Lời Dạy Tâm Huyết

19 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 7504)

LỜI DẠY TÂM HUYẾT 
Minh Mẫn

thichgiactoan_02Mùa an cư 2557, HT T.Giác Toàn lưu hoạt khắp các miền Tỉnh đến các trường Hạ. HT thuộc hệ phái Khất Sĩ, ngài cũng là người duy nhất trong hệ phái đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong Giáo Hội PGVN hiện nay. Đang là vị trí phó chủ tịch HĐTS GHPGVN - Phó Ban Thường Trực Ban DGTN T.Ư, vì thế, ngài lưu giảng nhiều trường Hạ trong mùa an cư.

Khi đến chùa Từ Đàm, sư vào tham vấn đại lão HT T.Trí Quang, tiếp nhận lời dạy bảo của Đại lão HT, do vậy, mở đầu buổi nói chuyện, HT đã chuyển lời tâm huyết của Đại Lão HT T.Trí Quang đến với 800 học chúng tại giảng đường chùa Từ Đàm Huế: Đại Lão HT T.Trí Quang mong muốn chư Tăng ni kiết Hạ đúng với truyền thống, thật sự nghiêm túc thúc liễm thân tâm, trao giồi giới đức...

Có tiếp xúc với HT T.Giác Toàn, mới thấy được sự chân thật, tính hồn nhiên, tấm lòng vì đạo của ngài. Trong các chức sắc GH, phải nói từ sau 1975, HT là người năng động, chịu khó lặn lội khắp nơi để kết nối, hàn gắn, hoạt động, truyền đạt pháp sự. Ngài thú nhận, mình không có khả năng diễn giảng như các thầy cô trẻ hiện nay, kiến thức hạn hẹp, nhưng với tấm lòng vì đạo mà phải năng nổ, vì thế, nơi nào cần thì ngài đều đích thân đến. Cho dù ai khó tánh, khi tiếp xúc mới cảm nhận trường lực từ bi nơi ngài toát hiện dễ chuyển hóa đối tượng.

Trước 1975, chư Tăng hệ phái Khất sĩ chuyên tu, giữ gìn truyền thống hệ phái, vì thế, giới hạnh Khất sĩ đã phổ biến khá rộng và nhanh sau đạo PGHH, quần chúng miền Tây Nam bộ quá quen thuộc hình ành nhà sư áo vàng đầu trần chân đất, tam y nhất bát theo đúng hạnh nguyện đức Phật Thích Ca; nhưng sau 1980, để theo kịp sự chuyển hóa và phát triển xã hội, chư Tăng Khất sĩ bắt đầu nhập cuộc, trau dồi kiến thức thế học song song với Phật học, vì vậy đã xuất hiện nhiều Tăng-Ni áo vàng trên các bục giảng học viện Vạn Hạnh với mãnh bằng Tiến sĩ thực thụ, các buổi thuyết pháp cũng lôi cuốn không ít quần chúng trí thức và tuổi trẻ; Ngày nay, chư Tăng hệ phái Khất sĩ đảm nhận nhiều chức vụ trong GH, phần lớn nương vào uy đức của HT Giác Toàn đại diện hệ phái lưu nhiệm các chức sự từ khi GHPGVN ra đời.

thichgiactoan_03Trong buổi tâm sự, HT T. GT cho biết, sư đã hầu thầy (Pháp Sư T. Giác Nhiên) từ nhỏ, nên học được nhiều kinh nghiệm và tính tháo vát, năng động, chịu khó. Tuy lớn tuổi, khi đảm nhận Phật sự, ngài cũng cố đeo đuổi đại học để trang bị một số kiến thức cần thiết. Ngài kể: thời bao cấp, sư đi về miền Tây, mặc dù giấy tờ đầy đủ, có cả giấy chứng nhận của Công An, thế mà vẫn bị khó khăn, ngày hôm sau, trên chuyến xe đò trở lại Thành Phố, đến trạm Tân Hương, sư cũng bị cảnh sát gọi xuống lục xét trong bình bát, vì nghi sư đem gạo về Sài Gòn, theo sư, nhờ những chướng duyên đó mà sư ngộ được nhiều vấn đề làm cho tâm ngài an lạc và thích nghi mọi hoàn cảnh, vì thế gian là phải thế thôi! do vậy, mọi Phật sự đều trôi chảy, vì mình không thấy có chướng duyên thì làm gì có trở ngại? cho dù Pháp sự đa đoan, sư luôn dành thời gian tiếp đón những ai muốn gặp ngài.

