Phương Pháp Và Tâm Lý Ứng Xử Trong Việc Quản Lý Tự Viện - Thích Minh Thiện

27 Tháng Tám 201000:00(Xem: 24919)

PHƯƠNG PHÁP VÀ TÂM LÝ ỨNG XỬ 
TRONG VIỆC QUẢN LÝ TỰ VIỆN

Thích Minh Thiện
blank
blank

Theo truyền thống Phật giáo, ngay từ thời đức Phật, lúc ban đầu tăng đoàn của đức Thế Tôn vẫn còn khất thực và nguyên tắc để ứng xử chung trong việc quản lý tự viện là: Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo và cùng thực hiện đời sống lý tưởng theo 6 pháp Hoà Kính (Lục Hoà Cộng Trụ). Về sau do sự phát triển Tăng đoàn ngày đông đảo về số lượng và nhiều thành phần giai tầng xã hội, nhu cầu quản lý Tăng đoàn và tổ chúc Tự viện tốt hơn nên hệ thống giới luật được hình thành bên cạnh những lời dạy của đức Phật. 

Riêng ở Việt Nam, việc tổ chúc quản lý tự viện cũng xuất hiện rất lâu như dựa vào Bách Trượng Thanh qui,Thiền Lâm Bảo Huấn, Tỳ Ni Nhật dụng…để tạo thành nề nếp tu học cho cơ sở tự viện.

I. Thế nào là quản lý tự viện? (hay quản lý tự viện là quản lý cái gì?)

Ngày nay khái niệm Quản lý tự viện là bảo quản và phát triển cơ sở Phật giáo gồm động sản và bất động sản. Trong đó bao hàm về sinh hoạt tu học, đời sống của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cận trụ của tự viện ấy. Ngoài ra còn là trách nhiệm hướng dẫn phật tử tu học, tín ngưỡng Phật giáo đúng chánh pháp.

Vai trò vị trụ trì trong một tự viện:

- Là người chủ hộ cơ sở tự viện : chịu trách nhiệm chính trong mọi quan hệ xã hội và thực hiện theo qui định của luật pháp hiện hành,có quyền quyết định cao nhất trong mọi sinh hoạt tu học,xuất gia,thọ giới của Tăng-Ni,phật tử trực thuộc cơ sở tự viện vị ấy chịu trách nhiệm theo Hiến Chương và Nội Qui Tăng Sự của GHPGVN giao phó.

- Là người đại diện cơ sở của GHPGVN:Vị trụ trì là người được Ban trị sự tỉnh thành hội phật giáo địa phương quyết định bổ nhiệm hoặc đề xuất HĐTS.GHPGVN bổ nhiệm theo luật định, còn mỗi Tăng-Ni là thành viên của GHPGVN .Do đó,vị trụ trì là người chịu trách nhiệm hướng dẫn Tăng-Ni,phật tử thực hiện mọi phật sự do TW.GHPGVN phổ biến đồng thời còn có trách nhiệm phản ảnh những nguyện vọng chánh đáng của Tăng-Ni,phật tử về sinh hoạt tu học hoặc đề xuất những phật sự mà TW.GHPGVN cần lưu tâm. 

- Với trách nhiệm trên nên vị trụ trì cần có những chuẩn mực về Giới-Định-Tuệ hay nói như hoà thượng Viễn Công dạy: vị trụ trì cần có 3 đức tính thiết yếu là : NHÂN,MINH,DŨNG. Nếu thiếu một thì suy,thiếu hai thì nguy,thiếu ba thì mất cái đạo Trụ trì và vi ấy sẽ không làm lợi ích gì cho Phật Pháp mà trái lại còn làm băng hoại Phật Pháp nữa.

