỏ niềm tin cố hữu và quen thuộc”. Thật không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho con người để dấn bước theo yêu cầu này, một yêu cầu vốn đe dọa cắt đứt dây neo an toàn và họ sẽ lênh đênh vô định. Rất nhiều trong số những dây neo này đã bị cắt vì khoa học đòi hỏi sự độc quyền chân lý và đã xâm phạm nhiều lãnh vực (vì) vượt quá phạm vi hữu lý của nó.

Còn một cách phức hợp nữa liên quan đến sinh loại và hữu hình vì nó bao gồm những dục vọng, kiêu hãnh, khát khao cùng những tính khí dễ thay đổi và mờ mịt. Các vấn đề xã hội và con người nảy sinh với bao xúc cảm và tâm lý phức tạp. Ở đây khoa học có thể có giúp nhưng chẳng phải thầy thuốc duy nhất.

Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng lý trí vào xã hội như thế nào? Con người chưa từng được lý trí hướng dẫn nhiều. Đó là lý do vì sao phát triển năng lực (của lý trí) và giữ ngọn lửa của nó bừng cháy là quan trọng. Sự hữu dụng đầu tiên của lý trí là để bảo vệ và duy trì tự do của chúng ta, loại tự do vốn ban cho đời sống này giá trị và (lý trí cũng) để lái chúng ta an toàn ra khỏi bãi lầy của dục vọng, kiêu căng và những điều phù phiếm.

Vấn đề lớn là: “Bản chất con người có bao giờ được thay đổi chưa?” Không nghi ngờ rằng tính cách con người, vốn tách biệt với bản chất con người, đã và đang được thay đổi nhờ sự hiểu biết dọc theo nhiều thế kỷ. Chúng ta đã và đang cực kỳ thay đổi những mốt sống của mình song song với những phát minh và khám phá trong các lĩnh vực sinh học, y học và các ngành khoa học khác. Liên Hiệp Quốc đang thực hiện một công ước ồn ào hữu lý và đáng tán dương về nhân quyền. Nhưng sự phân biệt chủng tộc và khủng bố chính trị - tôn giáo chưa bao giờ hoàn toàn biến mất và chính nó còn đang tái đòi hỏi công quyền. Chúng ta đều biết việc này là thế nào, ở đâu và vì sao.

Vì thế tính cách con người đã và đang được thay đổi theo cả hai chiều hướng tốt và xấu nhờ sự hỗ trợ của tư duy khách quan và khoa học. Thế thì bản chất con người có thể được thay đổi thế nào khi tính cách con người không ổn cố trong tiến trình của nó? Bản chất con người trong cái khối (hỗn tạp của xã hội) có thể khó thay đổi. Nhưng bản chất của những cá nhân cá biệt và đáng kính có thể được thay đổi nhờ những nỗ lực của chính họ để tự mình thấy Chân lý và nhờ sự thay đổi dần cái bản chất vốn dĩ họ đã và đang thừa hưởng từ quá trình tiến triển của thế giới – nói mô phỏng một chút, là quá trình hơi giống với thuyết tiến hóa của Darwin. Những người đáng kính đó chẳng phải được nhận một chút ân sủng cũng chẳng phải nhận sự bảo hộ đặc biệt của bất kỳ thần linh nào. Họ là những người không đủ bản lĩnh để xem thường sự phát triển đạo đức.

Hãy tự hỏi: Đức Phật đã hay không thay đổi bản chất cá nhân mình - cái bản chất vốn cùng sinh ra với Ngài ? Có phải không sinh ra là một thái tử thì Ngài không thành Phật chăng? Ngài thành Phật như thế nào? Bằng sự từ bỏ - từ bỏ “cái Tôi”. Đức Như Lai không chứng đạt Niết Bàn với nguyên vẹn bản chất con người. Ngài đã làm cho nó trong sạch.

Điều bí ẩn và sức mạnh lớn nhất cho tội ác trên đời là và sẽ luôn luôn là “cái Tôi” – cái tinh thần và sự tin chắc vào “cái Tôi” nơi bạn, nơi tôi và nơi mỗi người trong chúng ta.

Luôn có một Bị Cáo Số Một trong tấn bi kịch hãi hùng của đời sống nhân loại – tấn bi kịch vốn làm rúng động mỗi đời sống cá nhân và một siêu bi kịch nhân danh Chúa và vô thần, nhân danh lý trí và lý lẽ cực đoan vốn được khoác dày với (lớp vỏ) tình yêu và sự xúc cảm, (tấn bi kịch đó) được biểu diễn qua cuộc Chiến Tranh Lạnh, cuộc chiến vốn kẹp nhân loại trong gọng kìm thép tàn nhẫn của nó. Những đảng phái tham gia cuộc chiến này bị quếnh chặt vào sự nắm giữ “quyền lực” hay “tầm ảnh hưởng” - dù có duy trì được hay không một nền hòa bình bất ổn và tẻ nhạt hay có xoay chuyển được hay không cả cuộc chiến vốn sẽ hoàn toàn phá hủy thế giới.