Sự thành công của HT Giác Toàn do chân thành, cởi mở và chịu khó; kể từ khi tham gia sinh hoạt Phật sự GHPGVN, ngài học hỏi những đức tính ưu việt nơi từng vị cao Tăng thạc đức khi giao tiếp, từ đó, với trọng trách Ban Giáo dục Tăng Ni, ngài truyền đạt lại những gì được học hỏi và những tâm huyết phát xuất từ nội tâm của ngài.

Trong buổi nói chuyện với chư Tăng-Ni các trường Hạ, sư đặt vấn đề: "Tinh thần trách nhiệm Hoằng dương Chánh Pháp Trước Thời Đại của Vị trụ trì Qua Sứ Mạng- TRỤ PHÁP VƯƠNG GIA-TRÌ NHƯ LAI TẠNG", ngài phân tích mặt lợi hại của văn minh khoa học hiện tại, vì thế cần áp dụng giáo lý đức Phật để cân đối, hài hòa trong cuộc sống. Ngài cũng nhắc nhở nhiệm vụ đào tạo đệ tử kế thừa, kiến trúc phát triển cơ sở thờ tự; chú trọng giáo dục quần chúng cũng như tự thúc liễm thân tâm...

Tuy ngôn từ chất phác thật thà, nhưng những cuộc nói chuyện của ngài đã thẩm thấu lòng người bằng những lời tâm huyết của một vị chân tu.

 

MINH MẪN

19/7/2013

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Năm 2015(Xem: 6306)
Lãnh đạo với chánh niệm - Một cuôc nghiên cứu có tính hiện tượng về các vị sư Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp của họ cho xã hội
15 Tháng Năm 2015(Xem: 6922)
Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Người thuyết pháp không những là các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni mà còn có cả hàng cư sĩ nữa. Bên cạnh đó, nhờ vào phương tiện truyền thông hiện đại, những buổi giảng pháp của các pháp sư được ghi âm, thu hình và phát hành khắp nơi
29 Tháng Ba 2015(Xem: 6284)
Hơn 2.500 năm trước cho đến ngày nay, lịch sử hoằng truyền của Phật giáo thực sự chính là một bộ giáo dục sử quảng bác uyên thâm. Hết thảy thế gian này không chỗ nào không gói gọn trong phạm trù giáo dục của Đức Phật.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6695)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 6288)
Ngày rằm tháng giêng đã trở thành một ngày hội lễ của dân tộc, chính câu tục ngữ này “ Lễ Phật quanh năm không bằng đi rằm tháng giêng”đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngày rằm đầu năm trở thành ngày lễ hội lớn.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 5580)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7172)
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5937)
Phật giáo là một tôn giáo, điều đó không thể phủ nhận. Nhưng Phật pháp không phải là giáo điều, những nguyên tắc cứng nhắc, mà là một lối sống để những ai thực hành sẽ kiến tạo được sự an lạc, hạnh phúc cho tự thân, cho gia đình, cộng đồng xã hội một cách thiết thực, bây giờ và ở đây.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8098)
Thái Lan là một nước có 95% dân số theo Phật giáo, điều đó có lẽ rất nhiều người biết. Pháp tu chính và truyền thống nơi đây là thiền Minh Sát Tuệ (thiền Tuệ, thiền Quán, thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Vipassana) có lẽ cũng nhiều người biết. Nhưng địa điểm thuận lợi để người Việt có thể đến tu tập