Trách nhiệm các Tăng Ni, phật tử sinh hoạt tu học trực tiếp trong một cơ sở Phật giáo: 

- Là những người đồng sự với vị trụ trì Quản lý tự viện về mọi mặt: như trên đã nói Tăng – Ni,phật tử cùng sinh hoạt tu học trong một cơ sơ tự viện là những thành viên của GHPGVN ,do đó cũng chính là những người cùng có sự phân công tuỳ sức để giúp vị trụ trì hoàn thành trọng trách của mình đối với Đạo pháp & Dân tộc.

- Là một đoàn thể giáo hội Phật giáo thu nhỏ tại địa phương: kể từ năm 1981 tổ chức GHPGVN là sự thống nhất trọn vẹn nhất của Phật Giáo Việt Nam dựa trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành động,thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ phái,cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh pháp”(lời nói đầu HCGHPGVN).Do đó ,tập thể Tăng –Ni,phật tử cùng tu tập theo tinh thần Lục Hoà Cộng Trụ trong một cơ sở Tự Viện thì đó chính là thể hiện những nguyên tắc căn bản của GHPGVN vậy.

Trách nhiệm phật tử tại gia đối với ngôi Tam bảo: 

- Hết lòng quy kính và phát nguyện hộ trì.Người phật tử tại gia khi phát nguyện Quy y Tam Bảo là nguyện đời đời, kiếp kiếp quay về nương tựa Phật-Pháp-Tăng .Do đó,cần khuyến hoá và tạo điều kiện để họ đầy đủ niềm tin vào phước lực hộ trì Tam Bảo mà họ sẽ có được . “ Thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm”…

- Chuyên cần học tập phật pháp và phật hoá gia đình. Nhưng muốn đầy đủ niềm tin và nghị lực để hộ trì Tam bảo thì người Phật tử phải “Lớn lên từ trong Phật pháp”. Do đó,người phật tử cần phải học và hành trì Phật pháp đồng thời dạy dổ con cháu,khuyến hoá người thân trong gia đình cùng quy kính ngôi Tam bảo để có niềm hạnh phúc là cả nhà cùng chuyển hoá khổ đau nhân thế.

Quản lý và điều hành phật sự chung của GHPGVN: 

*Ban Đại Diện phật giáo huyện,thị & Ban Trị Sự Tỉnh,Thành Hội Phật Giáo: Sự lãnh đạo và điều hành các cấp Hành chánh GHPGVN luôn dựa trên cơ sở HCGHPGVN,Nội quy Tăng sự và các Quy chế hoạt động nhưng không mang tính chất giáo quyền mà nhằm thực hiện tinh thần “Chuẩn mực Lợi hành, Đồng sự ”để hoàn thành sự nghiệp Hoằng dương phật pháp-Lợi lạc quần sanh.

- Quan tâm hỗ trợ và lãnh đạo phật sự chung.
- Lắng nghe nguyện vọng chánh đáng của Tăng Ni, phật tử.
*Hội Đồng Chứng Minh & Hội Đồng Trị Sự GHPGVN:
Sự bảo hộ theo luật định của nhà nước CHHCNVN: 
- Bảo hộ về tài sản, bất động sản theo luật định.
- Bảo hộ về truyền thống hành đạo theo HCGHPGVN và luật pháp nhà nước CHXHCNVN qui định.

II. Một số Phương pháp để quản lý tự viện:

Như trên đã trình bày thì Quản lý tự viện là một vấn đề hết sức tế nhị nó gồm nhiều vấn đề liên quan đến tự viện ,sinh hoạt tại tự viện,con người sống trong tự viện và tự viện trong tổ chức quản lý của GHPGVN…Do đó trong phạm vi giới thiệu một số phương pháp để Quản lý tự viện này,chung tôi chỉ liên hệ một số điều liên quan đến vị trụ trì,ban trụ trì hay ban chức sự cơ sở tự viện ….Nói chung là người trực tiếp điều hành sinh hoạt tu học tại cơ sở Tự viện.