Bị Cáo Số Một trong tấn bị kịch khô cứng rõ ràng này là ai?  Câu trả lời ở đây là “cái Tôi” – “cái Tôi” trong tôn giáo, triết học, khoa học, chủ nghĩa duy vật và những học thuyết khác. Vâng! “cái Tôi” nhân danh Chúa, nhân danh vô thần, nhân danh “Lý trí của tôi” và “Lý trí của bạn” v.v...

Chúng ta đang trong sự kiểm soát của “cái Tôi”, loại kiểm soát vốn đưa tất cả, không thiên lệch một ai, vào vòng kềm tỏa của “Sức mạnh”: loại sức mạnh để gây hấn hoặc kháng cự.

Dù ủng hộ hay chống đối thế lực này hay thế lực kia, đại diện này hay đại diện kia, nhãn mác của niềm tin này hay niềm tin kia, chính sách này hay hoạt động kia… sự chọn lựa duy nhất sẵn có là loại sức mạnh để gây hấn hay kháng cự này.

Chúng ta có bao giờ thành thật hỏi: Ta có làm chủ được cái Tôi này chăng? Ta có điều khiển được nó không? Sự phiền phức ở đây là, khi đi sâu bản chất vấn đề, ta dường như không sở hữu và làm chủ được ngay cả hơi thở của chính mình. Sự hít vào và thở ra tiếp diễn một cách đều đặn không ngừng và độc lập với chúng ta trong khi ta bị uổng phí trong những sát na liên tục bồn chồn. Chúng ta hầu như quên bẵng sự bơm hơi thở liên tục đó, sự liên tục ở đằng sau tất cả hoạt động của trí óc và cơ thể của chúng ta. Sự thiếu sót, cái nhược điểm này là nhân tố mạnh nhất đằng sau những phiền muộn của nhân loại. Giống như việc sở hữu và lái một chiếc xe. Chiếc xe có thể đưa ta vượt qua dốc đứng với cái chết sắp xảy ra, hoặc nó có thể đưa ta đến nơi mình muốn đến vào lúc đó, nhưng chúng ta không điều khiển bên trong hoặc phức hệ guồng máy của nó.

Vì thế, đối với dân tộc, những vật sở hữu, những đảng phái, những chủ nghĩa yêu nước, với những gì sở thuộc trong đời sống chúng ta, những gì ta trìu mến gọi là “Của tôi” đều được hạn định một cách thiết thân. Là những con người có lý trí và biết suy luận, chúng ta có từng cố gắng để thấy mối liên hệ và sợi chỉ mỏng manh dệt thành ý tưởng và sức thuyết phục về cái “Tôi và Của tôi” này chưa?

Nếu một ai đó đã từng cố gắng như thế, tốt, tốt lắm vì người ấy bấy giờ đi trên lối mòn của Bị Cáo Số Một (nhưng) có trách nhiệm trong điều kiện cá nhân và có trách nhiệm trong những điều kiện của hệ thống văn minh và cuộc sống quốc tộc nơi người ấy cống hiến.

Phân tích kỹ ta thấy, chúng ta không tìm, sở hữu hay kiểm soát được cái gì hết. Phần lớn những gì chúng ta gọi trìu mến gọi là “Của tôi” rốt cuộc lại không phải là sở thuộc và càng không ở trong vòng kiểm soát của chúng ta. Nó luôn luôn đi theo con đường của nó, đi một cách độc lập với chúng ta. Hơi thở chúng ta tự chứng minh nó. Tóc trên đầu mọc ra từ mao mạch. Chúng có chức năng như cây trên đồi. Có phải chúng là vết tích của sự tiến hóa đời sống nguyên sinh từ thảo mộc đến động vật đơn bào, đến loài khỉ rồi thành con người chăng? Tóc bạc và rụng. Nó có chìu chúng ta không? Hoặc chúng ta phải nuông chìu nó chăng? Thể chất sinh học của cơ thể chúng ta tự chứng minh nó. Hãy nghĩ về vô số tế bào trong đó, cũng thế, hãy nghĩ đến vô số ký sinh trùng nơi thân này.

