Lời Dạy Tâm Huyết

19 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 7537)

LỜI DẠY TÂM HUYẾT 
Minh Mẫn

thichgiactoan_02Mùa an cư 2557, HT T.Giác Toàn lưu hoạt khắp các miền Tỉnh đến các trường Hạ. HT thuộc hệ phái Khất Sĩ, ngài cũng là người duy nhất trong hệ phái đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong Giáo Hội PGVN hiện nay. Đang là vị trí phó chủ tịch HĐTS GHPGVN - Phó Ban Thường Trực Ban DGTN T.Ư, vì thế, ngài lưu giảng nhiều trường Hạ trong mùa an cư.

Khi đến chùa Từ Đàm, sư vào tham vấn đại lão HT T.Trí Quang, tiếp nhận lời dạy bảo của Đại lão HT, do vậy, mở đầu buổi nói chuyện, HT đã chuyển lời tâm huyết của Đại Lão HT T.Trí Quang đến với 800 học chúng tại giảng đường chùa Từ Đàm Huế: Đại Lão HT T.Trí Quang mong muốn chư Tăng ni kiết Hạ đúng với truyền thống, thật sự nghiêm túc thúc liễm thân tâm, trao giồi giới đức...

Có tiếp xúc với HT T.Giác Toàn, mới thấy được sự chân thật, tính hồn nhiên, tấm lòng vì đạo của ngài. Trong các chức sắc GH, phải nói từ sau 1975, HT là người năng động, chịu khó lặn lội khắp nơi để kết nối, hàn gắn, hoạt động, truyền đạt pháp sự. Ngài thú nhận, mình không có khả năng diễn giảng như các thầy cô trẻ hiện nay, kiến thức hạn hẹp, nhưng với tấm lòng vì đạo mà phải năng nổ, vì thế, nơi nào cần thì ngài đều đích thân đến. Cho dù ai khó tánh, khi tiếp xúc mới cảm nhận trường lực từ bi nơi ngài toát hiện dễ chuyển hóa đối tượng.

Trước 1975, chư Tăng hệ phái Khất sĩ chuyên tu, giữ gìn truyền thống hệ phái, vì thế, giới hạnh Khất sĩ đã phổ biến khá rộng và nhanh sau đạo PGHH, quần chúng miền Tây Nam bộ quá quen thuộc hình ành nhà sư áo vàng đầu trần chân đất, tam y nhất bát theo đúng hạnh nguyện đức Phật Thích Ca; nhưng sau 1980, để theo kịp sự chuyển hóa và phát triển xã hội, chư Tăng Khất sĩ bắt đầu nhập cuộc, trau dồi kiến thức thế học song song với Phật học, vì vậy đã xuất hiện nhiều Tăng-Ni áo vàng trên các bục giảng học viện Vạn Hạnh với mãnh bằng Tiến sĩ thực thụ, các buổi thuyết pháp cũng lôi cuốn không ít quần chúng trí thức và tuổi trẻ; Ngày nay, chư Tăng hệ phái Khất sĩ đảm nhận nhiều chức vụ trong GH, phần lớn nương vào uy đức của HT Giác Toàn đại diện hệ phái lưu nhiệm các chức sự từ khi GHPGVN ra đời.

thichgiactoan_03Trong buổi tâm sự, HT T. GT cho biết, sư đã hầu thầy (Pháp Sư T. Giác Nhiên) từ nhỏ, nên học được nhiều kinh nghiệm và tính tháo vát, năng động, chịu khó. Tuy lớn tuổi, khi đảm nhận Phật sự, ngài cũng cố đeo đuổi đại học để trang bị một số kiến thức cần thiết. Ngài kể: thời bao cấp, sư đi về miền Tây, mặc dù giấy tờ đầy đủ, có cả giấy chứng nhận của Công An, thế mà vẫn bị khó khăn, ngày hôm sau, trên chuyến xe đò trở lại Thành Phố, đến trạm Tân Hương, sư cũng bị cảnh sát gọi xuống lục xét trong bình bát, vì nghi sư đem gạo về Sài Gòn, theo sư, nhờ những chướng duyên đó mà sư ngộ được nhiều vấn đề làm cho tâm ngài an lạc và thích nghi mọi hoàn cảnh, vì thế gian là phải thế thôi! do vậy, mọi Phật sự đều trôi chảy, vì mình không thấy có chướng duyên thì làm gì có trở ngại? cho dù Pháp sự đa đoan, sư luôn dành thời gian tiếp đón những ai muốn gặp ngài.

Sự thành công của HT Giác Toàn do chân thành, cởi mở và chịu khó; kể từ khi tham gia sinh hoạt Phật sự GHPGVN, ngài học hỏi những đức tính ưu việt nơi từng vị cao Tăng thạc đức khi giao tiếp, từ đó, với trọng trách Ban Giáo dục Tăng Ni, ngài truyền đạt lại những gì được học hỏi và những tâm huyết phát xuất từ nội tâm của ngài.

Trong buổi nói chuyện với chư Tăng-Ni các trường Hạ, sư đặt vấn đề: "Tinh thần trách nhiệm Hoằng dương Chánh Pháp Trước Thời Đại của Vị trụ trì Qua Sứ Mạng- TRỤ PHÁP VƯƠNG GIA-TRÌ NHƯ LAI TẠNG", ngài phân tích mặt lợi hại của văn minh khoa học hiện tại, vì thế cần áp dụng giáo lý đức Phật để cân đối, hài hòa trong cuộc sống. Ngài cũng nhắc nhở nhiệm vụ đào tạo đệ tử kế thừa, kiến trúc phát triển cơ sở thờ tự; chú trọng giáo dục quần chúng cũng như tự thúc liễm thân tâm...

Tuy ngôn từ chất phác thật thà, nhưng những cuộc nói chuyện của ngài đã thẩm thấu lòng người bằng những lời tâm huyết của một vị chân tu.

 

MINH MẪN

19/7/2013

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5666)
Như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư trước, được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua, việc khởi thảo Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt đã được chúng tôi hết sức nỗ lực tiến hành từ đó. Trong vòng 3 tháng qua, chúng tôi đã hình thành về cơ bản các yếu tố ban đầu.
25 Tháng Mười 2014(Xem: 5315)
Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 8846)
Đại tạng kinh là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy mà chúng ta hiện còn được biết, được kết tập thành dạng văn bản qua nhiều nỗ lực của những thế hệ trước đây trong suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. Tuy những lần kết tập đầu tiên chưa định hình văn bản, nhưng đó lại chính là nền tảng để những lần kết tập về sau có thể ghi chép lại Thánh giáo. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết về những lần kết tập kinh điển, vì đã có nhiều bài viết trình bày cặn kẽ được đăng lại trên trang này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 6281)
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6195)
Trong quá trình cần cầu “vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”- Niết-bàn, người xuất gia thường khi cần phải xét đến việc tìm kiếm một nơi chốn tu học tương đối thích hợp và thuận lợi cho mục tiêu tiến bộ tâm linh của mình. Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanasutta) mô tả rằng ngay sau khi chia tay năm người bạn đồng tu khổ hạnh, Đức Gotama tuần tự du hành đến tụ lạc Uruvela ở Gayà. Tại đây, Ngài thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 7781)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ,
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 8111)
Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.