Nhìn chung quản lý Tự Viện của Viêt Nam hiện nay có thể áp dụng theo 3 cách sau đây:

Trường hợp tinh thần tự giác kém: 

Nếu như trong tập thể gồm nhiều thành viên trình độ tu học còn kém,tập khí Tham, sân, si còn nhiều. Thì nên đề ra nhiều thanh qui hay nội qui để quản lý tự viện theo chiều sâu và chiều rộng khiến mọi người tuân theo.

Ưu điểm:

-Tính đồng bộ cao
- Tính kỷ luật cao và hình thức kỷ luật nhiều

Nhược điểm:

- Đơn điệu
- Thiếu sáng tạo
- Thiếu linh hoạt
- Thiếu sự cảm thông
- Không tận dụng hết tính đa năng của con người

Trường hợp tinh thần tự giác cao: 

Theo Phật giáo thì mỗi người đều có Phật tánh và có thể trở thành một vị Phật trong tương lai. Vì thế mỗi cá nhân có khả năng tự giác đảm nhận công việc trong tự viện mà không cần đặt ra nhiều luật lệ hay nội qui. Và thầy trụ trì chỉ cần tạo điều kiện để hội chúng tham gia quản lý tự viện trên tinh thần tự giác và thông qua đó mỗi người đều có thể góp phần vào sự thành công của tự viện.

Ưu điểm:

Kích thích được yếu tố cá nhân làm việc,
Tinh thần trách nhiệm cao và hiệu quả của công việc sẽ đạt cao hơn,

Trong những điều kiện thích hợp, con người không những chấp nhận trách nhiệm mà còn biết tự nhận trách nhiệm về mình.

Nhược điểm:

Có thể xảy ra tính không đồng bộ,
Khắc phục hậu quả chậm,
Dễ dàng dẫn đến phân biệt đối xử,
Thiếu tinh thần tập thể,
Không tự chủ về hiệu quả công việc,
Không áp dụng trong các công việc mang tính kỷ luật cao.

Đồng sự:( Vận dụng các pháp Yết Ma căn bản để điều hành) 
Quản lý tự viện theo cách Đồng sự là kết hợp tính chất của cách quản lý tự viện theo phương pháp tự giác và không tự giác. Cách quản lý này đặt sự hợp tác của mọi người lên hàng đầu.

Ưu điểm:

- Rất thích hợp với các ngôi tự viện có tăng chúng đông,
-Hiểu quả công việc đi đôi với niềm tin - Vừa là phương tiện vừa là cứu cánh,
-Cân bằng trong ứng xử,
-Giảm thiểu tối đa hành vi vị kỷ và không lành mạnh nội bộ nhóm,
-Giảm thiểu tối đa thái độ chuyên quyền,

*Tuy nhiên, dù quản lý theo phương nào đi nữa chúng ta cũng cần tuân thủ một số yếu tố tâm lý cơ bản như sau:

1. Tôn trọng nhân phẩm: Phật tính vốn sẵn có trong mỗi con người

2. Từ bi: Tố chất cao đẹp, nhu cầu của cả hai. Vị trụ trì và các thành viên luôn cần có thái độ quan tâm chia sẻ đời sống tinh thần lẫn vật chất.

3. Thành tâm: cao hơn mọi cử chỉ, mọi ngôn ngữ là sự thành tâm không thực hiện vì nghĩa vụ và không công kích người khác bằng kiểu nói bóng gió, mỉa mai, ám chỉ, châm chích vì tránh tác dụng ngược

4. Tế Nhị: Tế nhị là sự thành thật nhưng không phải nói ra tất cả ý nghĩ mà chỉ nói ra vấn đề nào đó có lợi cho đại chúng; nhưng cũng không phải cố giả trang thiền tướng cầu bỉ cung kỉnh

5. Giản dị: Giản dị là biết cách biến cái phức tạp thành cái đơn giản, không tạo sự cầu kỳ, rắc rối

6. Công bằng: là sự đối xử không thiên vị. Đôi khi ta có thể thừa nhận thiên vị nhưng cần giảm thiểu tối đa để nước trăm sông có thể đổ về biển.