Bật cứ gì dù nhỏ nhặng mà ta chấp thủ theo cái muốn của mình, trong sự phân tích trung thực và chính xác, nó đổ sụp vào tính trung lập, cái thuộc tính không phải là bạn, tôi hay anh ta mà là cái gì đó thuộc yếu tố thần diệu – một yếu tố thần diệu vốn tồn tại trong chính quyền hạn của nó. Thật giống như hơi nước, như vầng mây, cái “Tôi” này chỉ tương xứng như một vai trong tuồng đời – Tấn tuồng chính trị, kinh tế, chủ nghĩa dân tộc, những cuộc chiến tranh lạnh và nóng của cá nhân, đoàn thể, đảng phái và các khối chính trị trên thế giới. Khi nào mà cái “Tôi và Của tôi” còn đứng vững, khi đó Kẻ Thù Số Một của nhân loại cũng đứng vững và sẽ còn xung đột. (Và) khi đó con người sẽ còn nắm lấy cái hạnh phúc phù du tạm thời giữa những xấu ác dày đặc.

Chỉ có sự tìm cầu một cách nghiêm túc và hợp lý về cái “Tự Tánh” mới giúp con người khám phá những gì cái “Tôi” bao gồm, những cái đó thật chẳng “Trường tồn” và nó cũng chẳng có mặt “Vô sở duyên”, cái yếu tố “Vô sở duyên” vốn không phải cái tôi nào hết.

 

[Trích từ tạp chí The Light of The Dhamma
(Ánh Sáng Chánh Pháp), 
tập I, số 2,1953, tr.55.
Nguồn: https://store.pariyatti.org/Light-of-the-Dhamma_p_4426.html]

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 4912)
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9178)
Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 6578)
Người lãnh đạo phải là gương mẫu; mà điều đòi hỏi cao nhất là đức. Đức mới là cái gốc; tất nhiên phải kèm theo cái tài phụ cho cái đức ấy. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú (Dhammapadatthakathà), ngài Buddhaghosa ghi nhận rằng Đức Phật có lưu ý đến vấn đề tổ chức một nền hành chánh nhân đạo. Đức Thế Tôn chỉ ra rằng cả một xứ bị suy vong, đốn mạt và khốn khổ khi những người nắm vận mạng quốc gia như vua chúa, quần thần, quan lại quá đỗi tham tàn và bất công.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6015)
Bài viết này không đi vào tìm hiểu về cuộc chiến này mà chỉ phác thảo một vài điểm có liên quan đến Phật giáo ở trong cuộc chiến; nói cụ thể hơn là giới Phật giáo đã có những hành động gì khi đứng ở mỗi bên của cuộc chiến để thực hiện điều được gọi là “hộ quốc” của mình.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10363)
Trong một cuộc đối đầu, ta không nhất thiết cứ réo tên đối phương mà nguyền rủa trù ếm hay chỉ biết bắn phá, dội bom trực tiếp lên họ. Làm vậy tốn kém, om sòm và bạo lực quá, mà kết quả thì như ai cũng thấy là sẽ rất ngắn hạn. Bởi một lẽ là chiếm thành thường dễ hơn giữ thành và cái gật đầu bên ngoài không quan trọng bằng sự đồng tình bên trong.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 10836)
Giới luật Phật giáo cấm người xuất gia không được giữ bất cứ một thứ gì gọi là của riêng. Thế nhưng đối với người thế tục thì giới luật không cấm đoán họ làm giàu, nếu làm giàu bằng những phương tiện sinh sống đúng tức chánh mạng trong Bát chánh đạo. Giáo pháp nhà Phật cũng luôn nhắc nhở: “Phải biết sử dụng tài sản và giúp đỡ người khác”.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 10691)
Người giàu có được coi là có đầy đủ hay dư thừa tài sản. Có nhiều loại tài sản như tiền bạc, hay kiến thức hoặc thông tin kinh tế, tâm linh. Tuy nhiên bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào quan điểm của Phật giáo đối với của cải vật chất và kinh tế.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 9503)
Mùa an cư năm thứ bốn mươi lăm, đức Phật ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá, gồm khá đông chư vị đại trưởng lão và chúng tỳ-khưu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, đức Phật và một số ít vị tỳ-khưu lại ghé vườn xoài của thần y Jīvaka hoặc lên đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa), tại đây ngài thường ở lại lâu hơn.
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 9373)
Bốn nhiếp pháp là bốn cách đối xử với người khác để làm lợi lạc cho người và cho mình trong sự tiến bộ phát triển chung về vật chất lẫn tinh thần. Bốn nhiếp pháp có trong kinh điển hệ Pali Nam tông và hệ Sanskrit Bắc tông. Ở Bắc tông được nhấn mạnh hơn bởi vì đây là sự thực hành hòa nhập và lợi lạc cho xã hội, đưa xã hội tiến bộ, của người thực hành đạo Bồ-tát.