Tư tưởng "lục hòa" trong xã∙hội ngày nay

03 Tháng Giêng 201720:52(Xem: 6158)

TƯ TƯỞNG "LỤC HÒA" TRONG XÃ∙HỘI NGÀY NAY
TS. Nguyễn Quốc Tuấn

 

Xã hội Việt Nam của ngμy hôm nay đã có nhiều thay đổi. Trong chiều hướng tích cựclạc quan thì song hành cũng nảy sinh xu hướng phân hóa xã hội và những hệ quả tiêu cực từ sự phân hóa này. Đứng trước thách đố của sức ép phát triển kinh tế và xã hội, đứng trước cả thành tựu và khiếm khuyết của sự phát triển đó, ta không thể không góp tay tìm ra giải pháp khả thủ nào đó để làm tăng trửởng mặt tốt của phát triển và giảm thiểu sai sót, tội phạm và thói tranh đoạt bất cận nhân tính.

Trong nhiều mặt của sự tìm tòi đó, tôi cho rằng giáo thuyết và thực hành của Phật giáo đóng một vai trò rất thực tế, nếu như không muốn nói giáo thuyết Phật Đà là phương thuốc thần diệu để chữa trị căn bệnh nơi tâm trí của con người.

Vâng, nói về con người ngày nay, người ta có thể liệt kê hàng loạt mặt ưu trội của nó, song cũng lại nhận ra khá nhiều khía cạnh mà cứ tưởng bằng sự trưởng thành rất cao về tri thức, con người ngày nay không bao giờ biểu lộ một cách tiêu cực nữa. Nhưng thật đáng tiếc, sự tăng trưởng tri thức và mức sống không phải là phương thuốc mầu nhiệm hoàn bị để làm cho người ta thẳng tiến đến sự hài hòa của xã hội. Sự đồng thuận xã hội do thiếu vắng cơ sở đạo đức vì vậy trở nên bấp bênh và xã hội không thể nào ổn định thật sự. Một sự ổn định thật sự là thế nào? Tôi cho rằng sự ổn định đó cần dựa trên sự giao cắt của chính trị và đạo đức, không thể có một sự ổn định từ trong lòng xã hội nếu chính trị và đạo đức là hai đường song song theo đuổi hai mục tiêu khác nhau: quyền lực và sự hài hòa. Cần làm cho quyền lực và đạo đức thực hiện một sự giao cắt để từ điểm giao nhau ấy mà giải quyết các vấn đề của xã hội một cách triệt để. Đáng lưu ý không có một thứ đạo đức tĩnh trong môi trường xã hội biến động liên tục như hiện nay, nhưng giá trị tự thân của đạo đức thì xã hội nào cũng muốn vươn tới. Đạo đức đưa con người đến hạnh phúc, đó là Phật giáo chứng minh. Vậy hạnh phúc sẽ chỉ tồn tại khi mà con người ngày nay phải đi đến qua ngả đạo đức, không có điều ngược lại. Không còn là một giả tưởng, một ước vọng xa vời và phi lí tính nữa, đạo đức giờ đây phải được xây dựng trên căn bản trí tuệ và sự tăng trưởng vật chất.

Nhân nói đến trí tuệ, tôi thật sự chú ý đến cách tóm lược về trí tuệ theo quan niệm của Phật giáo được đại đức người Anh, Andrew Skilton (pháp danh Dharmacari Sthiramati), đã nêu trong cuốn A concise history of Buddhism (Đại cương lịch sử Phật giáo) do Tì kheo Thiện Minh chuyển dịch....

 

Xem tiếp:
pdf_download_2
tu-tuong-luc-hoa-trong-xa-hoi-viet-nam-ngay-nay


Bài đọc thêm:
Lục Hòa Cộng Trụ (Thích Nhật Hiếu)
Pháp Lục hòa (Thích Đức Thắng)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 2015(Xem: 7612)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù trải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệ và phương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9058)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9078)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 6071)
Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng như mạch nước ngầm đang tuôn chảy nhưng nếu không hòa nhập vào nhánh sông ra biển mà thành lũ dữ sóng thần đe dọa phá vỡ con đê quyền lực.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 5553)
Tiểu luận này bắt đầu với sự định rõ điểm đặc thù của “chủ nghĩa tiêu thụ” và khái niệm “người tiêu dùng”. Kế đó khảo sát tỉ mỉ quan điểm của đạo Phật về của cải tài sản và “kinh tế Phật giáo” trước khi dựa trên những điều này để đi đến phác họa cho việc đánh giá định mức về chủ nghĩa tiêu thụ, đây được xem như cách không gây ảnh hưởng và hoang phí đối với hạnh phúc nhân loại.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11889)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 7086)
Chúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi này là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 5337)
Có một tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận rằng sự sống của tất cả chúng sanh đều phụ thuộc vào ăn uống. Thực phẩm là yếu tố cần thiết nhất cho con người (chúng sanh), vì thế nó đã trở thành một yếu tố chủ yếu trong các nhu cầu của con người như là thức ăn, áo mặc, chỗ ở và thuốc trị bệnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5468)
Trong sách Dân quyền sơ bộ (Bước đầu dân quyền), ông Tôn Trung Sơn định nghĩa về hội nghị như sau: “Nói chung, khi nghiên cứu sự lý rồi theo đó mà giải quyết, tự một mình mình thì gọi là độc tư, hai người với nhau thì gọi là đối thoại, ba người trở lên tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì gọi đó là hội nghị”.