7. Không chỉ trích một ai đó khi họ vắng mặt: Nếu chúng ta điều hành một chùa mà bị lôi cuốn vào sự chỉ trích của một ai đó thì chúng ta sẽ làm mất lòng và hiệu quả công việc kém.

8. Công khai nếu không có gì là đặc biệt: Tâm lý số đông là muốn chia sẻ những thông tin về những công việc mà họ đang dự phần đóng góp, được chia sẻ thông tin họ thấy yên tâm hơn vì mình được tin tưởng, tôn trọng, thông cảm và đóng góp nhiều hơn. 

9. Thái độ nêu gương: Nêu gương trong lối sống và tinh thần trách nhiệm, trong công việc chung và cả trong cách sống riêng. Có thể nói nêu gương là sự kết hợp hài hoà 3 phương diện giáo hoá truyền thống của Phật giáo :Thân giáo-Khẩu giáo-Ý giáo đối với mọi người.

Như vậy nếu vị trụ trì,ban trụ trì,ban chức sự quản lý tư viện với các phương pháp và các đức tính trên thì cho dù quý thầy trụ trì,quý vị ấy không giỏi về kinh, luật, luận nhưng chắc chắn những vị ấy vẫn là những người quản lý điều hành tốt một ngội tự viện.

(Tham luận khoá bồi dưỡng kiến thức trụ trì & hành chánh Giáo hội , do BTS Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức)
 

04-25-2009 09:11:46
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7152)
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 6097)
Lúc 13 giờ ngày 17/6/2016, Trường Đại Học Phật Giáo Quốc Tế (ITBMU) tại TP. Yangon, Miến Điện, đã long trọng tổ chức Lễ Trao Bằng Tốt Nghiệp cho Tăng Ni Sinh viên các nước, khóa tiến sĩ, thạc sĩ, và cử nhân Phật học.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 4966)
Tôi luôn nghĩ về lễ Tam Hợp như là một cơ duyên trang trọng đặc biệt. Tôi biết đó là thời gian cho sự vui mừng, nhưng cũng là thời gian của sự trang nghiêm khi hằng năm, chúng ta đã công nhận lễ tưởng niệm Đức Phật là hoạt động như một yêu cầu để chúng ta tự làm mới và tịnh hóa mình từ bên trong.
27 Tháng Tư 2016(Xem: 6181)
Chuyện làm tôi trăn trở nhất là kết quả và hiệu quả của khóa “Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc” diễn ra hai ngày 23 và 24 tháng 4 tại thiền viện Quảng Đức, TP HCM do ban Thông tin Truyền thông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Tôi may mắn được mời là 1 trong 4 chuyên gia tham gia giảng dạy trong khóa bồi dưỡng 2 ngày này nên cảm nhận rất rõ tâm huyết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là ban Thông tin Truyền thông, đứng đầu là Hòa thượng Thích Gia Quang. Đứng trên bục giảng tôi quan sát sâu sắc và kỹ lưỡng hơn 200 học viên - toàn các quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng, ni và cư sỹ - chăm học mà thấy vui vô cùng. Niềm vui không thể tă thành văn. Ai cũng chăm chú lắng nghe. Ai cũng muốn học để ứng dụng. Thật khó tin được!
26 Tháng Tư 2016(Xem: 5091)
Madison, Wisconsin (Hoa Kỳ) -- Giải thích rằng càng ngày càng có nhiều người quan tâm tới Phật Giáo, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nói là sẽ tốt hơn nếu các tự viện Phật Giáo không chỉ là nơi thờ cúng lễ lạy mà còn là các trung tâm giáo dục, nơi đó có thể là nơi tập trung học hỏi triết lý Phật Giáo và khoa học tâm thức.